Chủ dự án vắng trong vụ kiện đòi đất nền, hàng trăm người dân bức xúc
Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc “tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền” có liên quán đến công ty Bách Đạt An bị hoãn khiến hàng trăm người dân bức xúc, phản ứng.
Ngày 15.11, Tòa án nhân dân (TAND) TP Đà Nẵng tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc “tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền” giữa nguyên đơn là công ty Cổ phần Bách Đạt An và bị đơn là công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam.
Tuy nhiên, Bách Đạt An đã vắng mặt không có lý do. Phía Hoàng Nhất Nam, Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam và một số đại diện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Bởi, vụ việc trên ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của 296 người là khách hàng tại các dự án bất động sản của Bách Đạt An, do Hoàng Nhất Nam phân phối.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cũng đề nghị hoãn phiên tòa vì nguyên đơn vắng mặt không lý do, một số cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.
HĐXX sau đó đã đồng ý hoãn phiên toà, nhưng nhiều người có mặt tại đây lại không đồng tình, bởi trước đây, nhiều lần công ty Bách Đạt An cũng đã có thái độ trốn tránh trách nhiệm, không gặp mặt khách hàng tại trụ sở ở Đà Nẵng.
Bách Đạt An là chủ dự án Bách Đạt 1, 7B mở rộng, Hera Complex Riverside tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. Đơn vị này ký kết với Hoàng Nhất Nam làm công ty phân phối và nhận tiền đặt cọc của khách hàng.
Tuy nhiên, đầu năm 2019, do quá thời gian hẹn giao sổ đỏ và đất, hàng trăm người dân đã kéo đến trụ sở của 2 đơn vị này để tìm câu trả lời.
Lúc này, phía Hoàng Nhất Nam mới thông tin Bách Đạt An đã có đơn kiện, yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng, thu hồi lại toàn bộ các lô đất vì cho rằng Hoàng Nhất Nam đã vi phạm hợp đồng, đồng thời đề nghị bồi thường hơn 10,669 tỉ đồng.
Video đang HOT
Từ đó đến nay, gần 1.000 khách hàng của dự án trên đã không ít lần tìm đến cả Hoàng Nhất Nam và Bách Đạt An để đối thoại, thậm chí là “kêu cứu” với UBND tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, vì vụ việc đã được toà án Đà Nẵng thụ lý nên tất cả phải chờ đợi kết luận của toà. Chính vì vậy, việc Bách Đạt An vắng mặt đã khiến cho nhiều người bức xúc, căng băng rôn yêu cầu các đơn vị chức năng có hình thức xử lý vụ việc càng sớm càng tốt.
Theo TT/Lao động
Giàu siêu tốc nhờ địa ốc: Đâu phải ai mua cũng lãi, chớ dại xuống tiền lúc sốt?
Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng: Với nhà đầu tư an toàn, lâu dài thì không nên mua lúc giá đang sốt, mà chọn mua lúc tình hình đã yên ắng, giá đã rớt hoặc đi ngang trong 1, 2 năm.
Nhiều người nghĩ "mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì giá cũng lên"
Nhiều người nói rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu của nhiều "đại gia". Không sai, thực tế đã có rất nhiều người giàu "siêu tốc" nhờ địa ốc nhưng cũng không ít người điêu đứng.
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, với giá đất tăng mạnh trong 3 năm qua 2016 - 2018 ở mọi phân khúc và lan ra khắp nơi, đã khiến không ít nhà đầu tư "nhảy" vào bất động sản trong tâm thế, suy nghĩ "mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì nó cũng lên giá".
Quan sát trong 2 thập niên gần đây, ông Hiển cho biết, đúng là nhờ đầu tư vào bất động sản đã giúp nhiều người trở thành "đại gia". Tuy nhiên, cũng có nhiều người vì "ôm" đất mà phá sản.
"Cục máu đông nợ xấu ngân hàng đến nay vẫn chưa xử lý ổn là một minh chứng cho thời kỳ xôm tụ nhất của bất động sản giai đoạn năm 2006 - 2010", ông Hiển nói.
Bằng quan sát cùng những kinh nghiệm thực tế, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng: Với nhà đầu tư an toàn, lâu dài thì không nên mua lúc giá đang sốt, mà chọn mua lúc tình hình đã yên ắng, giá đã rớt hoặc đi ngang trong 1, 2 năm.
Dẫn chứng từ dự án đất ở dự án khu đô thị Nhơn Trạch, ông Hiển đưa ra một số phép tính, so sánh. Theo đó, ngoại trừ người mua sơ cấp năm 2006 và bán ra lúc giá trên "đỉnh" hồi năm 2008 đạt siêu lợi nhuận, thì những người mua sau không có lời, thậm chí thua lỗ nặng nề nếu mua thời điểm "đỉnh" năm 2008.
Nhiều người nói rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu của nhiều "đại gia".
