Chủ nhân ca khúc thảm họa nhất lịch sử gây sốc khi tiết lộ quá khứ bị trầm cảm và bạo lực học đường vì… hát quá dở!
Chia sẻ của Rebecca Black khiến nhiều người xót xa khi chia sẻ về quá khứ không mấy đẹp đẽ của mình.
Với những fan USUK, cái tên Rebecca Black có lẽ không quá xa lạ. Năm 2011, cô gái chưa tròn 14 này phải hứng chịu một làn sóng tẩy chay vô cùng mạnh mẽ khi phát hành đĩa đơn đầu tay Friday. Ngay khi xuất hiện trên nền tảng Youtube, video ca nhạc cho bài hát đã thu hút hàng triệu lượt xem và lọt vào top trending Twitter cũng như trở thành chủ đề nóng trên hàng loạt mạng xã hội. Đáng tiếc, hiệu ứng mà nó mang lại cho Rebecca Black khi đó chỉ có thể dùng bốn từ vô cùng tiêu cực để hình dung.
Cách dựng video nghèo nàn ý tưởng và lạm dụng autotun của ca khúc đã biến Rebecca Black trở thành một trò cười trên mạng và Friday được xếp vào hàng ca khúc thảm họa nhất nhì không chỉ trong năm 2011 mà còn trong lịch sử làng nhạc thế giới. Friday hiện đang xếp thứ 5 trong số những video ca nhạc có lượt không thích cao nhất Youtube với 3,63 triệu lượt, chiếm đến 76,79%.
Tính đến 15 tháng 4 năm 2011, video đã có trên 102 triệu lượt xem, 2,1 triệu nhận xét, 240 nghìn yêu thích và gần 2 triệu lượt không thích. Con số này tiếp tục tăng lên đến 166 triệu, tức chưa đầy nửa năm sau khi phát hành cho đến khi bị buộc phải gỡ xuống vào ngày 11 tháng 6 năm 2011. Ba tháng sau đó, video được đăng tải trở lại và thu hút 139.718.908 tính đến thời điểm hiện tại.
Sau gần 9 năm bất đắc dĩ trở thành hiện tượng mạng, Rebecca Black đã có những chia sẻ về khoảng thời gian tăm tối nhất cuộc đời mình. Nữ ca sĩ sinh năm 1997 đã viết một dòng trạng thái khá dài trên trang cá nhân, cô cho biết:
“9 năm trước, video ca nhạc cho một ca khúc mang tên Friday đã được đăng tải lên mạng. Sau tất cả mọi thứ, mình chỉ ước gì có thể quay ngược lại thời gian và tâm tình với cô bé 13 tuổi đang thấy xấu hổ vì chính bản thân mình và sợ hãi cả thế giới, với cô bé 15 tuổi người lúc ấy dường như cảm thấy chẳng có ai bên cạnh để cô tỏ bày về căn bệnh trầm cảm mà mình đang đối mặt, với cô thiếu nữ 17 tuổi đi đến trường chỉ để nhận lấy mớ thức ăn bị ném vào người và cả những người bạn của cô ấy, với cô nàng năm 19 tuổi bị tất cả những nhà sản xuất, nhà soạn nhạc nói rằng họ từ chối hợp tác với cô. Và dĩ nhiên, cả tôi – cô gái vừa thấy kinh tởm với chính bản thân mình chỉ mới vài ngày trước.”
Rebecca Black cho biết, cô luôn cố gắng nhắc nhở bản thân và vực dậy tinh thần để vượt qua những khó khăn trong thời gian vừa qua. “Không một sự lựa chọn nào hay không thứ gì trên đời này có thể định nghĩa được con người thật của bạn. Thời gian rồi sẽ chữa lành mọi thứ mà thôi” – cô cũng chia sẻ thêm về tình trạng hiện tại của mình.
Sau 9 năm, Rebecca Black ngày càng trưởng thành, xinh đẹp và thay đổi rất nhiều.
Chủ nhân Friday cho biết, có lẽ khá kì quặc khi sau 9 năm cô mới nói về những nỗi niềm mà mình đã chịu đựng trong suốt ngần ấy năm, tuy nhiên cô vẫn hi vọng, những chia sẻ của mình sẽ giúp ích được cho ai đó đang phải khổ sở vì căn bệnh trầm cảm giống như cô. Như cách Rebecca đã cổ vũ bản thân nhiều năm qua, cô hi vọng mọi người đều nhận ra rằng, “Mỗi ngày trôi qua đều là một cơ hội để thay đổi thực tại và củng cố tinh thần của bạn. Nó là một quá trình mà bạn nên biết rằng, chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu nó cả.”
Theo Tin Nhạc
4 ca khúc 'thảm họa' lọt top Billboard và gây bão toàn cầu trong những năm qua!
Có rất nhiều ca khúc khiến dân tình không hiểu vì sao có thể xuất hiện dày đặc như thế. Bất chấp những tranh cãi, nó vẫn tạo hiệu ứng toàn cầu.
