Chú lạc đà không bướu “cao tuổi nhất thế giới”
Ở tuổi 27, một con lạc đà không bướu sống tại một trang trại ở bang New Mexico (Mỹ) vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là con lạc đà không bướu “cao tuổi nhất thế giới”.
Dalai vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là chú lạc đà không bướu cao tuổi nhất thế giới. (Ảnh: guinnessworldrecords)
Chú lạc đà không bướu tên là Dalai, sinh vào tháng 1/1996, đã được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận con lạc đà không bướu già nhất thế giới hiện còn sống trong điều kiện được con người chăm sóc, ngay sau khi vừa đón sinh nhật lần thứ 27 vào tháng trước.
Đại diện Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới cho biết, tính tới thời điểm kỷ lục được công nhận, chú lạc đà Dalai đã sống lâu hơn 108 ngày so với chú lạc đà không bướu “cao tuổi nhất thế giới” được công nhận trước đó là llama Rapper ở Washington (Mỹ). llama Rapper đã sống được 26 năm và 328 ngày, trước khi qua đời vào tháng 5/2022. Tuổi thọ trung bình của một chú lạc đà không bướu thường vào khoảng 20 năm.
Từ khi 14 tuổi, Dalai đã được chủ nhân của mình là anh Andrew Thomas và chị Jill “Kee” Straits đưa đến sống tại trang trại Albuquerque của gia đình. Anh Thomas chia sẻ, cô con gái của họ đã từng cưỡi Dalai từ khi còn nhỏ. Cô bé giờ đã lớn và có thể hỗ trợ chăm sóc Dalai khi chú lạc đà cần sử dụng bình xịt ruồi hoặc thuốc nhỏ mắt.
Anh Andrew Thomas và chị Jill “Kee” Straits cho biết, tình trạng sức khỏe của Dalai vẫn rất tốt. Chú lạc đà nổi tiếng thường dành cả ngày để chơi đùa với người bạn thân nhất của mình là một chú dê lùn Nigeria tên là Gelato./.
Loài sóc có bộ lông loè loẹt, lớn nhất thế giới vừa được Guinness vinh danh
Con sóc khổng lồ với bộ lông cực kỳ sặc sỡ được tìm thấy trong các khu rừng Ấn Độ, được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới trao danh hiệu loài sóc lớn nhất hành tinh.
Sóc khổng lồ Ấn Độ hay sóc khổng lồ Malabar (tên khoa học là Ratufa indica ), có biệt danh là sóc cầu vồng, nó chủ yếu sinh sống ở các khu rừng rậm và rừng thưa nhiệt đới ở các vùng miền trung và miền nam đất nước Ấn Độ.
Mặc dù phần bụng và cánh tay của sóc khổng lồ Ấn Độ có màu kem, nhưng phần còn lại của bộ lông thì lạ mắt hơn một chút, với các tông màu cam, tím nhạt và đỏ nâu, vì diện mạo này nên đó là lý do tại sao chúng có biệt danh là "sóc cầu vồng".
Loài gặm nhấm "cầu vồng" được Guinness vinh danh là loài sóc lớn nhất thế giới. (Ảnh: Kaushik Vijayan/SWNS.com)
Con vật đầy màu sắc này nặng từ 1,5 đến 2kg, có đôi tai gần giống của gấu trúc và chúng có bàn chân to và móng vuốt khỏe để leo trèo. Điều ngạc nhiên là chúng có thể dài tới 1 mét, gấp đôi chiều dài của các dòng sóc anh em ở Mỹ, và cả loài sóc xám Sciurus carolinensis. Chúng lớn đến mức đã được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới trao danh hiệu loài sóc lớn nhất thế giới.
Sóc khổng lồ Ấn Độ chỉ sống trong rừng, nơi chúng xây nhiều tổ tròn cao trên cây. Chúng dùng những cành cây để đỡ tổ và đan xen chúng với thân cây leo, cuối cùng là làm ấm tổ bằng cách lót lá vào tổ. Không giống như nhiều loài sóc khác, sóc khổng lồ Ấn Độ lại có đặc tính thích tích trữ thức ăn trên ngọn cây, chúng chủ yếu ăn hoa, trái cây, vỏ cây và các loại hạt, trứng chim và côn trùng. Chúng kiếm ăn bằng cách đứng bằng hai chân sau và dùng tay để cầm thức ăn. Nó cũng sử dụng chiếc đuôi lớn của mình làm công cụ đối trọng để cải thiện khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
Loài này thường sống đơn độc, chúng chỉ kết hợp thành từng cặp trong hai mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 3 và một lần nữa vào tháng 8 đến tháng 9. Nhưng tại sao sóc khổng lồ Ấn Độ lại có màu sắc sặc sỡ như vậy? Các nhà khoa học không chắc chắn nguyên nhân thực sự về mặt di truyền, nhưng họ cho rằng, bộ lông sặc sỡ có thể giúp chúng ngụy trang trong rừng tốt hơn.
Một nghiên cứu được công bố cho biết, con sóc khổng lồ Ấn Độ nằm hoàn toàn bất động trên cành lá trong nửa giờ khi một con đại bàng săn rắn bay lượn phía trên. "Chúng vẫn bình tĩnh và im lặng; chúng nằm dạng chân ra và bám chặt vào cành cây để tránh bị phát hiện", các tác giả nghiên cứu này viết.
Chú chó già nhất thế giới từng được Kỷ lục Guinness ghi nhận tạm thời bị tước danh hiệu Chú chó già nhất thế giới' tạm thời bị tước danh hiệu giữa những tuyên bố gây tranh cãi trên mạng xã hội. Mới đây Kỷ lục Guinness Thế giới đã tạm thời đình chỉ danh hiệu "chú chó già nhất thế giới" khi dân tình đang xôn xao bàn tán chú chó này không già như chủ nhân của nó tuyên bố....