Chủ quan với vết nhiệt, người đàn ông bị cắt cả sàn miệng và xương hàm
Nam bệnh nhân ban đầu có dấu hiệu bị nhiệt ở miệng song chỉ mua thuốc tự điều trị không khỏi, khi tới bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư với khối u đã xâm lấn rộng phải cắt cả đoạn xương hàm dưới để loại bỏ khối u…
Đây là một trong nhiều bệnh nhân ung thư biểu mô sàn miệng xâm lấn xương hàm mà bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung – khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội) đã trực tiếp điều trị và phẫu thuật trong thời gian qua.
Chia sẻ về trường hợp mới nhất này, nữ bác sĩ cho hay, đây là một người đàn ông 50 tuổi, được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô sàn miệng xâm lấn xương hàm dưới. Đáng chú ý, theo bác sĩ Nhung, những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường rất đơn giản và dễ bị người bệnh chủ quan, bỏ qua cho đến khi đã quá muộn.
Bệnh nhân nói trên cho biết, ban đầu ông chỉ có một vết nhiệt ở vùng dưới sàn miệng. Nghĩ mình bị nhiệt do nóng, người đàn ông này đã tự đi mua các loại vitamin uống “cho mát” nhưng vẫn không thấy đỡ.
Sau một thời gian, vết trợt loét ban đầu lan rộng hơn, khiến người bệnh có cảm giác đau rát, khó chịu hơn. Lo ngại bệnh nặng, bệnh nhân quyết định đi khám ở vài cơ sở tuyến tỉnh, nhưng vẫn chỉ được điều trị nhiệt miệng và tất nhiên, không đem lại kết quả nào.
Tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, bằng kinh nghiệm điều trị nhiều ca bệnh tương tự, các bác sĩ đã chỉ định sinh thiết và kết quả cho thấy, bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy.
Hai kip mổ cùng lúc trên một bệnh nhân
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung, dù bề mặt chỉ là những vết loét trên phim chụp cho thấy khối u đã lan từ sàn miệng vào vùng xương hàm dưới vùng cửa. Do vậy, bệnh nhân đã được chỉ định phẫu thuật cắt u, cắt sàn miệng, cắt đoạn xương hàm dưới, nạo vét triệt để hạch cổ 2 bên, tạo hình sàn miệng và xương hàm dưới bằng vạt da – xương mác tự do có nối mạch máu.
“Để thực hiện ca bệnh này hoàn toàn không đơn giản, bởi không chỉ là việc nạo vét, cắt bỏ khối u, bởi nó sẽ để lại rất nhiều di chứng về chức năng cũng như thẩm mĩ.” – bác sĩ Nhung chia sẻ.
Do vậy, sau khi hội chẩn, ngày 17/3, ca phẫu thuật được tiến hành với 2 kíp mổ thực hiện cùng lúc. Kíp trên do ThS.BS Nguyễn Tấn Văn – Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – đảm nhiệm, tiến hành cắt u và nạo vét hạch vùng cổ. Kíp dưới do bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung thực hiện, lấy vạt da, xương mác ở chân của bệnh nhân. Sau đó, đưa vạt xương mác lên nối mạch máu dưới kính hiển vi, sử dụng vạt da tạo hình sàn miệng, xương mác tạo hình đoạn xương hàm dưới đã cắt.
Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp mổ phát hiện khối u của bệnh nhân đã thâm nhiễm rộng vùng sàn miệng, do vậy, bệnh nhân phải cắt bỏ sàn miệng 2 bên đồng thời cắt bỏ xương hàm dưới đoạn lớn.
Video đang HOT
Hai ê kip cùng tiến hành mổ đồng thời giúp bệnh nhân vừa được cắt bỏ khối u, vừa tạo hình thẩm mỹ khắc phục những di chứng do việc cắt bỏ khối u để lại
Chia sẻ kỹ hơn về ca phẫu thuật phức tạp này, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung – một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vi phẫu, cho biết: Phương pháp phẫu thuật là phương pháp phổ biến ở các bệnh viện. Theo đó, để điều trị cho những bệnh nhân tương tự là phải cắt bỏ toàn bộ đoạn xương hàm, dẫn đến người bệnh mất nhiều chức năng, mất đi thẩm mỹ của khuôn mặt và có thể phần nào coi như là bị tàn phế.
Để khắc phục những nhược điểm lớn nói trên, bác sĩ Nhung cùng với ê kip của mình đã sử dụng kỹ thuật vi phẫu tạo hình sàn miệng, trả lại cho bệnh nhân chức năng vùng miệng như nuốt, thở và trả lại khuôn mặt bằng tạo hình xương mác.
Bác sĩ Nhung cho biết, những bệnh nhân ung thư khoang miệng nói chung, ung thư biểu mô sàn miệng nói riêng, được phẫu thuật rộng rãi và nạo vét hạch triệt để sẽ không cần điều trị. Nếu hạch nạo vét có kết quả âm tính, người bệnh không cần điều trị hoá trị bổ trợ, còn kết quả hạch là dương tính thì phải điều trị hoá trị và xạ trị bổ trợ.