"Những người mua lúc đáy là năm 2010 nếu cứ kiên trì giữ đến năm nay thì có lợi nhuận, nhưng nếu "ôm" 4, 5 năm thấy "đuối" mà bán ra thì vẫn lỗ vì giá đất chỉ mới ngóc lên lại từ 2017, 2018", ông Hiển nói.
Cụ thể theo vị chuyên gia này, giá đất nền tiêu chuẩn đường 12m năm đầu tiên (năm 2006) là 1,8 triệu đồng/m2; năm đỉnh (năm 2008): 4 triệu đồng/m2; năm đáy (năm 2010) rớt xuống còn 2 triệu đồng/m2 và hiện tại năm 2019 (bắt đầu tăng từ 2017 - 2018): 4,8 triệu đồng/m2.
"Nếu so sánh giá đất hiện nay với tiền gửi ngân hàng các năm 2006, 2008, 2010 với lãi suất bình quân 7m5% thì giá đất không tăng hơn gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Cụ thể nếu mua năm 2006, thì lợi suất bình quân 1 năm là 7,8% có cao hơn gửi ngân hàng một chút, còn mua năm 2010 là lúc giá xuống đáy thì lợi suất chỉ có 7,3% vẫn không bằng gửi ngân hàng", ông Hiển tính toán.
Từ thực tế trên, ông Hiển cho biết có thể rút ra một số nhận định. Thứ nhất, nếu mua đất đúng thời điểm, là lúc giá còn thấp nhưng chuẩn bị tăng thì người mua sẽ đạt lợi nhuận lớn.
Thứ hai, nếu mua chệch thời điểm mà nhà đầu tư có phải vay từ 50% - 70% thì nguy cơ mất trắng vì không thể trả ngân hàng là rất cao. Nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ, phá sản vì mua nhầm thời điểm và dùng đòn bẩy tài chính cao.
Cuối cùng, nếu mua giá đáy, tức là giá đã rớt 1, 2 năm và không có dấu hiệu rớt tiếp cộng thềm việc dùng vốn của mình thì khá an toàn và khả năng lợi nhuận là cao.
Tránh tâm lý bầy đàn trong đầu tư
Ông Dương Đức Hiển - Giám đốc kinh doanh bất động sản nhà ở Savills Việt Nam nêu quan điểm: Đất nền là sản phẩm đầu tư dài hạn, khi quyết định đầu tư đất nền nên xác định nó là dài hạn.
"Khi những mảnh đất không được đầu tư phát triển xây dựng, không có tính thương mại nhưng lại được mua đi bán lại, đẩy giá lên cao. Nếu những mảnh đất đó được thế chấp ngân hàng thì bong bóng phát sinh từ đây, tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, nên nhìn vào đất nền giống như một lương khô thay vì kỳ vọng trong vòng 1-2 tháng hay 6 tháng, 1 năm bán nó đi để kiếm lời gấp đôi. Chưa kể, nếu ai cũng tập trung đầu tư đất nền sẽ dẫn đến việc nhiều người sở hữu rất nhiều đất nhưng không "đẻ" được ra tiền.
Ngoài ra vị này cho rằng, khi nhà đầu tư có dòng vốn dư thừa thì có thể quan tâm đầu tư đất nền thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính.
"Tôi cho rằng, đừng đi vay tiền để đầu tư đất nền. Bởi vay tiền để mua được mảnh đất xong sau đó lại không có tiền để xây dựng, để kinh doanh... mà để đất đó không bán được sẽ thành nợ xấu, gây nhiều hệ luỵ", ông Hiển nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, có dòng tiền ổn định đầu tư đất nền cũng nên xác định đầu tư trung hạn cho đến dài hạn, thay vì chỉ tìm cách đầu tư trong ngắn hạn rồi lại tìm cách bán đi.
Trước khi đầu tư, ông Hiển lưu ý, phải xem quy hoạch khu đó như thế nào, bao giờ sẽ phát triển, xung quanh dự án đất nền đó có những cái gì đảm bảo yếu tố mang lại thương mại cho khu đó không.
Theo quy định, dự án phải công khai minh bạch, nhất là những giấy tờ pháp lý như quyết định 1/500, chấp thuận đầu tư, giấy phép xây dựng, sổ đỏ... Nếu chủ đầu tư không cung cấp được những giấy tờ này thì tốt nhất đừng nên đầu tư.
Nếu muốn đầu tư theo kiểu đón đầu thì đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh việc tâm lý bầy đàn, đầu tư kiểu mù mờ. Cứ "cắm đầu" vào mua mà không tìm hiểu thì càng bị thổi giá...
Theo Dân trí
Dòng tiền đang chảy vào loại hình BĐS nào, đâu là thị trường đầu tư sáng giá? Thị trường BĐS đang có những diễn biến trái chiều ở các phân khúc, có loại hình sụt giảm mạnh những cũng có nhiều bất động sản vẫn duy trì sức tăng trưởng cao và tiềm năng. Vậy, đâu là những kênh đầu tư được đánh giá là vẫn còn hấp dẫn và thu hút dòng tiền của NĐT nhiều nhất trên thị...