Chủ khách sạn “cát cứ” bãi biển Nha Trang tuyên bố “có quyền riêng”!
Mặc dù đã bị lập biên bản xử phạt sai phạm nhưng chủ khách sạn Ana Mandara vẫn quanh co không nhận lỗi, đồng thời quả quyết họ “có quyền làm gì thì làm” trên bãi biển khu vực trước khách sạn.
Lối đi sát mép biển đã bị khách sạn Ana Mandara bít kín.
Quanh co…
Trả lời báo chí xung quanh sự việc khu nghỉ dưỡng Ana Mandara “cát cứ” bãi biển Nha Trang, ông Phạm Duy Hùng, Thành viên Hội đồng Thành viên Sovico Khánh Hòa (Tập đoàn Sovico) – chủ sở hữu 65% vốn Ana Mandara – cho rằng, việc cấm dân đi bộ dọc bãi biển trước Ana Mandara là do dọc bãi biển này, doanh nghiệp đã xây dựng các căn hộ đạt chuẩn 5 sao, không thể để du khách bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn người đi dạo bộ.
Hơn thế, việc này đã được chấp thuận bằng hợp đồng thuê sử dụng mặt biển và mặt nước, do đó, phía Ana Mandara hoàn toàn có quyền sử dụng riêng khu vực này nên không thể nói là sai phạm.
Để chứng minh, ông Hùng đưa ra một quyết định của Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa, phê duyệt năm 2013. Tuy nhiên, trong quyết định này chỉ thể hiện rõ nội dung về đơn giá thuê đất mà cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa chấp thuận cho Ana Mandara. Còn các nội dung liên quan đến sử dụng bãi biển, mặt cát, lối đi bộ… thì không thấy.
Trả lời phóng viên về những lời giải trình của ông Hùng, ông Ngô Khắc Thinh, Phó phòng Quản lý đô thị TP Nha Trang khẳng định đó là những ngụy biện, chối lỗi. Vì theo hợp đồng về việc sử dụng công viên bờ biển giữa Phòng Quản lý đô thị Nha Trang và Mandara ký trong năm 2015 thể hiện rõ “bên thuê bãi biển không được cắm cọc, che bạt, giăng dây, rào chắn hoặc có hành vi cản trở việc đi lại của người dân và du khách trong phạm vi được thuê”.
Khi chúng tôi trích dẫn những nội dung trong hợp đồng này, ông Hùng lại cho rằng, phía khách sạn không cấm dân đi bộ mà chỉ “hướng dẫn” cho họ đi lối khác. Nếu có việc bảo vệ cấm thì đó là lỗi của bảo vệ và khách sạn hứa sẽ chấn chỉnh.
Sẽ sớm thông con đường dạo bộ
Bãi biển Nha Trang là của chung, để tạo điều kiện cho người dân và du khách dạo bộ, tập thể dục dọc bãi biển này, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng nên con đường chạy dọc bãi biển rộng khoảng 2,5m. Thế nhưng, tuyến đường đi bộ này khi đến địa phận Ana Mandara thì bị cụt vì bị tường bê tông của khách sạn này chắn ngang. Vì thế, tuyến đường này không thể thông tuyến đến các điểm vui chơi khác, khiến người dân rất bức xúc, bãi biển mất thẩm mỹ. Người dân cho rằng chính quyền quá ưu ái cho lợi ích của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ông Phạm Duy Hùng lý giải, hàng năm có rất nhiều đoàn đến kiểm tra khách sạn, nhưng đây là khách sạn 5 sao, mỗi năm đóng thuế đến 40 tỉ đồng cho nhà nước nên tỉnh Khánh Hòa cũng đồng thuận để cho khách sạn một không gian riêng.
Nói về vấn đề này, theo ông Ngô Khắc Thinh, hiện tỉnh Khánh Hòa đang thuê một tập đoàn nước ngoài quy hoạch lại toàn bộ phía Đông đường Trần Phú, TP Nha Trang. Nhưng trước khi có quy hoạch, việc tồn tại một tuyến đường dạo bộ ven biển là rất cần thiết, để tất cả người dân đều được thụ hưởng.
