Chủ mới của Chứng khoán Đại Nam tăng vốn mạnh trước khi thâu tóm
Chủ mới của Chứng khoán Đại Nam là các công ty đều do ông Nguyễn Hoàng Giang, cựu CEO CTCP VNDIRECT (VND) làm Tổng giám đốc.
Nghị quyết họp ĐHCĐ bất thường của CTCP Chứng khoán Đại Nam (DNSE) đã thông qua việc chuyển nhượng 98,23% vốn cho CTCP Công nghệ Tài chính Encapital và CTCP Encapital Holdings – đều do ông Nguyễn Hoàng Giang, cựu CEO CTCP VNDIRECT (VND) là Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Ông Giang cũng đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT DNSE nhiệm kỳ 2020-2025. Cuộc thay máu toàn bộ HĐQT và Ban kiểm soát cũng đã diện ra.
Video đang HOT
Theo đăng ký kinh doanh, Công ty Công nghệ tài chính Encapital thành lập 9/8/2018, vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, tăng lên 11 tỷ đồng theo thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 21/5. Mới đây, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 77,5 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập có ông Giang sở hữu 40% vốn, Công ty TNHH Capella Group cũng sở hữu 40% vốn.
Còn Encapital Holdings mới thành lập ngày 29/5 vừa qua có lĩnh vực ngành nghề hoạt động chính là tư vấn quản lý với vốn điều lệ 7,4 tỷ đồng, có cổ đông sáng lập là ông Giang, sở hữu đến 73% vốn Encapital Holdings. Cuối tháng 6 vừa qua, Encapital Holdings tăng vốn lên 40,6 tỷ đồng.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán ông Giang từng cho biết, EnCapital hiện là công ty mẹ sở hữu Entrade. Công ty phối hợp với một công ty chứng khoán trong Top 3 cung cấp dịch vụ môi giới, giúp khách hàng sử dụng Entrade như một công cụ bổ trợ giao dịch.
Theo tìm hiểu, Entrade hợp tác cùng HSC để kết nối gửi các lệnh giao dịch phái sinh lên HNX, hợp tác cùng Ngân hàng Sacombank để thực hiện giao dịch thanh toán cho khách hàng.
VNDIRECT: VFMVN30 sẽ bán sạch CTD, BVH, mua vào KDH, TCH
CTCK VNDIRECT đã đưa ra dự báo về kỳ Review tháng 7 của VN30 qua đó ước tính về những thay đổi trong danh mục của ETF VFMVN30.
CTD và BVH có thể bị loại khỏi VN30, thay thế bới KDH và TCH
Theo CTCK VNDIRECT (VND), giá cổ phiếu CTD đã giảm 32% kể từ tháng 6/2019 chủ yếu là do vấn đề xung đột lợi ích trong Hội đồng quản trị và mảng xây dựng không thuận lợi. Vì thế, vốn hóa thị trường trung bình một năm của cổ phiếu đã giảm xuống còn khoảng 5.700 tỷ đồng, không còn nằm trong danh sách lọc rổ VN30 - gồm 40 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Còn BVH là cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng (freefloat) thấp, với tỷ lệ freefloat thực tế khoảng 9%. BVH được đưa vào rổ VN30 trong các kỳ trước đây nhờ vào giá trị vốn hóa điều chỉnh freefloat đủ lớn để vượt qua điều kiện freefloat ưu tiên trong quy tắc chỉ số HOSE-Index. Tuy nhiên, theo dữ liệu của VND, BVH có thể bị loại trong kỳ này vì giá trị vốn hóa điều chỉnh freefloat không đủ lớn để vượt qua các điều kiện freefloat ưu tiên.
Với CTD và BVH bị loại khỏi VN30, KDH và TCH là các cổ phiếu đủ điều kiện được đưa vào rổ VN30 trong kỳ này, với giá trị vốn hóa đứng ở vị trí thứ 26 và 30 trong danh sách lọc rổ VN30.
ETF VFMVN30 sẽ tái cơ cấu danh mục dựa trên thay đổi của VN30
Ngày có hiệu lực của rổ chỉ số mới là 03/08/2020, có nghĩa là ETF VFMVN30, tham chiếu dựa trên chỉ số VN30, sẽ tái cơ cấu danh mục ETF của mình vào ngày giao dịch trước đó (31/07/2020).
Với quy mô quỹ khoảng hơn 5.100 tỷ đồng, VFMVN30 sẽ bán khoảng 590.000 cổ phiếu CTD (0,53% giá trị danh mục hiện tại) và 270.000 cổ phiếu BVH (0,42% giá trị danh mục hiện tại). Đồng thời, VFM sẽ mua khoảng 3 triệu cổ phiếu KDH (1,42% giá trị danh mục mới) và 1,7 triệu cổ phiếu TCH (0,7% giá trị danh mục mới). VFM cũng sẽ tiến hành các hoạt động mua/bán các cổ phiếu khác để cơ cấu tỷ trọng cổ phiếu trong ETF để bằng với tỷ trọng cổ phiếu mới trong VN30.
Doanh nghiệp niêm yết tấp nập tăng vốn nhưng không nhộn nhịp dòng tiền Bên cạnh một số doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành huy động vốn mới, thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp thông qua kế hoạch tăng vốn bằng chia cổ tức, chia thưởng cổ phiếu. Từ tăng vốn có phát sinh dòng tiền mới... Tại ĐHCĐ thường niên vừa qua, Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, Công...