Chủ nhân giải Nobel Y học danh giá tham gia show truyền hình Việt Nam
IFO Nightly Show số 20 đã mời được nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học đến từ Australia, giáo sư Barry Marshall. Ông đã chia sẻ về hành trình nghiên cứu đặc biệt của mình.
Giáo sư Barry Marshall cùng cộng sự Robin Warren đồng chủ nhân giải Nobel Y Sinh học năm 2005 với nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày và viêm ruột ở người được nghiên cứu từ năm 1982. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm, trải qua rất nhiều lần thất bại và không chấp nhận từ dư luận, cuối cùng công trình của Barry Marshall và Robin Warren cũng được công nhận.
Hai nhà khoa học Barry Marshall và Robin Warren
Trong cuộc trò chuyện, host Phoebe Trần tò mò về sự mạo hiểm của ông khi tự mình uống dung dịch vi khuẩn HP vào cơ thể; khi mà khác với những người trong ngành, họ thiên về việc làm mọi thứ an toàn còn ông lại chấp nhận rủi ro, giáo sư Marshall vui vẻ trả lời rằng: “Tôi không phải là một người hay mạo hiểm nhưng tôi là người thích phiêu lưu khám phá và thích khác biệt và thực ra tôi cũng phải tính toán và lên kế hoạch cho mọi thứ kỹ lưỡng”.
Nói thêm về quá trình nghiên cứu của mình, giáo sư Marshall kể rằng ông mất rất nhiều thời gian để chứng minh rằng phát hiện này có ý nghĩa với sức khỏe con người. Từ việc có ý tưởng khả thi thôi cũng đã mất vài năm, đến việc tiến hành thực nghiệm trên người còn là một quá trình phức tạp hơn nữa khiến ông cũng mất thêm từ một đến ba năm. Ngoài ra, ông và cộng sự việc lên kế hoạch cũng mất một năm, thực hiện các phương pháp như “double blind”, “kiểm soát giả dược” để có được kết quả tốt nhất, và ông cũng mất thêm một năm để viết báo cáo.
Video đang HOT
Dù vậy, ông cũng khiêm tốn nói rằng: “Khi bạn có một khám phá quan trọng có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, bạn không thể đặt giá trị cho nó với một số lượng nhỏ bệnh nhân”. Ông cũng chia sẻ về những căng thẳng và thất bại của bản thân và ông khuyên mọi người rằng hãy trở nên lạc quan, cố gắng tiếp tục và không lo lắng quá nhiều về những vấp ngã đó.
Bên cạnh những chia sẻ về câu chuyện nghiên cứu, giáo sư Barry Marshall cũng đưa ra những khuyên dành cho các bạn trẻ đam mê khoa học rằng hãy cố gắng hết sức, đừng so sánh với người khác, tập trung vào bản thân, bỏ ra công sức xứng đáng, chăm chỉ hơn những người khác và giữ lấy niềm đam mê dù cho gặp nhiều thử thách.
“Bạn phải cân bằng công việc nghiên cứu và những cuộc sống khác trong cuộc sống. Rất nhiều người bắt đầu sự nghiệp bằng cách thực tập vài tháng trong phòng thí nghiệm. Từ đó, những công việc này sẽ tạo cho các bạn động lực theo nghề và cũng như những kỹ năng trong phòng thí nghiệm để tạo ra cho bản thân những cơ hội tuyệt vời”.
Là một tập về những khám phá, nghiên cứu nổi bật của Australia, IFO số 20 còn có sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dịch tễ học và Khoa học Xã hội, để nói về Covid-19 và làm thế nào để có thể kiểm soát dịch.
IFO Nightly Show trong tập 20 cũng chào mừng host mới của chuyên mục IFO Stay At Home – Simon để gặp gỡ 2 cha con Quang Duy và Minh Đạo và nghe họ chia sẻ về ngành nuôi trồng hải sâm. Hai cha con đều có những ước mơ và hoài bảo lớn trong tương lai để phát triển bản thân và ngành nghề kinh doanh hiện tại.
Host Simon trò chuyện về nuôi trồng hải sâm cùng Quang Duy
Với sự góp mặt của những tên tuổi khách mời lớn trong ngành Y học thế giới, chắc chắn đây sẽ là tập không thể bỏ lỡ cho tất cả các khán giả xem truyền hình. Đón xem IFO Nightly Show số 20 vào 21h00 thứ hôm nay (30/10) trên VTV7 và VTVGo, bản phát sóng có CC vào 20h30 Chủ nhật trên IFO Youtube Channel.
IFO Nightly Show số 18: Công dân số và tầm quan trọng với sinh viên trong thời đại ngày nay
Hai khách mời của số 18 là người đứng đầu của hai công ty về giáo dục công nghệ sẽ đem lại những góc nhìn thú vị về việc trang bị các kỹ năng cho học sinh, sinh viên.
