Chủ quán kiếm bộn tiền với mô hình nhà hàng đấu vật trực tiếp
Thực khách tại một nhà hàng ở Trung Quốc có thể thưởng thức dim sum trong khi xem đấu vật chuyên nghiệp trực tiếp.
Hình thức kinh doanh độc đáo này đã thu hút sự chú ý từ dư luận.
Đầu tháng 12, một nhà hàng ở Giang Môn (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã sáng tạo kết hợp biểu diễn đấu vật chuyên nghiệp với văn hóa thưởng thức dim sum (các món điểm tâm).
Không giống như môn thể thao thực thụ, đấu vật tại nhà hàng là một màn trình diễn chiến đấu trên sân khấu được biên đạo. Các đô vật vừa là vận động viên, vừa là diễn viên. Trải nghiệm này thực sự mang đến cho khách hàng một định nghĩa mới cho cụm từ “ cuộc chiến ẩm thực”.
Xiao Xin, chủ của Chinese Dim Sum WWE, đã dựng một sàn đấu vật giữa nhà hàng.
Thực khách phải trả thêm 388 nhân dân tệ (hơn 1,3 triệu đồng) cho những chỗ ngồi xung quanh sàn đấu. Với 760 chỗ ngồi có sẵn, vé thường bán hết chỉ sau hai ngày.
“Cuộc chiến ẩm thực” diễn ra tại một nhà hàng dim sum đông đúc ở miền Nam Trung Quốc (Ảnh: Baidu).
Các đô vật thường sẽ tương tác với thực khách. Sau khi phục vụ đồ ăn, một nhân viên bất ngờ xé quần áo và nhảy vào sàn đấu như một đô vật.
Trong khi đó, đô vật tên Sam và một người đàn ông đeo mặt nạ chiến đấu bên ngoài sàn đấu, giật thức ăn từ bàn của thực khách để sử dụng làm vũ khí.
Liu Xuanzheng, đô vật chuyên nghiệp cao 1,68m, được ca ngợi là đô vật chuyên nghiệp hàng đầu của Trung Quốc. Anh bắt đầu sự nghiệp vào năm 2002 và mang các kỹ thuật đấu vật từ Hàn Quốc về nước.
Anh đã đánh bại đối thủ nước ngoài cao lớn của mình bằng những động tác nhanh nhẹn và một cú ném tấn công mang tính biểu tượng, tạo thêm sự phấn khích cho trận đấu.
Video đang HOT
Một thực khách so sánh trận đấu như một bộ phim võ thuật, nói rằng: “Tôi cảm thấy như mình đang ở trong một cảnh phim kinh điển, thưởng thức dim sum trong khi xem mọi người chiến đấu”.
Một người khác bình luận: “Bản chất hoang dã của môn đấu vật kết hợp với bầu không khí thoải mái của văn hóa dim sum tạo nên sự kết hợp hấp dẫn”.
Các đô vật chuyên nghiệp cũng có công việc riêng của họ (Ảnh: Baidu).
Trên thực tế, các đô vật chuyên nghiệp cũng có công việc riêng của họ. Sam là một giáo viên tiếng Anh ở thành phố Chu Hải, người đàn ông đeo mặt nạ là thợ máy xe buýt. Một nữ đô vật khác làm tiếp viên hàng không.
Người tổ chức sự kiện Xiao Xin khẳng định họ đều có chung đam mê đấu vật chuyên nghiệp và đã nghỉ làm để biểu diễn tại nhà hàng, với mục đích nâng cao vị thế của đấu vật chuyên nghiệp tại Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết hầu hết trận đấu vật chuyên nghiệp ở nước này đều được tổ chức tại các quán bar, công viên hoặc nhà kho bỏ hoang. Chỉ có khoảng 5 sự kiện trực tiếp mỗi năm, mỗi sự kiện chỉ thu hút vài trăm người.
Những người mới tham gia thường kiếm được dưới 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu đồng) cho mỗi trận đấu.
Đối với nhiều người Trung Quốc, đấu vật chuyên nghiệp được coi là một buổi biểu diễn giải trí đòi hỏi ít kỹ năng võ thuật.
Một người hâm mộ vật kỳ cựu đã viết trên mạng xã hội: “Những vận động viên này thực sự cần những kỹ năng đấu vật hàng đầu như kỹ thuật trên sàn, các động tác bay cao”.
