Chủ nhà bùng tiền hoa hồng của môi giới, khách mua bị ném chất bẩn vào nhà
Việc trả hoa hồng cho người môi giới bán nhà là “luật bất thành văn”. Song, có những trường hợp chủ nhà và khách mua cố tình qua mặt người môi giới và đã bị trả thù.
Làm môi giới bất động sản lâu năm, anh H.A. (Đống Đa, Hà Nội) đã gặp không ít trường hợp hi hữu khi giao dịch. Mới đây, nhân viên cùng công ty của anh A đã bị chủ nhà và khách mua cùng nhau qua mặt để không phải trả tiền hoa hồng.
“Khá đáng thương cho bạn nhân viên này bởi đây là hợp đồng đầu tiên sau 6 tháng vào nghề bất động sản. Bạn ấy mất nhiều công sức học nghề, dẫn khách đến và chăm sóc họ. Nhưng chủ nhà và người mua “đi đêm” với nhau để không trả phí môi giới khiến bạn ấy rất suy sụp”, anh A. kể.
Tuy nhiên, theo anh A., nhân viên của anh cũng đã thiếu kinh nghiệm khi không theo sát giao dịch, để hai bên mua bán xong mà không hề biết.
Nhiều trường hợp môi giới tìm cách trả thù vì bị chủ nhà và khách mua quỵt tìm hoa hồng (Ảnh minh họa).
Phía anh A. rất ít khi gặp phải trường hợp tương tự, bởi theo anh, trong cả trăm giao dịch mới gặp chủ nhà và khách hàng tráo trở như vậy. Do đó, phía công ty và nhân viên môi giới cũng đành cho qua và xem như một bài học.
Thế nhưng, theo người môi giới này, với những công ty môi giới có máu mặt thì sự việc không chấm dứt một cách dễ dàng như vậy. Anh A. cho biết, anh đã gặp trường hợp tương tự như vậy nhưng thay vì bỏ qua công ty môi giới đã thuê người ném chất bẩn vào căn nhà vừa được giao dịch.
“Thậm chí, khách mua đang sang tên sổ đỏ thì bị môi giới đâm đơn kiện, khiến việc làm sổ bị kéo dài rất lâu. Không ít môi giới đã tìm đủ mọi cách để lấy lại số tiền hoa hồng đã mất”, anh A. cho hay.
Video đang HOT
Đáng nói, người mua nhà sẽ phải hứng chịu cơn phẫn nộ này thay cho chủ cũ. Bởi theo anh A., môi giới sẽ chỉ tìm đến tài sản mà họ được ủy thác giao dịch. Hơn nữa, chủ mới vừa mua nhà đã gây điều tiếng sẽ ảnh hưởng tới quan hệ với hàng xóm, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý của cả gia đình.
Nguyên do của những vụ bùng tiền hoa hồng này có rất nhiều, nhưng phổ biến nhất theo anh Nguyễn Thắng – một môi giới nhà đất tại Long Biên (Hà Nội), là chủ nhà không muốn mất tiền.
Ngoài ra, theo anh Thắng, chủ nhà cảm thấy trách nhiệm của môi giới trong giao dịch không nhiều nên không muốn bỏ ra số tiền đó. Một số trường hợp, khách mua được môi giới dẫn đến lại là người quen của chủ nhà. Do đó, hai bên đã thương lượng riêng với nhau và gạt môi giới ra ngoài.
“Khách muốn mua rẻ cũng thường dùng cách, chủ động liên lạc với môi giới để hủy giao dịch. Sau đó, họ cho người quen đến làm việc trực tiếp với chủ nhà để đàm phán. Đây là cách qua mặt môi giới phổ biến nhất”, anh Thắng cho biết thêm.
Song theo anh Thắng, việc thỏa thuận với môi giới đã diễn ra từ đầu. Dẫn được khách đến mua thì chủ nhà phải thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết.
Nhiều người cho rằng, chi phí môi giới một căn nhà vào khoảng 20 triệu đồng là cao. Tuy nhiên, theo người môi giới này, phí môi giới nếu chia cho 6 tháng như trường hợp công ty anh H.A. thì mỗi tháng chỉ được hơn 3,3 triệu đồng. Chưa kể, người môi giới ngoài mất công sức còn phải bỏ tiền chạy quảng cáo, đăng tin, chi phí đi lại, chăm sóc khách. Thậm chí, môi giới còn phải trả tiền cho bộ phận chăm sóc khách hàng, pháp lý và đường dây nóng của công ty.
Bởi vậy, anh Thắng cho rằng, khi bị bùng tiền hoa hồng, không ít người vì phẫn uất mà có những hành động thiếu suy nghĩ với khách hàng.