Sắp tới Phòng sẽ tham mưu cho thành phố kiến nghị tỉnh xin chủ trương thông tuyến đường này, chấm dứt tình trạng đường cụt, khó coi.
Ông Nguyễn Khắc Hà, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết thêm, thành phố mới trực tiếp quản lý vịnh Nha Trang trong 3 năm nay, do đó có nhiều vấn đề tồn tại từ trước đó nay cần tháo gỡ từ từ. Nhưng quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm các hành vi “cát cứ” bãi biển Nha Trang.
Việt Tùng – Viết Hảo
Theo Dantri
Cận cảnh kho gỗ xà cừ "khủng" ở ngoại thành Hà Nội
Hàng trăm xúc gỗ xà cừ đỏ au, tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu, được tập kết thành từng đống lớn. Theo những người làm trong ngành nội thất gỗ, hiện trên thị trường, mỗi m3 gỗ xà cừ đường kính 70-80cm có giá trị khoảng 20-25 triệu đồng.
Những gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au bị đốn hạ, thân cây 2 người ôm không xuể.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định, "vụ" chặt hạ 6.700 cây xanh "không có tiêu cực, lợi ích nhóm". Tuy nhiên số lượng gỗ bao nhiêu và được tập kết bãi nào; Kích thước gỗ như thế nào; Được bán cho ai; Giá cả ra sao...? cùng hàng chục câu hỏi khác của phóng viên các cơ quan báo chí vẫn đang chờ lãnh đạo TP Hà Nội trả lời.
Theo dấu vết của những chiếc xe tải chở gỗ những ngày qua, chúng tôi tìm đến bãi tập kết gỗ tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích rộng chừng 10ha, được quây kín, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
"Lọt" được vào bãi tập kết gỗ này, trước mắt chúng tôi là hàng trăm gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au vừa được chặt hạ đang mang trên mình những vết thương, tứa nhựa. Con đường dẫn vào bão tập kết gỗ dài hàng trăm mét bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất.
Ngoài bãi tập kết gỗ ở Cầu Diễn, chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300m. Bãi tập kết gỗ này rộng chừng 500m2. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều thân cây gỗ đang bị mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu. Theo một bảo vệ của điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ mới được chặt ở Hà Nội.
Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu nói gỗ mới đưa về nhưng "rắc rối lắm".
Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.
Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hùng, một người làm trong ngành nội thất gỗ lâu năm tại làng nghề Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), cho biết, hiện giá của mỗi m3 gỗ xà cừ với đường kính khoảng 70-80cm trên thị trường khoảng 20-25 triệu đồng. Loại xà cừ nhỏ hơn giá khoảng 7-8 triệu đồng/m3. Tùy theo đường kính thân cây, cây càng lớn giá trị càng cao.
Cũng theo anh Hùng, hiện trên thị trường những người làm đồ mộc rất chuộng gỗ xà cừ để đóng giường, tủ, đồ thờ. Đối với gỗ xà cừ có đường kính lớn thường dùng để đóng phản. Ngoài ra ở một số tỉnh thành miền sông nước, gỗ xà cừ có thể được dùng để đóng tàu, thuyền...
Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại từ bãi tập kết gỗ.
Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.
Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.
Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.
Những thân cây xà cừ có đường kính khoảng 70-80 cm có giá khoảng 20 - 25 triệu đồng/m3.
Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.
Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Lộ mặt thủ phạm vụ đinh ốc biến mất trên tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai Lãnh đạo cơ quan quản lý vận hành đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai thừa nhận, căn cứ dấu vết tại các điểm lỗ bắt ốc, có dấu hiệu cho thấy nhiều lỗ chưa được đơn vị thi công lắp đặt đầy đủ Tại buổi làm việc với PV Dân trí, ông Nguyễn Tường An - Giám đốc Trung tâm điều...