Chủ nhân của sản phẩm ‘quốc dân’ Cao Sao Vàng làm ăn ra sao?
Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) – chủ nhân của sản phẩm Cao Sao Vàng đang nổi danh ở thị trường trong và ngoài nước thu về lợi nhuận bao nhiêu mỗi năm?
Hồi sinh ở thị trường nước ngoài
Cư dân mạng những ngày gần đây chia sẻ khá nhiều hình ảnh Cao Sao Vàng Việt Nam được rao bán trên sàn thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc khiến rất nhiều người tỏ ra thích thú. Đáng chú ý là giá bán sản phẩm này không hề rẻ.
Năm ngoái, người Việt cũng xôn xao trước thông tin một hộp Cao Sao Vàng đang được rao bán trên Amazon với giá 8,99 USD, tức khoảng hơn 200 nghìn đồng/hộp. Được xếp loại tốt, loại dược phẩm đến từ Việt Nam này thường cháy hàng mỗi khi mở bán trên trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Vào giữa tháng 9 năm nay, một kênh YouTube tại Nga với gần 40.000 lượt theo dõi đã đăng tải đoạn video quảng cáo về sản phẩm “quốc dân” Cao Sao Vàng của Việt Nam. Đoạn quảng cáo đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, thu hút được gần 70.000 lượt xem chỉ sau 4 ngày đăng tải.
Sản phẩm Cao Sao Vàng.
Nổi tiếng cả trong và ngoài nước, nhưng ít ai biết được câu chuyện về doanh nghiệp đứng đằng sau hồi sinh sản phẩm trứ danh này – CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (DP3).
Video đang HOT
Được biết, Cao Sao Vàng được nghiên cứu và sản xuất từ sau năm 1954. Thời gian đầu, mặt hàng này được Nhà nước giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 3, nay là Công ty Dược phẩm Trung ương 3, nghiên cứu và sản xuất. Sau quá trình dài đầu tư hoàn thiện về chất lượng, từ năm 1969, sản phẩm cao xoa có thương hiệu Sao Vàng chính thức được tung ra thị trường.
Từng có một thời, cao Sao Vàng nổi danh trên thị trường, là đồ vật bỏ túi thường xuyên của mọi người, mọi gia đình, tuy nhiên, do sự cạnh tranh lớn từ các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân đa dạng, Cao Sao Vàng gần như vắng bóng ở thị trường nội địa.
Năm 2013, Cao Sao Vàng bỗng gây sốt thị trường quốc tế, cháy hàng trên các trang thương mại điện tử lớn như eBay hay Amazon, các gian hàng dược phẩm online ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Úc… với giá gấp hàng chục lần trong nước.
Chủ Cao Sao Vàng thu về lãi khủng mỗi năm
Cùng với sự trở lại đầy ấn tượng của một sản phẩm chủ chốt, Công ty Dược phẩm Trung ương 3 đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng qua các năm.
Chỉ từ mức lợi nhuận dưới 10 tỷ đồng năm 2013, lợi nhuận sau thuế đã lên gấp đôi, đạt 16 tỷ đồng vào năm 2015. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vọt, đạt 80 tỷ đồng, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương với mức tăng 209%. Năm 2019, đà tăng lợi nhuận sau thuế có phần chững lại, chỉ tăng thêm 3 tỷ đồng so với năm 2018.
Nguyên nhân thu về lãi cao được lãnh đạo công ty xác định là do đẩy mạnh công tác bán hàng, quảng cáo mở rộng thị trường, đa dạng các mặt hàng nên doanh thu tăng cao. Bên cạnh đó, trong khâu sản xuất công ty đã đề cao công tác quản lý, giám sát chặt chẽ các khâu sản xuất góp phần giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm số liệu chi tiết.
Tình hình tài chính qua các năm của DP3.
Báo cáo tài chính quý 3/2020 của DP3 cho thấy, doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm đạt 292 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm nên lợi nhuận sau thuế đạt mức gần 76 tỷ đồng, giảm 4% so cùng kỳ.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của Dược phẩm Trung ương 3 đạt hơn 466 tỷ đồng, tăng 37% so với thời điểm đầu năm. Các khoản mục có giá trị lớn nhất bao gồm 63 tỷ đồng hàng tồn kho; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 170 tỷ đồng.
Với những khoản lợi nhuận thu về, DP3 thường chia sẻ lợi ích cho cổ đông. Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào cuối tháng 6, DP3 thông báo sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 70%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 7.000 đồng, trong khi kế hoạch đưa ra trước đó là tối thiểu 30%.
Đây không phải là lần đầu tiên DP3 trả cổ tức cao. Trước đó, mức cổ tức năm 2018 của doanh nghiệp cũng tăng đột biến, lên tới 80% bằng tiền mặt, gấp đôi năm 2017, tỷ lệ 40% và tăng mạnh so với những năm trước, năm 2016 là 20%, năm 2015 là 16%.
Xây dựng Bình Dương ACC muốn thu 200 tỷ từ phát hành cổ phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (mã ACC, sàn HoSE) dự kiến sẽ thực hiện đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.
Bình Dương ACC còn được biết nhiều với thương hiệu Becamex
Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán là 20 triệu cổ phiếu, khối lượng vốn cần huy động là 200 tỷ đồng.
Mục đích chào bán là bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính.
Các mục đích trên cũng nhằm đảm bảo sẵn sàng nguồn vốn cho nhu cầu thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của Công ty.
Xây dựng Bình Dương ACC có tổng tài sản là 656 tỷ đồng. Phần lớn tài sản nằm ở tài sản ngắn hạn với 518,4 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là 269 tỷ đồng, hàng tồn kho là 184,2 tỷ đồng.
Công ty có nợ phải trả tại ngày 30/9/2020 là 375 tỷ đồng, lớn gấp 1,33 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế quý III/2020 là 12,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng là 38,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý III và 9 tháng theo đó đều tăng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng của Công ty bị âm tới 185,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là gần 63 tỷ đồng.
Dòng tiền thuần âm trong 9 tháng đầu năm chủ yếu đến từ việc Công ty đang bị đọng vốn nhiều hơn trong hàng tồn kho so với trước đây, trong khi đó việc thu nợ lại tỏ ra chậm trễ hơn.
Cơ Điện Lạnh (REE) dự kiến chuyển mảng bất động sản sang REE Land Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (Mã chứng khoán: REE - sàn HOSE) thông qua kế hoạch chuyển đổi quyền sở hữu. Theo đó, Cơ Điện Lạnh chuyển quyền sở hữu cổ phiếu tại Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (SGR - tỷ lệ sở hữu 28,86% vốn điều lệ) và Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động...