Chú nhổ củ mì, làm cỏ ruộng nuôi cháu ăn học
Sau khi cha mẹ của em Văn Thành Luân (8 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) lần lượt qua đời, anh Văn Tuấn Hải (30 tuổi, chú ruột của Luân) đã đứng ra nhận nuôi và chăm sóc cho Luân suốt nhiều năm qua.
Em Văn Thành Luân nhận hỗ trợ từ chương trình Mẹ đỡ đầu cho trẻ mồ côi của Hội LHPN xã Phước Ninh. Ảnh: Hội LHPN xã Phước Ninh cung cấp.
Vừa sinh Luân được 12 ngày, mẹ của em bệnh nên qua đời. 1 năm sau đó, cha của Luân cũng mất do gặp tai nạn giao thông. Luân lớn lên trong sự nuôi dưỡng của ông bà nội cùng chú ruột là anh Hải (30 tuổi, ngụ tổ 3, ấp Phước An, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu). Anh Hải là người trực tiếp nuôi cháu Luân ăn học.
Hiện tại, anh Hải đã có vợ cùng một người con sinh năm 2016. Hằng ngày, anh đi làm thuê một số việc như: nhổ củ mì, làm cỏ ruộng,… để có thu nhập lo cho cha mẹ ruột, cháu Luân cùng vợ con. Tiền công anh nhận được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng, chỉ đủ để trả nợ và lo sinh hoạt phí cho cả gia đình.
Cha mẹ anh Hải có 5 người con, cha của Luân là con trai cả, anh Hải là con út. Các anh chị em trong nhà lần lượt lập gia đình, anh Hải chọn ở cùng nhà với cha mẹ để chăm sóc cho mọi người, nuôi cháu.
Từ nhỏ, Luân đã gọi anh Hải là cha. Anh Hải cũng thương Luân hệt như con ruột. Cả gia đình phải ở trong một căn nhà dột nát cho đến năm 2017 thì được địa phương hỗ trợ cấp cho một căn nhà tình thương để ở.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ mất sớm nhưng Luân là một đứa trẻ hiểu chuyện. Em rất ngoan và chăm chỉ học hành. Hai năm vừa rồi, Luân đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Sự cố gắng của Luân là động lực cho cả gia đình cùng cố gắng để đưa em đến trường.
“Anh tôi mất rồi thì tôi sẽ ráng lo cho cháu hết sức. Nhà tôi rất đồng lòng, người lớn có thể ăn ít lại một chút để nhường những phần ăn ngon, đầy đủ cho Luân cùng đứa con ruột của tôi. Tụi nó đang tuổi ăn học, phải ăn uống tốt thì mới có sức khỏe để đi học.
Thấy Luân ham học, tôi mừng lắm, chắc cha mẹ nó ở trên cao cũng được yên lòng. Miễn cháu chịu học thì ước mơ của cháu là gì, gia đình tôi cũng sẽ cố để giúp cháu theo đuổi ước mơ đến cùng”, anh Hải tâm sự.
Video đang HOT
Cháu Văn Thành Luân nằm trong số 280 trẻ được giới thiệu để nhận học bổng của Chương trình Mottainai “Trao yêu thương, nhận hạnh phúc” năm 2023. Mọi sự đóng góp, hỗ trợ vui lòng gửi về Chương trình Mottainai “Trao yêu thương, nhận hạnh phúc” (ủng hộ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).
Ông chủ quán bún bò gần 20 năm nuôi hàng chục sinh viên ăn học: 'Tôi không có vợ con nên tự do. Tôi muốn giúp ai thì giúp!'
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học.
Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập.
Căn bếp sáng đèn từ 4g30. Ông chủ đã ngoài 60 vẫn khệ nệ với những cái âu to chứa đầy xương hầm. Sau khoảng 45 phút chuẩn bị, ông bắc một cái ghế tựa và ngồi gần cửa quán.
"Bố ơi, tính tiền cho chú Năm."
"Ông ơi, thối lại cho chị Tư."
"Bố ơi, bố gọi giao thêm rau thơm nhé."
Ba bốn nhân viên trẻ măng quay ra gọi ông, trong khi tay vẫn thoăn thoắt bê bún, múc nước dùng. Điều này khiến những vị khách mới ghé quán lần đầu thắc mắc: Sao ông chủ lớn tuổi như thế nhưng những đứa con mới vừa trạc đôi mươi. Bởi, mấy ai biết được, tiếng gọi nghe thân thương là thế nhưng họ không chung máu mủ mà vẫn ngày ngày nương tựa nhau như người trong gia đình.
Không có vợ, hơn 20 năm người đàn ông một mình nuôi gần 100 người con
"Tao không có vợ con nên cho tiền tụi bây tiêu xài xả láng đó" câu nói được ông Hùng cười đùa khi nói chuyện cùng những người phụ tá, hay gọi thân thương là những đứa con nuôi của mình. Những tưởng cuộc sống gà trống nuôi con rất khó khăn, thế nhưng hơn 20 năm qua, ông Hùng đã nuôi gần 100 người con nên người. "Tôi không có vợ, con, gia đình nên cuộc sống khá tự do. Tôi muốn giúp ai thì giúp, muốn sống thế nào cũng được", ông Hùng vui vẻ cho biết.
May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đối với ông, việc này không phải là làm thiện nguyện mà chỉ là ông đang trả "nợ đời". Vì cuộc đời đã cho ông công ăn việc làm, có điều kiện hơn nhiều người nên ông mong muốn san sẻ bớt với những ai khó khăn hơn.
