Chủ loạt khách sạn hạng sang thành phố Huế lên sàn
Hương Giang Tourist hiện là chủ sở hữu nhiều khách sạn, resort, hãng lữ hành lớn tại thành phố Huế và miền Trung như khách sạn Kinh Thành, Hương Giang, Azerai La Residence…
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc cổ phiếu của Công ty CP Du lịch Hương Giang ( Hương Giang Tourist) giao dịch trên thị trường UPCOM từ ngày 15/10.
Theo đó, Hương Giang Tourist sẽ niêm yết 20 triệu cổ phiếu HGT, tương ứng với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức định giá 200 tỷ trong ngày giao dịch đầu tiên. Với biến độ 40% dao động trong phiên chào sàn tại UPCOM, giá cổ phiếu HGT sẽ biến động trong khoảng 6.000-14.000 đồng/cổ phiếu.
Ông chủ hàng loạt khách sạn lớn tại Huế
Được thành lập từ năm 1994, tiền thân là khách sạn Hương Giang trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hương Giang Tourist hiện là chủ sở hữu hàng loạt khách sạn hạng sang trên địa bàn thành phố Huế và khu vực miền Trung.
Các khách sạn thuộc sở hữu của doanh nghiệp này hiện nay gồm khách sạn Hương Giang Resort & Spa tiêu chuẩn 4 sao tại trung tâm thành phố Huế; khách sạn Azerai La Residence 5 sao; khách sạn Morin- Bạch Mã và Biệt thự Nguyễn Văn Lễ tại huyện Phúc Lộc.
Công ty còn là đồng sở hữu tại các khách sạn lớn khác như khách sạn Kinh Thành; khách sạn Saigon Morin Huế; khu du lịch Lăng Cô Beach Resort và hãng lữ hành Hương Giang Travel.
Khach san hang sang thanh pho Hue anh 1
Khách sạn Hương Giang nằm trên khu đất vàng trung tâm thành phố Huế, bên cạnh sông Hương. Ảnh:Booking.com.
Ngoài ra, Hương Giang Tourist cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm các dự án khách sạn cao cấp khác tại Thừa Thiên Huế như Nama Resort tại số 85 Nguyễn Chí Diễu, cạnh Đại nội Huế; cải tạo Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival; cải tạo Nhà hàng Bình Minh; mở rộng khách sạn Azerai La Residence; nâng cấp khách sạn Hương Giang…
Hiện tại, Hương Giang đang sở hữu quỹ đất lên tới hơn 49.000 m2 là địa điểm xây dựng các dự án khách sạn, nhà hàng. Ngoài lô đất số 2 Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế dùng làm trụ sở văn phòng công ty là đất sở hữu lâu dài, toàn bộ phần đất còn lại do Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm.
Trong cơ cấu cổ đông của Hương Giang Touris, 51% vốn đang nằm trong tay các cổ đông trong nước và 49% vốn khác thuộc sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty có 5 cổ đông lớn nắm đa số vốn (trên 91%), bao gồm Crystal Treasure – cổ đông lớn nhất có trụ sở tại Hong Kong nắm 45,5%; theo sau là Công ty TNHH Tấn Trường nắm 20%; Công ty TNHH Thạch Anh Trắng nắm 9,63%; Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco nắm 9,11%; và bà Lê Thị Ngọc Thủy sở hữu 7%…
Video đang HOT
Đáng chú ý, trước khi Crystal Treasure trở thành cổ đông lớn nhất tại Hương Giang Tourist, vai trò này từng thuộc về Bitexco khi tập đoàn này được chọn là nhà đầu tư mua trọn lô 62,86% cổ phần do Nhà nước thoái vốn vào tháng 3/2016. Tại thời điểm đó, Bitexco sở hữu tới 70,5% vốn Hương Giang Tourist.
Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng, tập đoàn này đã chuyển nhượng 28,79% cổ phần lại cho Crystal Treasure, giảm tỷ lệ sở hữu về 41,7% và liên tục bán ra sau đó, giảm tỷ lệ sở hữu hiện tại xuống 9,11%.
Hương Giang Tourist đang làm ăn ra sao?
Là chủ sở hữu hàng loạt khách sạn hạng sang, nhà hàng lớn tại thành phố Huế, hoạt động kinh doanh chính mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Hương Giang là cho thuê phòng và dịch vụ ăn uống, nhà hàng. Trong đó, mảng cho thuế khách sạn đóng góp khoảng 65% tổng doanh thu mỗi năm của doanh nghiệp, phần còn lại đến từ dịch vụ nhà hàng, massage, sauna và cho thuê hội trường…
Trong 2 năm gần nhất (2018-2019), doanh thu của Hương Giang dao động trong khoảng 85-95 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau thuế 2 năm này chỉ dưới 4 tỷ đồng do chi phí hoạt động cao.
Thậm chí, 6 tháng đầu năm nay doanh thu và lợi nhuận của công ty còn giảm mạnh với lợi nhuận sau thuế hợp nhất âm tới 22,8 tỷ đồng và lợi nhuận riêng công ty mẹ âm 18,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài khiến hoạt động du lịch nội địa cũng như quốc tế tại thành phố Huế nói chung và các khách sạn, nhà hàng do doanh nghiệp sở hữu nói riêng từ đầu năm.
