Chú rể bị “hành hạ” ngay trong ngày cưới, toàn anh em bạn bè nhưng có những hành động cực sốc!
Bất cứ thú vui nào cũng nên có điểm dừng, tránh biến ngày trọng đại trở thành sự kiện gây phản cảm.
Ở nhiều vùng tại Trung Quốc, có truyền thống “nháo tân hôn”. Cô dâu chú rể sẽ bị bạn bè đưa ra các thử thách. Hay nhọc nhằn hơn, họ phải trải qua những sự trêu chọc của anh em, bạn bè ngay trong ngày cưới.
Tuy nhiên, nếu như trêu một cách nhẹ nhàng thì không sao. Nhiều người còn dựa vào đây để lợi dụng cơ hội, biến đám cưới của người ta thành sự kiện mà trêu đùa quá đáng, ảnh hưởng đến cô dâu chú rể.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh tượng trong một đám cưới ở Hồ Bắc gây chú ý.
Theo đó, chú rể phải mặc một bộ đồ màu đỏ, bạn bè kéo anh ta đến rồi trói vào gốc cây. Sau đó, từng người từng người điên cuồng rắc bột mì kín mặt và thân thể chú rể.
Hình ảnh chú rể bị trói vào gốc cây, lấm bẩn hết quần áo.
Không phải là rắc cho có hay trói lại đơn giản. Ở đây, chú rể bị cố định với cây cột bằng băng dính. Anh ta vùng vẫy nhưng những người bạn ham vui vẫn lao đến, đổ rất nhiều bột mì lên mặt mũi, lên đầu chú rể.
Đây rõ ràng là một màn “hành hạ” dã man. Thậm chí, một người bạn ôm nguyên bao bột mì rồi ụp thẳng lên đầu chú rể. Từ đầu tóc, lông mi hay quần áo của anh ta đều dính bẩn.
Một nhân chứng họ Vương cho biết cảnh tượng lúc đó rất dữ dội và quyết liệt. Việc ném bột mì vào chú rể là phong tục địa phương nhưng bản thân ông cũng thấy cách thức này hơi quá đáng và thô lỗ. Ngày xưa, người ta làm phong tục này nhưng một cách nhẹ nhàng, mỗi người dính 1 chút bột mì mà thôi. Bây giờ, lớp trẻ lợi dụng nó để dìm chú rể, khiến cho họ khốn đốn ngay trong ngày vui.
Chú rể bị ném bột mì trong ngày cưới
Đoạn clip trên nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích phong tục này, cho rằng nó thật lạc hậu, quá quắt và dễ dàng biến ngày vui của người ta thành trò cười.
“Cố gắng ăn diện bộ đồ đẹp cho ngày cưới rồi bị lấm bẩn từ đầu đến chân. Nói thật, tôi còn chưa nghĩ ra cách thức nào để tắm táp cho sạch sẽ những vết bẩn do bột mì dính lên đầu tóc, mắt mũi”, một dân mạng ý kiến.
Đành rằng có những phong tục mang ý nghĩa may mắn trong đám cưới. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng nó để đùa giỡn quá đà. Ngày vui mà gặp phải cảnh như thế thì thật khó để hạnh phúc.
"Tuyên ngôn" của chú rể mới cưới có gì mà được hội chị em rần rần ủng hộ và chia sẻ rầm rộ?
Có vẻ như sau khi kết hôn ai cũng bắt đầu tìm thấy chân lý của cuộc đời mình.
Bình thường, câu chuyện chồng trẻ ham chơi, lấy vợ rồi vẫn thoải mái như khi độc thân luôn là vấn đề lớn. Nó thực sự khiến cho cuộc hôn nhân gặp nhiều nguy cơ. Thậm chí, có không ít cặp đôi tan vỡ tình cảm chỉ vì lí do đến chuyện đó.