Món "nợ đời" ấy bắt đầu được trả dần vào năm 2002, khi những đứa trẻ đầu tiên được ông lo cho ăn học. Ông Hùng chia sẻ, "Tôi cảm thấy thương cảm và trân quý những đứa trẻ tuy không có gia đình trọn vẹn hoặc hoàn cảnh khó khăn thế nhưng vẫn nỗ lực học tập để thay đổi cuộc sống của mình". Chính nghị lực của họ là động lực để ông Hùng quyết định giúp đỡ và nhận nuôi những người dưng xa lạ. Tính đến nay, ông chủ này đã giúp đỡ 84 sinh viên nghèo viết tiếp ước mơ đến trường.
Đại gia đình không cùng dòng máu
Ở quán bún bò, ông dành một lầu riêng có 2 căn phòng nhỏ để các con được tự do sinh hoạt và vui chơi. Mọi thứ trong nhà đều do một tay ông chuẩn bị chu đáo.
Anh Minh Tuấn (26 tuổi) cho biết, hầu như các con không tốn chi phí nào trong suốt thời gian sống với ông. Từ các vật dụng như dầu gội, kem đánh răng, bột giặt... đến những món có giá trị cao hơn như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh... đều một tay ông lo liệu.
Không chỉ là tổ ấm cưu mang những bạn sinh viên xa nhà, mà quán bún bò còn là nơi tạo việc làm giúp các bạn kiếm thêm thu nhập. Ông Hùng cho rằng mình có thể lo cho họ chỗ ăn, chỗ ở và trợ cấp cho họ có thể tiếp tục viết tiếp ước mơ giảng đường. Thế nhưng với chi tiêu cá nhân, chính họ phải tự lo lấy để từ đó có ý thức về những đồng tiền mà họ đang được nhận. Nếu ai sau khi được ông nhận nuôi mà dựa dẫm và không có chí cầu tiến thì ông sẽ không nhận nuôi nữa.
Ngoài bảo bọc, yêu thương, ông dần nghiêm khắc hơn với các con để có thể giúp họ nên người. Ông luôn dạy những đứa con của mình không được chửi thề, nói tục, tranh cãi lớn tiếng hay nhuộm tóc xanh, tóc đỏ khi còn đi học. Anh Tú (21 tuổi), một người con đang được ông nuôi dạy chia sẻ: "Vào đây thì không có rượu, bia, thuốc lá, đi chơi, nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc, dậy đúng giờ, làm việc thì phải nghiêm túc". Đôi lúc, chính nhờ sự nghiêm khắc và tận tâm ấy, nhiều bạn sinh viên có thể ăn học thành tài.
Các con của ông có người lập nghiệp trong nước, có người bôn ba nơi xứ người nhưng, dù ở đâu, họ vẫn luôn nhớ về người cha nuôi đã giúp họ có được thành công. Hàng năm, vào ngày sinh nhật của ông Hùng hay những dịp lễ tết, những người con xa thường trở về cùng ông quây quần. Cả cuộc đời dù chưa từng nghĩ đến việc lấy vợ, nhưng hiện tại, ông đang có một đại gia đình với những người con nuôi ở khắp mọi nơi, với ông vậy là hạnh phúc rồi.
"Nếu tôi dừng lại, có thể nhiều đứa trẻ ham học ngoài kia sẽ mất đi cơ hội"
Một đại gia đình không thể có những đứa trẻ chưa ngoan, làm ơn cũng có ngày mắc oán. Ông Hùng tâm sự, hơn ba năm trước, ông có nhận nuôi một thanh niên quê Nghệ An vì thấy cậu chăm chỉ, chịu khó làm việc. Nhưng sống trong nhà một thời gian, cậu thanh niên đem chiếc xe máy của ông Hùng đi cá độ đá banh và thua sạch tiền. Mỗi lần thua độ, người này đều đến để cầu cứu ông. Vi còn thương nên ông vẫn nhiều lần giúp đỡ.
Nhưng, cậu thanh niên ấy đã tái phạm đến lần thứ 9, khiến ông phải từ chối thẳng. "Lần nào giúp, tôi cũng tâm niệm rằng có thể đây là lần cuối. Nếu lần cuối cùng này mình không giúp thì người ta không còn cơ hội quay lại. Nhưng đến lần thứ 9 thì tôi dứt hẳn, cái tính này đã ngấm vào người nên không thể bỏ. Tôi để tiền giúp những người khác xứng đáng hơn", ông Hùng cho biết.
Những lần làm ơn mắc oán khiến ông từng nghĩ đến việc dừng lại, không mở lòng và giúp người khác nữa. Nhưng sau đó, ông Hùng xem là một bài học cho mình. Ông tâm niệm: "Nếu đêm về suy nghĩ đến số tiền đã mất, so đo tính toán sợ giúp lầm người thì mình sẽ không thể nào giúp ai khác được nữa. Trời lấy một số tiền này nhưng lại giúp quán bún của tôi đông khách hơn. Tôi có thu nhập, tiền tôi có thể kiếm lại được nên không tiếc. Nhưng nếu dừng lại, có thể nhiều đứa trẻ ham học ngoài kia thật sự cần giúp đỡ sẽ mất đi cơ hội".
Nam sinh xin ngừng chữa ung thư, dành tiền cho các em ăn học Sau khi biết mình mắc bệnh ung thư, Du nhiều lần xin bố mẹ cho về nhà, chấp nhận chờ đợi cái chết đến với mình để dành tiền cho các em ăn học. Trên giường bệnh, những cơn đau kéo đến dồn dập khiến nam sinh Nguyễn Viết Du (15 tuổi, quê Thái Bình) không tài nào ngủ được. Mới chợp mắt...