Chú rể chết vào ngày cưới: Bác sĩ cảnh báo hành vi nguy hiểm nhiều người vẫn làm khi uống say
Rất nhiều người khi cảm thấy mình đã uống quá nhiều liền móc họng để nôn rượu ra cho bớt say mà không biết nó có thể gây chết người.
Hành vi móc họng giục nôn khi say rượu cực kỳ nguy hiểm
Đám cưới hóa đám tang do chú rể chết vì giục nôn khi say rượu. Ảnh minh họa
Mới đây, một bệnh viện ở Trung Quốc vừa cấp cứu một bệnh nhân là chú rể bị say rượu vào ngày cưới. Cô dâu cho hay chồng mình không uống được nhiều rượu nên khi quá chén thường móc họng để nôn ra.
Ngày cưới, bị bạn bè ép uống nhiều, chàng trai chui vào toilet để nôn nhưng rồi sau đó người thân tìm thấy anh bất tỉnh nằm trên sàn và chết trên đường đưa tới bệnh viện.
Sau khi uống say, hành vi giục nôn cực kỳ nguy hiểm.
Trên thực tế, nhiều người thích sử dụng phương pháp này để khiến bản thân có thể “chinh chiến” lâu dài trên bàn nhậu. Mặc dù về mặt y học là không sai, người ta vẫn dùng cách thúc nôn để cứu những bệnh nhân bị ngộ độc, nhưng tiền đề là người đó phải đang trong tình trạng tỉnh táo chứ không phải lơ mơ do chất cồn.
Phương pháp dùng ngón tay thọc vào họng để kích thích cổ họng, gây buồn nôn cần do nhân viên y tế được đào tạo thực hiện. Nếu bạn tự làm điều đó sẽ gánh chịu những nguy cơ rủi ro cao sau đây.
- Nếu móng tay quá dài hoặc quá cứng sẽ dễ khiến bị gãy cổ họng.
Video đang HOT
- Trong quá trình nôn, người say rượu có thể bị bất tỉnh và phần nôn sẽ dễ dàng lọt vào khí quản, gây tử vong do ngạt thở.
- Việc cưỡng ép nôn mửa thường xuyên sẽ làm hỏng thực quản, gây ra viêm thực quản trào ngược, loét thực quản… tạo ra triệu chứng xuất huyết trong nghiêm trọng, làm tổn thương chức năng tiêu hóa, gây viêm tụy và đe dọa tính mạng người bệnh.
Những cách gây hại cho người say rượu
Ngoại trừ việc nôn mửa thì những hành vi sau cũng khiến người uống rượu bị tổn hại lớn về sức khỏe:
1. Thêm đồ uống có ga vào rượu
Rượu vang đỏ trộn với Sprite, rượu vang trắng với Cocacola… những cách uống như vậy sẽ không chỉ thúc đẩy tốc độ rượu ngấm vào hỗng tràng (jejunum), mà còn khiến cho thể tích dạ dày mở rộng, tăng diện tích hấp thụ rượu, khiến người uống dễ bị say hơn.
2. Dùng thuốc chống viêm không steroid sau khi say
Thuốc chống viêm không steroid mặc dù có thể làm giảm đau đầu sau khi uống say, nhưng loại thuốc này lại có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và xuất huyết dạ dày dù dùng trước hay sau khi uống rượu.
3. Uống cà phê hay trà sau khi say
Mặc dù cà phê có chứa caffeine, có thể rất tốt để duy trì năng lượng và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, bản thân caffeine không thể làm loãng rượu một cách hiệu quả, trà đặc cũng vậy.
Vậy có phương pháp nào để thúc nôn một cách khoa học và an toàn?
Hiện tại, không có phương pháp nào là an toàn để làm giảm tác hại của rượu khi nó đã vào trong cơ thể con người. Cái gọi là “thuốc gây nôn” đang lưu hành trên thị trường sẽ gây hại cho gan và chẳng có bác sĩ nào chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân của mình.
Do đó, cách tốt nhất là bạn không nên uống hoặc uống ít rượu thôi. Hãy uống nhiều nước tại thời điểm uống rượu để làm loãng nồng độ cồn và thúc đẩy việc tiểu tiện, thải bớt rượu ra ngoài.
Trong những trường hợp không thể từ chối uống rượu, bạn hãy uống ít thôi rồi tuyên bố rằng mình đã say. Còn làm sao để mọi người tin thì tùy thuộc vào trình độ diễn xuất của bạn.