Tuy nhiên, nam bệnh nhân nói trên là một ca bệnh ung thư phát hiện muộn, tế bào ung thư đã xâm lấn từ biểu mô miệng vào tới xương. Bệnh nhân có dấu hiệu từ vết nhiệt ở miệng song không để ý, khi tới bệnh viện, khối u đã xâm lấn nên phải phẫu thuật lớn.
Bác sĩ phải sử dụng mảng da lớn đi kèm để tạo hình sàn miệng rất phức tạp. Qua ca bệnh này, bác sĩ Nhung khuyên những người có triệu chứng nhiệt lâu không liền cần tới khám đúng nơi để được chẩn đoán đúng. Khi đó, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng và kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.
Hiện, sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân đã ổn định. Phương pháp phẫu thuật vi phẫu đã đem lại tính thẩm mỹ cao, người bệnh được phục hồi chức năng tốt, bệnh hầu như không tái phát như cách mổ thông thường. Theo bác sĩ Nhung, tỷ lệ thành công của các ca mổ là hơn 98%.
Hàng trăm bệnh nhân bị ung thư khoang miệng mỗi năm
Trở lại vấn đề nguyên nhân gây ra loại bệnh nguy hiểm này, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung cho biết, theo nghiên cứu hồi cứu hồ sơ của 11.738 bệnh nhân tới khám và điều trị tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, trong 5 năm gần đây (từ 1/2015 đến 12/2019), có tới 628 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư khoang miệng với các giai đoạn bệnh lý khác nhau, chiếm 5,35% trong tổng số bệnh nhân hàm mặt. Hàng năm, trung bình có 127,6 người mắc bệnh mới.
Đáng chú ý, theo bác sĩ Nhung, ung thư khoang miệng thường hay gặp ở nam nhiều hơn nữ, có thể do nam giới có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống rượu và hút thuốc. Sự kết hợp của hút thuốc và uống rượu càng làm nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, nhai trầu cũng là một yếu tố quan trọng làm gia tặng tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở phụ nữ Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á.
Hoàng Hải (vnmedia.vn)
4 dấu hiệu loét miệng ngầm cảnh báo bệnh ung thư đang âm thầm phát triển
Loét miệng không phải hiện tượng quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng một số trường hợp loét miệng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Loét miệng (hay nhiệt miệng) là một trong những triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Dù vậy, tình trạng loét miệng sẽ lành lặn chỉ sau vài ngày đến vài tuần và không để lại nhiều di chứng quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu vết loét kéo dài quá 2 tuần và thậm chí còn âm ỉ đến hơn 1 tháng thì bạn nên đi kiểm tra ngay. Nhiều khả năng, vết loét kéo dài như vậy đang ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng (ung thư lưỡi) rất cao.
Dưới đây là 4 kiểu loét miệng đáng báo động mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Vết loét không rõ vị trí, nằm ẩn dưới khoang miệng
Thường thì những vết loét sẽ nằm lộ rõ ra bên ngoài với đặc điểm là bị lõm sâu, đổi màu trắng. Vậy nhưng, nếu là vết loét cảnh báo bệnh ung thư miệng thì bạn sẽ rất khó phân biệt được đâu là phần da thịt lành và đâu là phần da bị loét.
Đặc biệt, một số vết loét còn nằm sâu bên trong khoang miệng hoặc ẩn dưới da mà bạn không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Vết loét miệng lâu lành, ngày càng to lên
Sau 1 - 4 tuần thì những vết loét miệng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh ung thư miệng thì vết loét của bạn sẽ rất lâu lành hoặc thậm chí còn chẳng có dấu hiệu nào cải thiện trong suốt hơn 1 tháng.
Ngoài ra, vết loét này cũng sẽ ngày càng lan rộng ra, gây đau nhức và nổi hằn các mạch máu rõ rệt hơn.
Vừa loét miệng, vừa đau không rõ nguyên nhân ở những vùng khác
Không chỉ bị viêm loét trên môi hay lưỡi, một số người mắc bệnh ung thư miệng còn gặp phải tình trạng đau rát ở khu vực má, răng... Kể cả khi bạn đã dùng tới thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn chẳng hề thuyên giảm.
Nếu cùng lúc gặp phải hai dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đi khám vì nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng là rất cao.
Cơn đau giảm dần, phần loét bị cứng lại
Khi ung thư miệng bắt đầu phát tán thì cơn đau do loét miệng sẽ giảm dần và có thể còn biến mất hoàn toàn. Nhưng theo đó, phần loét vẫn sẽ hiện rõ và khi bạn sờ vào sẽ thấy nó cứng lại.
Do đó, ngay khi thấy vết loét không còn đau, cứng nữa thì bạn nên chủ động đi khám vì nguy cơ ung thư miệng có thể đang rình rập.
Phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi:
Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư miệng (ung thư lưỡi) và loét miệng (nhiệt miệng), các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:
Source (Nguồn): QQ/Helino
Sự thực về quan hệ bằng miệng gây ung thư vòm họng Không phải cứ quan hệ tình dục (QHTD) bằng miệng sẽ gây ra ung thư. Bản thân QHTD bằng miệng không gây ung thư, nhưng nó làm lan truyền Human papillomavirus (HPV) là tác nhân gây ung thư. Ảnh minh họa Nguyên nhân chính bắt nguồn từ người nhiễm HPV, loại virus này có thể truyền từ người sang người khi quan hệ...