Năm nay, Hương Giang dự kiến ghi nhận 89 tỷ đồng doanh thu, giảm 6% so với năm liền trước nhưng đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 4 tỷ đồng, tăng 7%. Tuy vậy, sau nửa năm kinh doanh, ông chủ khách sạn Hương Giang mới hoàn thành chưa tới 1/5 kế hoạch doanh thu và chưa ghi nhận đồng lợi nhuận nào.
Sở hữu loạt khách sạn cao cấp, Hương Giang Tourist chào sàn giá 10.000 đồng/cp
Hương Giang Tourist chào sàn giá 10.000 đồng/cp, mức định giá doanh nghiệp 200 tỷ đồng.
Ngày giao dịch đầu tiên 20 triệu cổ phiếu là vào 15/10.
Hương Giang Tourist sở hữu nhiều khách sạn cao cấp tại trung tâm TP Huế.
Hương Giang Tourist chào sàn giá 10.000 đồng/cp
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo chính thức đưa cổ phiếu CTCP Du lịch Hương Giang (Hương Giang Tourist) vào giao dịch trên thị trường UPCoM với khối lượng 20 triệu cổ phiếu từ ngày 15/10. Mã chứng khoán được cấp là HGT.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cp, tương đương với mức định giá doanh nghiệp chỉ 200 tỷ đồng. Với biến độ 40% trong phiên chào sàn UPCoM, giá cổ phiếu sẽ biến động trong khoảng 6.000-14.000 đồng/cp.
Hương Giang Tourist được thành lập năm 1994, tiền thân là công ty Khách sạn Hương Giang trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Doanh nghiệp được cổ phần vào tháng 7/2007 khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với khối lượng gần 5,7 triệu cổ phiếu, giá đấu thành công bình quân 32.567 đồng/cp.
Khách sạn Hương Giang nằm cạnh dòng sông Hương.
Tháng 11/2007 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng và chưa tăng vốn đến nay.
Đáng chú ý là tháng 3/2016, Tập đoàn Bitexco đã được chọn là nhà đầu tư mua trọn lô 62,86% cổ phần Hương Giang Tourist do Nhà nước thoái vốn, nắm đến 70,5% cổ phần. Giá chuyển nhượng là 12.600 đồng/cp, tương đương khoảng 158 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 3 tháng, nhà đầu tư này lại chuyển nhượng 28,79% cổ phần lại cho công ty TNHH Kei Sei (nay là Crystal Treasure) để giảm tỷ lệ sở hữu về 41,7% và sau đó tiếp tục bị giảm tỷ lệ xuống 9,11% như hiện nay.
Tính đến 25/7/2020, công ty có 5 cổ đông lớn nắm giữ đến 91,24% vốn điều lệ. Trong đó cổ đông lớn nhất là Crystal Treasure Limited (45,5% vốn), tiếp đến là Công ty TNHH Tấn Trường (20% vốn), Tập đoàn Bitexco (9,11% vốn)...
Về hoạt động kinh doanh, Hương Giang Tourist có quy mô doanh thu thuần hàng năm đạt khoảng 80 tỷ đồng, hoạt động cho thuê phòng chiếm khoảng 65% tổng doanh thu. Công ty có lãi trong 3 năm gần nhất 2017-2019 nhưng chỉ đạt vài tỷ đồng.
Không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nửa đầu năm 2020, doanh thu công ty giảm 67% còn gần 16,7 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 23 tỷ đồng (cùng kỳ vẫn có lãi hơn 6 tỷ đồng). Cũng trên báo cáo này, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 244 tỷ và lỗ lũy kế đã gần 46 tỷ đồng.
Sở hữu loạt khách sạn cao cấp tại trung tâm TP Huế
Hương Giang Tourist từng là doanh nghiệp du lịch hàng đầu tại Thừa Thiên Huế, được tỉnh giao cho các dự án tại trung tâm thành phố Huế hay bãi biển Lăng Cô. Với mức định giá 200 tỷ đồng, công ty lại đang sở hữu nhiều thương hiệu về khách sạn, resort, lữ hành lớn tại miền Trung.
Các đơn vị có vốn đầu tư của Hương Giang Tourist.
Một số dự án đã hoàn thành như khách sạn Azerai La Residence - khách sạn 5 sao đầu tiên tại TP Huế; đồng sở hữu khách sạn Saigon Morin Huế (4 sao) với 4 mặt tiền; khách sạn Hương Giang (4 sao), khu du lịch Lăng Cô Beach Resort (4 sao) hay hãng lữ hành Hương Giang Travel.
Ngoài ra, công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm các dự án như khách sạn cao cấp Nama Resort tại số 85 Nguyễn Chí Diễu, ngay cạnh Đại nội Huế; cải tạo Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival; mở rộng khách sạn Azerai La Residence; nâng cấp khách sạn Hương Giang...
Tổng diện tích đất thuê và đất sở hữu của doanh nghiệp là gần 49.158 m2, phần lớn là đất vàng trên đường Lê Lợi (TP Huế), nằm ngay cạnh dòng sông Hương.
Thị trường bất động sản Hà Nội hấp dẫn trong những tháng cuối năm Bước vào quý 4, thị trường bất động sản Hà Nội trở nên hấp dẫn trước đợt ra hàng của các tập đoàn bất động sản lớn như Ecopark, Vingroup, Bitexco... Sau 9 tháng đầu năm im ắng vì Covid-19, Quý IV/2020 thị trường bất động sản Hà Nội nóng chưa từng có, khi các chủ đầu tư đồng loạt bung ra thị...