Tuy nhiên, anh Thắng cũng nhận định, các nhân viên môi giới bất động sản cũng nên gắn tối đa trách nhiệm của họ vào giao dịch để khách hàng cảm thấy việc chi hoa hồng là xứng đáng. Ngoài ra, người môi giới cũng cần theo sát giao dịch để hỗ trợ khách và tránh bị “qua mặt”. Bên cạnh đó, chủ nhà và môi giới có thể làm hợp đồng rõ ràng để tránh trường hợp bị bùng tiền.
Hành khách ngày càng 'ngỗ ngược', tiếp viên hàng không Mỹ học thêm khoá tự vệ
Các tiếp viên được dạy một loạt các kỹ năng, từ tư thế phòng thủ đến cách ra đòn đối phó với một tên không tặc liều lĩnh đòi điều khiển máy bay.
"Cứu!" Một tiếp viên hàng không hét lên khi túm lấy một người đàn ông cầm dao và vật lộn để tránh con dao không đâm vào người.
Con dao làm bằng cao su, và đây là tình huống trong lớp huấn luyện dành cho các tiếp viên hàng không tại một phòng tập thể dục với cảnh sát.
Tiếp viên hàng không tham gia lớp huấn luyện
Cục an ninh vận tải Mỹ có kế hoạch đào tạo, dạy kỹ năng tự vệ cho các tiếp viên hàng không, chương trình lần đầu tiên phát triển vào năm 2004.
Các kỹ năng tiếp viên hàng không cần phải học bao gồm cách tấn công, dậm chân, ngăn chặn những hành khách ngỗ ngược, những kẻ tấn công bạo lực.
Theo thống kế, số lượng hành khách ngỗ ngược và bạo lực đang tăng cao ở Mỹ. Cục hàng không liên bang thông báo có hơn 100 sự cố trong tuần trước và tổng cộng hơn 3.600 ca tính từ đầu năm đến nay.
Carrie, một tiếp viên hàng không tham gia lớp huấn luyện cho biết: "Bạn lên máy bay đầy hành khách và một số người trong đó không có tinh thần tốt, bạn sẽ không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra".
Đó có thể là những hành khách thích chống đối, không chịu xếp gọn bàn khay sau khi ăn, hay những người khăng khăng đòi đưa chiếc vali quá khổ lên khoang hành khách.
Hành khách uống bia rượu tấn công tiếp viên.
Trong thống kê có một trường hợp hành khách cố tình tìm cách mở cửa buồng lái, từ chối tuân thủ hướng dẫn của phi hành đoàn và hành hung tiếp viên, đấm thẳng vào mặt. Phi hành đoàn khống chế hành khách bằng còng nhựa nhưng anh ta vẫn thoát ra được và tiếp tục đánh tiếp viên.
Trong một trường hợp khác, tiếp viên của hãng hàng không Southwest Airlines từng bị một hành khách đánh gãy hai chiếc răng.
"Điều quan trọng là chúng ta phải chăm sóc bản thân, chăm sóc khách hàng, đôi khi những hành khách bực bội, khó chịu xuất hiện bất ngờ", Carrie nói.
Khoảng 3/4 vụ việc trong năm qua liên quan đến chuyện hành khách không tuân thủ đeo khẩu trang khi lên máy bay. Một nguyên nhân phổ biến khác là hành khách say rượu .
Các tiếp viên được dạy một loạt các kỹ năng, từ tư thế phòng thủ đến cách ra đòn đối phó với một tên không tặc liều lĩnh đòi điều khiển máy bay.
Donna O'Neil, tiếp viên có 47 năm kinh nghiệm cho biết bản thân khá giỏi trong việc làm dịu căng thẳng, nhưng khi tham gia khoá huấn luyện giúp cô cảm thấy tự tin hơn nhiều.
Sara Nelson, chủ tịch của Hiệp hội Tiếp viên Hàng không, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy công việc của chúng tôi khó hơn bao giờ hết. Việc hành khách gây xung đột đang ngày càng gia tăng".
Cô gái bóc phốt người bán hàng thiếu tử tế dù chủ shop đã "ạ" khách rõ ràng, dân mạng "nổi đoá" kéo nhau phẫn nộ dữ dội Cô gái trở thành cái tên tìm kiếm phổ biến trên mạng xã hội nhưng là tâm điểm phẫn nộ của dân mạng. Cô gái đăng bài "kể tội" thái độ của người bán hàng đối với mình, nhận được hàng nghìn lượt tương tác của cư dân mạng, tưởng được bênh vực nhưng hóa ra bị phẫn nộ dữ dội. Cụ thể,...