Chủ nhà nghỉ kể chuyện phát bao cao su cho gái mại dâm
“Có lần tôi đi phát bao cao su rồi đưa một cô nhân viên đến phòng khám thì đến giữa đường cô ta nhảy xuống, không dám đi nữa. Nhiều người nghe đến HIV, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục là rất sợ, không muốn hành nghề nữa”, chị Xuân kể.
Đạp cửa giải cứu nhân viên vì BCS
Chương trình phát bao cao su (BCS) miễn phí cho gái mại dâm, nhân viên nhà hàng khách sạn trong khuôn khổ Dự án phòng chống HIV/ AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Tại Khu du lịch Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định) một trong những điểm nóng về mại dâm của miền Bắc, BCS được so sánh như “cơm ăn, nước uống”, thứ không thể thiếu đối với gái mại dâm.
Bà Phạm Thị Dung, chủ một nhà nghỉ ở bãi tắm Quất Lâm, cộng tác viên phát BCS của Dự án cho biết, vài năm trở lại đây (kể từ khi dự án bắt đầu triển khai năm 2006) ý thức sử dụng BCS của gái mại dâm khi “hành nghề” đã tăng lên rất nhiều.
Thùng đựng BCS miễn phí được đặt ở các nhà nghỉ để “chị em” đến lấy khi cần
“Bãi tắm Quất Lâm có khoảng 100 nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn. Nhu cầu ở đây cao nên hầu như nhà nghỉ nào cũng nuôi gái. Trước đây đi khách mấy em (gái mại dâm – PV) ít khi dùng bao. Bây giờ hiểu biết nhiều chị em nào cũng dùng, thậm chí không có BCS là không chịu đi khách”, bà Dung nói.
Bà Dung cho biết thêm, gái mại dâm ở bãi tắm Quất Lâm chủ yếu là các chị em từ trên vùng cao xuống hành nghề, không có trình độ văn hóa nên ít hiểu biết về BCS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Lúc mới triển khai, hầu như chị em đều không biết BCS là gì, có chị em dùng lộn, có người lồng 2-3 cái vào dùng 1 lần vì sợ dùng 1 cái không đảm bảo an toàn.
“Giờ thì hiểu biết hết rồi. Nhưng có nhiều khách khốn nạn lắm, vẫn bắt “đi trần”. Gái mại dâm thì cứ cương quyết phải có BCS nhưng khách thì bắt “đi trần” mới chịu. Có lần khách cưỡng ép, nó mới gọi điện cầu cứu, chồng tôi phải đạp cửa xông vào đuổi khách đi. Với loại khách cố tình “đi trần” thì chắc chắn có vấn đề, phải đuổi thẳng”, bà Dung kể không hề dè dặt.
Làm cộng tác viên tuyên truyền, phát BCS cho dự án, mỗi tháng bà Dung được trợ cấp 750.000 đồng. Số tiền không đáng là bao nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng bà Dung vẫn rất tích cực tham gia.
Video đang HOT
Mô hình cần được nhân rộng
Gái mại dâm, nhân viên nhà hàng khách sạn là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV. Can thiệp giảm tác hại bằng cách cấp phát BCS miễn phí cho những đối tượng này được coi là “quả đấm thép” để hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS.
Mô hình can thiệp giảm tác hại cho nhóm nhân viên nhà hàng, khách sạn hoạt động có hiệu quả phải kể đến hình thức CLB. Điển hình là CLB Sức khỏe phụ nữ của TP. Thái Bình. Từ năm 2006 đến T5/2012 CLB đã tiếp cận được 23.390 lượt nhân viên nhà hàng khách sạn, phân phát được hơn 1,3 triệu BCS, tổ chức được 288 buổi khám cho chị em nhân viên nhà hàng khách sạn trong đó gần 3500 trường hợp mắc bệnh được điều trị.
Chị Phạm Thị Hòa, chủ nhiệm CLB Sức khỏe phụ nữ cho biết mại dâm nấp dưới mọi hình thức, hoạt động rất tinh vi nên rất khó tiếp cận. Thống kê của ngành công an chỉ là một con số rất nhỏ so với thực tế. Khi đi vào hoạt động, CLB tiếp cận được hầu hết gái mại dâm trên địa bàn thành phố nên việc quản lý cũng dễ dàng hơn.