Sự kết hợp độc đáo giữa dim sum và đấu vật chuyên nghiệp đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội. Các chủ đề liên quan đạt 24 triệu lượt xem chỉ riêng trên một nền tảng mạng xã hội lớn.
Một cư dân mạng cho biết: “Điều này tạo thêm một nhãn hiệu văn hóa độc đáo nữa cho Quảng Đông. Xin chúc mừng những ai yêu thích và kiên trì đấu vật chuyên nghiệp, điều này rất có ý nghĩa”.
“Các đô vật chuyên nghiệp Trung Quốc có thể thêm một số động tác võ thuật kung fu vào màn trình diễn của họ. Điều này có thể giúp họ được công nhận nhiều hơn”, một người khác nói.
Nestlé và Coca-Cola - một cuộc 'ly hôn' căng thẳng
Sau khi phá vỡ thỏa thuận bán Nestea, Coca-Cola muốn quảng bá thương hiệu riêng của mình, Fuze Tea, trong một động thái có thể gây ra một cuộc chiến thương mại nhỏ.
Vỏ chai Nestea bên trong thùng có biểu tượng Coca-Cola. Ảnh: Getty Images
Nếu bạn uống Nestea và sống ở Tây Ban Nha, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm: loại đồ uống nổi tiếng này sẽ không biến mất khỏi thị trường Tây Ban Nha. Tin đồn đã lan truyền từ cách đây vài tháng khi người ta biết rằng công ty đa quốc gia Nestlé của Thụy Sĩ, chủ sở hữu thương hiệu trà giải khát nổi tiếng, sẽ cắt đứt quan hệ với Coca-Cola, nhà phân phối của thương hiệu này tại Tây Ban Nha từ năm 1993. Bây giờ Coca-Cola muốn quảng bá thương hiệu riêng của mình, mà họ gọi là Fuze Tea.
Trên thực tế, Fuze Tea đã có thể được tìm thấy tại các quán bar, nhà hàng và trên các kệ siêu thị. Nhưng vụ ly hôn lại gây ra một cuộc chiến pháp lý kỳ lạ, bởi vì trong khi Nestea thuộc sở hữu của Nestlé, thì công thức của loại đồ uống này lại thuộc về Coca-Cola. Xung đột dường như là điều không thể tránh khỏi.
Vào năm 2025, hai công ty sẽ trở thành đối thủ của nhau. Hôm 8/10, Nestlé đã xoa dịu tình hình bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục bán trà đá dưới tên Nestea và người tiêu dùng "sẽ có thể tiếp tục lựa chọn loại trà đá yêu thích với hương vị yêu thích của họ". Nhưng một tuần sau, Coca-Cola phản hồi bằng cách làm rõ rằng đồ uống trà đá mới của công ty, Fuze Tea, sử dụng "công thức đồ uống trà lâu đời". Công thức này "là và sẽ vẫn là tài sản độc quyền của Công ty Coca-Cola", công ty tuyên bố.
Các nhà phân tích thị trường tin rằng, mặc dù tình hình có thể khó hiểu đối với người tiêu dùng, nhưng sự tồn tại song song của hai thương hiệu không nhất thiết phải dẫn đến phòng xử án, mặc dù kịch bản này rất tế nhị.
"Ngay cả khi sự chia tay không diễn ra trong hòa bình, chúng ta vẫn còn hai thương hiệu có thể cùng tồn tại trên thị trường, xét đến sự khác biệt của chúng", Carmen González Candela, giám đốc chiến lược và dịch vụ tư vấn pháp lý tại PONS IP, cho biết.
Tranh chấp về hương vị
Một trong những lĩnh vực xung đột tiềm ẩn là hương vị. Vấn đề là không có cách nào để đăng ký hương vị của đồ uống, cũng giống như không thể đăng ký mùi. Đó là lý do tại sao các công ty không bảo vệ hương vị, mà là bảo vệ các công thức tạo ra chúng.
Một câu hỏi là Nestlé có thể bán Nestea nếu công thức của họ thuộc sở hữu của Coca-Cola không? Câu trả lời là có.