Những bữa nhậu nhẹt, tiệc tùng liên miên của chồng rất khó để cho những người vợ thông cảm. Đàn ông đôi lúc chỉ vì nể bạn bè mà khiến cho tình cảm gia đình trục trặc.
Mới đây, cư dân mạng xôn xao về bài viết chia sẻ lời nhắn nhủ đối với những người bạn, người anh em của mình sau khi đã kết hôn. Có vợ rồi, chú rể quyết định sống thật khác.
Được biết, bài đăng này được chú rể đăng lên trang cá nhân từ lâu rồi nhưng đến hôm nay, hàng loạt fanpage đã chia sẻ lại, gây chú ý trên MXH.
Bài viết được đăng tải.
Đoạn status đó như sau:
"Tôi gửi anh em, tính không nói, sợ mất lòng anh em nhưng anh em làm quá, buộc tôi phải nói, anh em nào buồn, tôi chịu.
Mấy anh em rảnh rỗi, chưa có gia đình riêng, muốn chơi giờ nào thì chơi. Tôi còn nhà cửa, đủ thứ phải lo, từ chối không chơi thì anh em lại thế này thế nọ, bảo không nể mặt. Vậy tôi xin hỏi, tôi nể mặt anh em thì ai nể vợ con tôi.
Còn anh em nào nói tôi coi vợ hơn bạn, tôi xin phép được nói thẳng. Vợ nó sống với tôi cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2. Không coi trọng vợ con thì coi trọng ai.
Nếu anh em tốt với tôi, anh em sẽ không đem vợ con tôi ra so sánh như vậy. Cho nên từ bây giờ, một số cuộc chơi tôi xin mạn phép từ chối. Anh em nào thông cảm được thì tôi xin cảm ơn, anh em nào cảm thấy chơi không được thì bấm nút".
Đính kèm với những câu quyết tâm này chính là ảnh cưới của hai vợ chồng. Dường như chú rể này bắt đầu bước vào hôn nhân nên đã suy nghĩ khác.
Bức ảnh cưới của cặp đôi.
Đây là một sự chuyển biến trong tư tưởng của người đàn ông có vợ. Họ xác định rõ ai mới là người quan trọng nhất của mình. Các cuộc vui chỉ là gia vị nêm nếm cho cuộc sống. Vui vẻ cũng có lúc có thời gian, vui chơi đến quên mình, quên gia đình thì chẳng chấp nhận được.
Cư dân mạng cũng đồng tình với quan điểm của chú rể trên. Khi đã có gia đình, cuộc sống của họ phải thật khác, phân định rõ cái nào đáng ưu tiên hơn, cái nào có thể giảm bớt xuống. Tuy nhiên, đa số mọi người đều cho rằng nói được thì phải làm được. Nhiều người nói rất hay nhưng lúc bắt tay thực hiện lại chỉ toàn thất vọng.
Hi vọng rằng, ai cũng có thể nhận thức và thực hiện được giống như "tuyên ngôn" của anh chồng ở trên. Bởi nói gì thì nói, hạnh phúc gia đình vẫn quan trọng hơn tất cả mọi thứ.
Cũng có ý kiến cho rằng, bài đăng trên không phải do chính chú rể viết. Anh chỉ đi lấy bài đăng của người khác thay cho lời nhắn gửi của mình mà thôi.
Chê tiền sính lễ quá ít, cô dâu "mặt dày" đòi thêm hơn 300 triệu "phí xuống xe", hành động của chú rể khiến cô phải tái mặt nhận sai Ngày 8/1 vừa qua, cộng đồng mạng được một phen xôn xao với đoạn clip quay cảnh hôn lễ ở Tô Châu (Giang Tô, Trung Quốc) nảy sinh mâu thuẫn trong vấn đề "phí xuống xe", cô dâu "nước mắt thành sông" mới kịp cứu vãn cuộc hôn nhân. Được biết, cô dâu là người ở tỉnh ngoài đến Tô Châu làm việc....