Minh Khôi
Theo Sohu/ĐSPL
Hàng triệu người Việt nghiện 'món' gây xơ gan, chảy máu dạ dày
Thống kê trung bình mỗi năm tại khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú bị xơ gan, viêm tụy do rượu.
Ảnh minh hoạ: Internet
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, rượu bia gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phình mạch chủ, bệnh đường miệng, sơ gan, viêm gan, viêm tụy cấp và mạn tính. Bên cạnh đó còn gây ra hệ lụy nghiêm trọng của xã hội như tai nạn giao thông, bạo lực.
Rượu bia là thuốc độc đối với nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, dạ dày, tụy, não... Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Thường xuyên uống rượu vượt quá lượng cho phép khiến gan bị nhiễm mỡ, viêm gan, tiến triển dần thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Rượu gây độc trực tiếp cho gan, khi uống vào được chuyển hóa ngay tại gan thành những hạt mỡ choán chỗ tế bào gan bình thường gọi là gan nhiễm mỡ. Quá trình tích lũy mỡ trong gan là do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển và este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp và bài tiết lipoprotein ở gan.
TS.BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa cho biết, uống rượu nhiều sẽ làm tổn thương bộ phận gan, tế bào gan bị hoại tử, thoái mỡ, tổ chức xơ phát triển dẫn đến xơ gan. Xơ gan làm ảnh hưởng mạnh đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể như khả năng thải độc, tạo mật, quá trình đông máu... Các bệnh nhân xơ hoá gan do uống rượu nhiều hầu hết đến viện trong tình trạng muộn, đã có biến chứng rõ ràng như xuất huyết tiêu hoá, vàng da, cổ trướng, viêm tụy...
Rượu bia là thuốc độc đối với nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, dạ dày, tụy, não... Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Thường xuyên uống rượu vượt quá lượng cho phép khiến gan bị nhiễm mỡ, viêm gan, tiến triển dần thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Ảnh minh hoạ: Internet
Các bác sĩ cho biết đã từng gặp những bệnh nhân uống tới 1 lít rượu/ngày, cùng với chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến xơ gan nặng. Bệnh tuy không lây nhưng nếu cứ tiếp diễn tình trạng uống rượu như vậy thì sẽ khiến các ống dẫn (ống dẫn mật, ống dẫn đường tĩnh mạch, các mao mạch) đến lá gan - hiểu nôm na là bị "đặc lại", không dẫn máu từ hệ tĩnh mạch cửa sang hệ tĩnh mạch chủ cho nên khiến lá gan bị chai, xơ gan.
Rượu bia khi vào cơ thể sẽ qua "nhà máy xử lý độc tố" lớn nhất của cơ thể mỗi người đó là lá gan. Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai, cùng với rượu bia thì sự ô nhiễm môi trường sống, hút thuốc lá, ít vận động... sẽ khiến cho độc tố dễ tích tụ trong cơ thể, tàn phá sức khỏe con người. Đây cũng chính là nguồn cơn của nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh về gan, ung thư gan.
Theo các bác sỹ, sau mỗi đợt nghỉ lễ, số bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa vì uống rượu tăng cao đột biến so với ngày thường. Các bác sĩ cho biết, đa số những bệnh nhân này bị các bệnh như xơ gan, bệnh lý về dạ dày hoặc bị các bệnh về thực quản... Việc uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Một ca suy gan, hôn mê do ngộ độc rượu đang được cấp cứu tại BV Bạch Mai, Hà Nội. Ảnh: Dương NgọcBệnh nhân khi bị xuất huyết tiêu hóa thường rất dễ nhận biết bởi các biểu hiện đặc trưng như mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nôn ra máu rất nhiều, đi đại tiện ra máu, đại tiện phân đen như bã cà phê. Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ đại tiện phân đen 2-3 lần trong ngày người mệt mỏi vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, có khi ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nếu không cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh nên đi khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
HOÀ THUẬN
Theo Tiền phong
Uống rượu làm tăng 35% nguy cơ đột quỵ Từ nhiều năm nay, nhiều người vẫn nghĩ uống vài ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro đột quỵ, nhưng nghiên cứu mới ở Trung Quốc đã chứng minh tác dụng ngược lại. Theo hãng tin UPI, các chuyên gia của Đại học Bắc Kinh ghi nhận rượu trực tiếp làm tăng huyết áp và khả năng bị đột quỵ....