"Về mặt lý thuyết, nếu Nestlé có thể phát triển một công thức giống hệt công thức của Nestea hoàn toàn độc lập, thì họ có thể tiếp thị công thức đó", Eric Maciá Lang, người đứng đầu bộ phận bí mật thương mại tại PONS IP, giải thích.
Bí mật thương mại không công nhận quyền sử dụng độc quyền. Nói cách khác, một công ty trong trường hợp này là Coca-Cola không thể tuyên bố độc quyền về một hương vị.
Bà Laura Montoya, đối tác phụ trách bộ phận pháp lý và tố tụng của ABG Intellectual Property, chỉ ra rằng, về vấn đề này, "nếu bên thứ ba sao chép công thức", tức là có được hương vị tương tự hoặc thậm chí giống hệt Nestea, thì "chủ sở hữu bí mật không thể ngăn cản được".
Mặt trận quảng cáo
Mặt trận thứ hai trong cuộc chiến giữa Nestlé và Coca-Cola có thể là quảng cáo. Ông Montoya cho biết: "Rất có thể sẽ có một số cuộc chiến quảng cáo nhất định".
Ở Tây Ban Nha, luật pháp không ngăn cấm các công ty đề cập rõ ràng đến đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo của họ. Montoya chỉ ra rằng đây được gọi là "quảng cáo so sánh", được phép ở Tây Ban Nha. Nhưng có một số ranh giới nhất định không được vượt qua. Ví dụ, Nestlé và Coca-Cola phải rõ ràng rằng "việc so sánh giữa các sản phẩm của họ phải khách quan, không gây hiểu lầm và không được hạ thấp đối thủ cạnh tranh" hoặc "bóp méo thực tế". Hiện tại, Coca-Cola chỉ khẳng định rằng Fuze Tea, thức uống trà đá của họ, là "hương vị nguyên bản".
Cạnh tranh không lành mạnh
Một lĩnh vực tiềm ẩn thứ ba có thể gây xung đột giữa hai công ty là về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Đối với Inmaculada de la Haza - đối tác tại Balder, Nestea và Fuze Tea "là các nhãn hiệu tương thích", bởi vì mặc dù cả hai đều là đồ uống làm từ trà, vẫn có "sự khác biệt rõ ràng về tên gọi và ngữ âm... Cũng cần lưu ý rằng Fuze không phải là nhãn hiệu mới, nhãn hiệu này được tạo ra vào năm 2000 tại Mỹ, được Coca-Cola mua lại vào năm 2007 và hiện diện tại 90 quốc gia trên toàn thế giới". Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng quy trình đóng chai sản phẩm rất giống nhau. Điều này không hề đơn giản, vì nó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, đây chính xác là điều mà luật pháp muốn tránh.
Candela Sotés, giám đốc cạnh tranh tại Bird & Bird, nhận ra rằng sự cạnh tranh trong tương lai giữa Nestea và Fuze Tea có thể dẫn đến "các biện pháp quyết liệt" để thu hút khách hàng. Và trong sức nóng của cuộc chiến thương mại, những điều này có thể "gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi họ nhầm một thương hiệu với thương hiệu kia".
Chuyên gia Sotés cho biết, trong một kịch bản như vậy, việc sử dụng "điều khoản độc quyền hoặc không cạnh tranh" có thể được xem xét kỹ lưỡng, vì có nguy cơ công ty có sức mạnh thị trường lớn hơn có thể chặn quyền tiếp cận mạng lưới phân phối của công ty kia, đặc biệt là trong các khách sạn, nhà hàng và căng tin.
Ý tưởng chính là Nestlé và Coca-Cola không nên ngáng chân nhau: "Họ sẽ phải ngăn chặn sự nhầm lẫn như vậy được cố tình gây ra bởi các chiến dịch quảng cáo hoặc chiến lược thương mại của mình".
Rõ ràng cuộc chiến về trà đang được phục vụ trong một chiếc ly rất lạnh!
Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiền lương cho lao động Palestine Ngày 27/9, 10 nghiệp đoàn toàn cầu đã khiếu nại lên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hối thúc Israel trả lại tiền lương cho hơn 200.000 lao động Palestine bị tước đoạt thu nhập kể từ khi xung đột bùng phát tại Gaza. Người lao động Palestine đi qua cửa khẩu Erez ở Beit Hanun, phía bắc Dải Gaza, để tới...