Chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân
Trong những ngày đầu tháng 3 vừa qua, 7 tỉnh miền núi phía Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Sơn La) đã xảy ra dông, lốc, sét và mưa đá. Hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra nhiều thiệt hại cho người dân, trong đó, làm 2 người chết và 16 người bị thương, ước tính thiệt hại về tài sản, hoa màu của người dân lên tới hàng tỉ đồng.
Mưa đá phủ trắng đường tại xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lở Tông
Ngày 3-3, trận mưa đá kéo dài 30 phút kèm theo dông lốc bất ngờ xảy ra tại các xã Dào San, Tung Qua Lìn, Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của nhân dân. Ông Nguyễn Thế Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Thổ cho biết: “Sau khi xảy ra tình trạng mưa đá trên địa bàn các xã của huyện Phong Thổ, chúng tôi đã khẩn trương thành lập các đoàn công tác liên ngành, trực tiếp xuống cơ sở, kết hợp với chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê thiệt hại của nhân dân để đề xuất phương án khắc phục, giúp người dân nhanh chóng ổn định đời sống, sinh hoạt”.
Tại thành phố Lai Châu, một số nơi như phường Đông Phong, xã San Thàng cũng xuất hiện mưa đá có đường kính từ 2 – 3cm, kèm theo gió to, làm dập nát nhiều diện tích hoa và rau màu của nông dân. Chiều 3-3, tại khu vực thị trấn và các xã lân cận của huyện Mường Tè cũng xuất hiện mưa đá, thời gian kéo dài khoảng 10 phút. Bước đầu, mưa đá làm thiệt hại 412,3ha lúa, 390ha hoa màu, 92ha cây trồng lâu năm, 27,8ha cây trồng hàng năm, 352ha cây ăn quả, 18ha rừng thông. Ngoài ra, 106 con gia súc và 77 con gia cầm bị lũ cuốn trôi. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó với thiên tai, thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả”.
Video đang HOT
Tại Yên Bái, mưa đá, dông và lốc xảy ra tối 2-3, tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái, làm bị thương 4 người (do mái tôn và ngói rơi vào người). Ngoài ra, 2.073 ngôi nhà ở thành phố bị tốc mái, 3 nhà ở huyện Yên Bình bị sập đổ hoàn toàn. Mưa đá, dông và lốc cũng làm đổ 23 cột điện, 5 trường học hư hỏng nặng, trên 200 cây lớn bị đổ. Ngay sau khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện, thành phố đã trực tiếp xuống kiểm tra, chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN các xã, phường tập trung huy động lực lượng tại chỗ, khẩn trương giúp các hộ gia đình khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống.
Tại tỉnh Hà Giang, trong 2 ngày 3 và 4-3, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đã làm 15 nhà bị tốc mái tại xã Phương Thiện và Phương Độ, thuộc thành phố Hà Giang. Mưa lớn cũng làm sạt lở khoảng 20m3 đất đá đoạn qua thôn Khuổi My đi Lùng Vài, xã Phương Độ. Mưa gây ngập úng 4,1ha lúa mới cấy tại xã Ngọc Đường; đồng thời, làm trôi bùn, đất khối lượng lớn của công trình san ủi mặt bằng thuộc dự án khu dân cư Hà Sơn, tổ 17, phường Nguyễn Trãi, khiến hơn 10 hộ gia đình bị bùn, đất tràn vào nhà; khoảng 50m đường bị bùn ứ đọng dày 40-50cm khiến nhiều phương tiện gặp khó khăn. Ước tính thiệt hại trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, mưa lớn làm đổ cột điện khiến 1 người chết do điện giật, 1 người chết do đá lăn. Tại huyện Hoàng Su Phì, ngày 3-3, xảy ra nhiều đợt gió lốc, kèm theo mưa đá làm hư hỏng một số công trình phúc lợi xã hội và tài sản của nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó, có 64 nhà bị tốc mái. Về hoa màu, toàn huyện Hoàng Su Phì có 73,2ha bị ảnh hưởng, ước tính tổng thiệt hại do gió lốc, mưa đá gây ra tại Hoàng Su Phì là trên 2 tỷ đồng. Trước thực tế trên, UBND thành phố Hà Giang đã chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường chủ động kiểm tra, rà soát, thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra để kịp thời có biện pháp khắc phục; đồng thời, nhanh chóng cử lực lượng xuống giúp nhân dân dọn dẹp nhà cửa, cây cối bị thiệt hại.
Hiện nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh, thành phố đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, thông tin, cảnh báo sớm và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và tổ chức kiểm tra, tổng hợp thiệt hại, huy động lực lượng để khắc phục hậu quả. Đối với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc cũng đang khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong những ngày qua; tiếp tục thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất nhu cầu hỗ trợ gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Kim Nhượng
Theo Bienphong
Lai Châu: Mưa đá lịch sử khiến nhiều nhà dân bị thủng mái
Khoảng 9h sáng 3/3, tại một số xã của huyện Phong Thổ xảy ra trận mưa đá lịch sử, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân.
Mưa đá như tuyết phủ trắng đường ở Lai Châu. Ảnh: Internet
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Trần Văn Quế, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, trận mưa đá sáng 3/3 diễn ra khoảng 40 phút tại xã Dào San, Tung Quan Lìn, Hoang Thèn. Đá rơi ngập đường, phủ kín sân trường học, trụ sở, nhà dân. Mưa đá không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu của bà con. Có những viên đá to rơi xuống làm thủng mái nhiều nhà dân.
Theo ông Quế, đây là trận mưa đá lịch sử từ trước đến nay. Những hòn đá như viên bi trút xuống trắng xóa, khắp nơi như phủ tuyết trắng, huyện đang chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị và UBND các xã cùng nhân dân khắc phục hậu quả. Hiện chưa thống kê được con số thiệt hại.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, ngoài huyện Phong Thổ, chiều tối 2/3, tại huyện Tân Uyên cũng đã xuất hiện mưa đá kèm theo gió lốc. Mưa đá, đã làm khoảng 200 hộ dân bị thiệt hại về nhà cửa, trong đó thiệt hại tập trung ở các xã Nậm Sỏ, Nậm Cần, thị trấn Tân Uyên. Ngoài ra, mưa đá tại huyện Tân Uyên cũng làm khoảng 50ha chè bị dập nát búp non, 20ha lúa bị thiệt hại, 12ha rau màu và chanh leo bị dập nát, gãy ngọn... Ước tính thiệt hại gần 1,2 tỷ đồng.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền các huyện đã thành lập các đoàn công tác liên ngành xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền các xã chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và thống kê thiệt hại. Trong đó, giao cho UBND và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các xã, thị trấn vận động, tuyên truyền nhân dân khẩn trương khắc phục để nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt. Riêng đối với các hộ bị thiệt hại mái nhà hoàn toàn được các xã vận động, hỗ trợ di chuyển đồ đạc, tài sản đến nhà người thân để ở nhờ, ở tạm.
Bùi Bình
Theo Thanhtra
GNI mong muốn gắn kết với các cơ quan ban ngành tại tỉnh Tuyên Quang Vừa qua, GNI đã tổ chức "Hội nghị tổng kết hoạt động các nhóm sinh kế năm 2019" tại Tuyên Quang nhằm mục đích gắn kết bền vững giữa các nhóm sinh kế và các cơ quan ban ngành tại địa phương. Toàn cảnh hội nghị. Nhằm tổng kết và đánh giá kết quả hoạt động của 14 nhóm sinh kế do GNI...