“CLB sử dụng giáo dục viên đồng đẳng (tức chị em làm ở nhà hàng, khách sạn) nên dễ dàng tiếp cận đối tượng. CLB có một phòng khám dành riêng cho chị em, hàng tháng chị em được đưa đến khám, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cấp phát BCS miễn phí”, chị Hòa nói.
Chị Đỗ Thị Xuân: “Nhiều người nghe đến HIV, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục là rất sợ, không muốn hành nghề nữa”.
Thời gian đầu mới hoạt động, CLB cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chị Đỗ Thị Xuân, Tuyên truyền viên CLB cho biết, gái mại dâm ở khu vực thành phố hầu hết đều được các nhà hàng, nhà nghỉ nuôi, quản lý rất chặt nên rất khó tiếp cận.
“Mỗi lần đưa nhân viên từ nhà nghỉ đến phòng khám là rất sợ, phải theo sát mọi lúc mọi nơi vì sợ bỏ trốn. Có lần tôi đang đưa một cô đến phòng khám thì đến giữa đường cô ta nhảy xuống, không dám đi nữa. Nhiều người nghe đến HIV, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục là rất sợ, không muốn hành nghề nữa”, chị Xuân kể thêm.
Có giảm lây nhiễm HIV hay không thật khó đo lường chính xác, nhưng rõ ràng dự án đã giúp chị em hiểu biết hơn nhiều về tình dục an toàn và cách phòng trách các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục.
“Dự án đang triển khai rất tốt, nhiều nhà nghỉ quen vẫn gọi điện thường xuyên để tôi đến đưa BCS và dẫn nhân viên của họ đi khám. Khi dự án kết thúc, không biết là sự hiểu biết về bao cao su và các biện pháp phòng tránh lây truyền qua đường tình dục có còn được kéo dài nữa hay không”, chị Xuân chia sẻ.
Cuối năm 2012, Ngân hàng Thế giới sẽ rút khỏi dự án, đồng nghĩa với việc cấp phát BCS miễn phí cũng sẽ bị dừng lại. Với những kết quả tích cực đã đạt được, hi vọng mô hình này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác để tiếp tục được nhân rộng.
Theo ANTD
Vất vả chống mại dâm, ma túy
Khó quản lý việc nhập khẩu, kinh doanh sử dụng dược liệu có tiền chất ma túy
Ngày 11-6, đoàn kiểm tra công tác phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS do Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã có buổi làm việc tại TPHCM. Đây là địa phương có số ca lây nhiễm HIV/AIDS giảm nhưng hoạt động mại dâm cao cấp, mại dâm có tổ chức và ma túy tổng hợp lại diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra nhiều quan ngại.
Mại dâm: Khó kéo giảm
Phó Giám đốc Công an TPHCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh, cho biết mại dâm công khai (đứng đường) đã giảm đi nhưng mại dâm trá hình trong các hoạt động có cấp giấy chứng nhận đầu tư lại phát sinh nhiều và tồn tại dai dẳng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có đến 88% cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vi phạm. "Nhiều nơi đã bắt quả tang, khởi tố người chủ nhưng họ vẫn mượn người khác đứng tên để tiếp tục kinh doanh. Ví dụ như ở quận Bình Tân, báo chí đã nêu rất nhiều" - ông Minh nói.
Cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm tại một cơ sở kinh doanh
dịch vụ nhạy cảm tại quận Bình Tân - TPHCM, tháng 8-2011. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM,Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc sở đã làm rất nhiều cách và tấn công liên tục vào các điểm tệ nạn nhưng mục tiêu kéo giảm là rất khó khăn.
"Tôi có nhiều buổi tiếp xúc với các địa phương, hầu hết lãnh đạo các cấp quận/huyện, phường/xã đều bức xúc trước việc những cơ sở kinh doanh trá hình được cấp phép quá nhiều và rất dễ dàng. Có những cơ sở biết chắc được cấp phép sẽ hoạt động tệ nạn nhưng vẫn phải cấp phép theo quy định của Luật Đầu tư" - ông Nguyễn Văn Minh nêu.
Đối với mại dâm cao cấp, nhiều đại biểu dự buổi họp trên cho rằng đó là biểu hiện của lối sống tha hóa và nó đang ngày càng biến tướng. Thiếu tướng Phan Anh Minh nhận định có các trường hợp bán dâm để phục vụ nhu cầu nhiều đối tượng thương nhân, khách du lịch, nhà đầu tư.