Sự trang bị này là cực kỳ quan trọng trong thời đại số hóa, đặc biệt là trong bối cảnh bị tác động bởi đại dịch COVID-19.
Công dân toàn cầu là thuật ngữ phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong thế kỉ 21, dùng để chỉ những người có thể làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới, vượt qua sự khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, khoảng cách địa lý,...để đóng góp giá trị cho xã hội. Thế nhưng đại dịch COVID-19 bùng nổ thì một thuật ngữ mới, công dân số hay "Digital citizenship" lại được quan tâm và nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Nó là cách chúng ta nên ứng xử như thế nào khi sử dụng các công cụ số, tương tác trực tuyến với những người khác và dạy cho thế hệ tiếp theo trở thành những người quản lý tốt hơn công nghệ này. Đối với các trường học và giáo viên, đó là cách giáo dục cho học sinh về thế giới trực tuyến và cách trở thành một công dân số tốt.
Để đi sâu vào chủ đề "Digital Citizenship", khách mời đầu tiên IFO mời tới là ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV, một trong những học viện tiên phong về Edtech - công nghệ giáo dục cho người lớn ở Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Sơn là một doanh nhân, giảng viên, tác giả và là chuyên gia truyền thông uy tín tại Việt Nam. Được mệnh danh là "phù thủy truyền thông" Việt Nam, ông Sơn từng tư vấn cho rất nhiều các công ty hàng đầu trong và ngoài nước. Hiện nay, các mảng hoạt động chính của ông là về lĩnh vực truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Với mảng giáo dục trực tuyến, một trong số các công ty của ông Nguyễn Thanh Sơn đang hướng tới đối tượng là người trưởng thành.
Khách mời thứ hai đến từ Australia là ông Anthony Chhoy, đồng sáng lập của công ty công nghệ Makers Empire. Thành lập vào năm 2013 tại Adelaide, South Australia, Makers Empire hỗ trợ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở trong chương trình giảng dạy Thiết kế & Công nghệ. Makers Empire hỗ trợ phát triển sự tự tin sáng tạo, các kỹ năng tư duy thiết kế và hứng thú của trẻ em đối với STEM thông qua các công cụ, chương trình thiết kế 3D và các khóa học phát triển chuyên môn.
Trong bối cảnh số hóa - toàn cầu hóa, học sinh, sinh viên cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho công việc trong tương lai, hòa nhập với phần còn lại của thế giới, giải quyết các vấn đề thực tế và thích ứng với những điều không mong muốn, đặc biệt là trong và sau đại dịch Covid-19. Ông Sơn, với kinh nghiệm của một nhà truyền thông và giáo dục, tin rằng: "Tương lai thuộc về học tập trực tuyến, với việc có thể tiếp cận giáo dục trực tuyến ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với nhiều phương thức khác nhau. Nền tảng học tập trực tuyến đem lại sự kết nối giữa người dạy và người học, tạo ra một cộng đồng với mạng lưới kết nối rộng lớn".
Cùng trong lĩnh vực, ông Chhoy cho rằng các cơ sở giáo dục hiện nay nên chấp nhận và khuyến khích việc áp dụng công nghệ vào môi trường học tập, bởi vì công nghệ sẽ chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng trong tương lai. Việc tích lũy dần cho các em kinh nghiệm sử dụng các phần mềm hay công nghệ trong các năm học tạo bước đệm giúp các em thích nghi nhanh hơn khi chuyển giao từ môi trường học tập sang môi trường làm việc sau này.
Không chỉ gói gọn trong cách tiếp cận số của người học, số 18 còn mang đến góc nhìn của người dạy, cụ thể hơn là cách các giáo viên trong việc áp dụng công nghệ trong đại dịch Covid-19 trong chuyên mục IFO On The Go.
Số 18 của IFO đem đến cuộc trò chuyện mang đậm tính chuyên môn nhưng rất thú vị và thiết thực. Khán giả hãy đón xem vào 21H Thứ Bảy ngày 23/10 trên VTV7 và VTVGo. Tập 18 bản FULL với phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt được lên sóng vào 20:30 Chủ nhật ngày 24/10 trên kênh Youtube của IFO Nightly Show.
IFO Nightly Show số 16: 12 tuổi nghỉ học đi bán xôi, cô gái biến ước mơ chinh phục giáo dục thành hiện thực Tập 16 của IFO mùa 7 sẽ chào nhân vật khách mời vô cùng nghị lực, chia sẻ về hành trình theo đuổi đam mê miệt mài và thăng trầm của cô. Đặng Thị Hương sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Phúc, hoàn cảnh sống khó khăn khiến cô đi đến quyết định nghỉ học lúc 12 tuổi để mưu sinh. Sau...