"Friday" - Rebecca Black
"Friday" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Rebecca Black, được viết và sản xuất bởi nhà sản xuất thu âm Los Angeles Clarence Jey và Patrice Wilson. Ngay từ khi ra mắt, ca khúc đã tạo gây tiếng vang lớn bởi sự... tồi tệ của nó. Sự tiếp nhận ban đầu của bài hát rất tiêu cực, nhưng nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển, được cover bởi nhiều nghệ sĩ và diễn viên hài.
Sự nổi tiếng của ca khúc tạo nên làn sóng tranh cãi và cả những nghiên cứu về xu hướng âm nhạc trên mạng xã hội. Forbes tuyên bố rằng "Friday" là nhạc phẩm nổi tiếng sau một đêm, và nó nhanh chóng là làn sóng mới được tạo ra trong thời đại kỹ thuật số.
Bài hát đã nhận được hầu hết các đánh giá tiêu cực từ các nhà phê bình âm nhạc, vì khả năng sáng tác, nhạc cụ, giọng hát của Rebecca Black và vũ đạo video. Bài hát đứng ở vị trí 58 trong Billboard Hot 100.
"PPAP (Pen-Pineapple-Apple-Pen)" - Daimaou Kosaka
"PPAP (Pen-Pinnut-Apple-Pen)" được phát hành dưới dạng video âm nhạc trên YouTube vào ngày 25 tháng 8 năm 2016 và từ đó trở thành một video lan truyền. Tính đến tháng 6 năm 2018, video chính thức đã được xem gần 200 triệu lần. Đĩa đơn đã đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Hot 100 của Billboard Nhật Bản và trở thành đĩa đơn ngắn nhất để xếp hạng trên Billboard Hot 100. Tuy nhiên, ca khúc này lại gây tranh cãi mạnh mẽ.
Một số nhà phê bình cho rằng đây là video lan truyền điển hình trong thời điểm mạng xã hội lên ngôi: một nhịp điệu gây nghiện, những lời hát ngớ ngẩn, một điệu nhảy đơn giản,... Tuy nhiên, vô tình nó lại gây phiền nhiễu cho người nghe: "Tôi đã bị hủy hoại - giai điệu đó đã ngấm hoàn toàn vào đầu của tôi" - đó là lời bình phẩm của một cư dân mạng tiêu biểu.
"Chinese Food" - Alison Gold
"Chinese Food" là bài hát do Alison Gold thể hiện. Nó được phát hành năm 2013, bởi PMW Live và lọt vào bảng xếp hạng đĩa đơn Hot 100 của Billboard ở vị trí 29.
Video âm nhạc cho ca khúc này đã gây tranh cãi mạnh mẽ khi đã lạm dụng các khuôn mẫu châu Á, bao gồm các cảnh về hình ảnh geisha Nhật Bản trong một bài hát có chủ đề liên quan đến Trung Quốc.
Devon Maloney của Wired đã viết rằng video "không phân biệt chủng tộc vì nó mô tả ẩm thực châu Á, nhưng nó gom hết nhiều nền văn hóa Châu Á khác nhau vào câu hát "nó là tất cả của Trung Quốc đối với tôi!".
"Gucci Gang" - Lil Pump
"Gucci Gang" là một bài hát của nghệ sĩ hip hop người Mỹ Lil Pump. Nó được sản xuất bởi Bighead và đồng sản xuất bởi Gnealz. Đây là đĩa đơn xếp hạng cao nhất của Lil Pump cho đến nay trên Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ, đứng ở vị trí thứ ba. Tuy nhiên, rất nhiều chỉ trích liên quan đến âm nhạc hướng thẳng vào sản phẩm này.
Nhiều nhà phê bình chỉ trích đây là điệu nhạc được làm ra chỉ với mục đích kiếm tiền và vô nghĩa. "Gucci Gang" cũng phản ánh xã hội phương Tây hiện tại - chính là chủ nghĩa tiêu dùng không thể kiểm soát. Đặt thương hiệu sang một bên, điệp khúc chỉ chứa các danh từ chính: chó cái, cocain, nhẫn cưới, dây chuyền. Lil Pump hát "băng đảng Gucci" đơn giản là anh chẳng có gì để hát.
Bất chấp những bình luận tiêu cực, "Gucci Gang" nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ trong giới trẻ với giai điệu bắt tai và đưa tên tuổi của Lil Pump như một hiện tượng.
Theo Tin Nhạc
Xếp hạng 10 ca khúc "thảm họa" năm 2019: Taylor Swift ê chề đứng cạnh kẻ thù Kanye West, nhưng ca khúc của Miley Cyrus mới là tệ hại nhất! Như một cách khép lại năm cũ 2019 đầy biến động, tạp chí danh tiếng Forbes đã đưa ra danh sách 10 ca khúc "thảm họa" của năm vừa qua. Khán giả không mấy bất ngờ khi thấy có sự xuất hiện của Katy Perry, Ed Sheeran,... nhưng lại khá sửng sốt khi biết cả Taylor Swift hay Kanye West cũng đều được...