Theo ông Minh, hiện công an chưa có điều kiện xác minh chính xác nhưng thông tin cho biết hằng năm có khoảng 2.000 phụ nữ Việt Nam sang Singapore bán dâm. Phần lớn họ không có ngoại ngữ, không biết nơi đến như thế nào nhưng vẫn liều lĩnh ra nước ngoài.
Đau đầu với "hàng đá"
Thông tin từ Công an TPHCM cho biết từ năm 2009 đến nay, số lượng ma túy tổng hợp (ma túy đá) và tội phạm sử dụng chất gây nghiện tăng đột biến. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, số "hàng đá" được phát hiện bắt giữ chiếm 1/3 các loại chất ma túy và nhiều gấp 4 lần heroin (vốn được con nghiện Việt Nam trước đây sử dụng nhiều nhất).
Nhiều đại biểu tỏ ra rất lo lắng, băn khoăn trước những kẽ hở trong nhập khẩu, quản lý, kinh doanh, sử dụng dược liệu có chứa tiền chất ma túy. Đại diện Công an TPHCM, Bộ Y tế, Cục Hải quan đều phàn nàn việc khó quản lý tiền chất ma túy trong kinh doanh tân dược. "Trong năm 2011, các doanh nghiệp dược tại TPHCM đã sử dụng hơn 7 tấn thuốc có tiền chất ma túy. Đây là điều rất đáng lo trong hoàn cảnh có nhiều kẽ hở trong công tác quản lý dược phẩm hiện nay" - Thiếu tướng Phan Anh Minh nhìn nhận.
Theo ông Phan Anh Minh, đáng chú ý là tính quốc tế và vai trò trung chuyển ma túy tổng hợp tại TPHCM ngày càng thể hiện rõ. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã bắt 5 vụ vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế. Các đường dây vận chuyển ma túy từ châu Phi (đặc biệt là Nigeria) thâm nhập Việt Nam ngày một táo bạo và tinh vi.
Những đối tượng này lấy vợ người Việt rồi đưa qua Singapore, Thái Lan sinh sống; sau đó móc nối về nước tìm người vận chuyển. Ông Minh cho biết tội phạm ma túy có nguồn gốc từ Nigeria đã tuyển chọn khoảng 10 cô gái Việt Nam để phục vụ mục đích vận chuyển ma túy và có những phụ nữ đã đi tới 5 chuyến.
Sẽ công bố danh tính người mua dâm
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho biết Bộ Công an đang chỉ đạo Cục Cảnh sát Hình sự, Công an TPHCM và một số địa phương tập trung xử lý các vụ án về gái gọi cao cấp liên quan đến một số người tham gia ở các hiệp hội phim ảnh, các diễn viên, người mẫu. "Vụ án này chúng tôi đang tiến hành điều tra, sẽ kiên quyết xử lý, không bỏ lọt những người mua và bán dâm. Có người bán dâm thì phải có người mua dâm, như thế mới cấu thành tội phạm. Nếu có tài liệu, chứng cứ rõ ràng, chúng tôi sẽ công bố danh tính và xử lý cả những người mua dâm. Đây là vấn đề bình đẳng trước pháp luật" - ông Ngọ nói.
L.Quý
Khởi tố 4 bị can trong đường dây bán dâm ngàn đô Liên quan đến đường dây bán dâm giá ngàn đô, ngày 11-6, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố hành vi "Môi giới mại dâm" đối với 4 bị can: Võ Thị Mỹ Xuân (SN 1985, hoa hậu Nam Mê Kông năm 2009), Trần Quang Mai (SN 1972), Nguyễn Hữu Đạt (SN 1969) và Lê Quang Tuấn Anh (tức Kevin Lê, SN 1985).
Từ năm 2009, Mai, Tuấn Anh, Mỹ Xuân cầm đầu đường dây hoa hậu, hoa khôi bán dâm. Mỗi lần bán dâm có giá từ 1.500 USD đến 2.500 USD; người bán dâm hưởng 40%, các "tú ông", "tú bà" hưởng phần còn lại.
T.Tiến
Theo NLD
Ma túy tổng hợp: "Phê" một li đi cả đời Ma túy tổng hợp là sản phẩm từ ma túy kết hợp với các loại hóa chất độc hại khác. Hiện nay, nhiều dân chơi cho rằng ma túy tổng hợp không gây nghiện, không bị vật vã và nhất là không bị lây truyền bệnh AIDS. Vì thế họ cứ mặc sức đắm mình trong thế giới ảo giác và đã gây...