Chủ động ứng phó thời tiết nguy hiểm
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối tháng 8-2019, áp thấp nhiệt đới ở phía đông Phi-li-pin sẽ đi vào Biển Đông, diễn biến phức tạp, kéo dài, có khả năng cao mạnh lên thành bão, di chuyển vào đất liền và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Gió mùa tây nam hoạt động mạnh cho nên ở các vùng biển phía nam có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng mưa to đến rất to. Để sẵn sàng ứng phó những hình thế thời tiết nguy hiểm nêu trên, nhất là trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đề nghị ban chỉ huy PCTT các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến của hình thế thời tiết nguy hiểm để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, bảo đảm an toàn cho người và tài sản ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng, đặc biệt đối với tàu thuyền, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí ven biển, hải đảo.
Rút kinh nghiệm ứng phó với đợt gió mùa tây nam mạnh vào ngày 3-8-2019 đã gây hư hỏng nghiêm trọng tại khu vực đê biển Tây (Cà Mau), đề nghị các địa phương liên quan triển khai rà soát và sẵn sàng phương án bảo vệ tuyến đê biển, dân cư cửa sông, ven biển, chủ động xử lý sự cố, đặc biệt đối với những đoạn đê đã bị sự cố, chưa được xử lý triệt để, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng phó.
Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thôn Phú Tân 2, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên). Ảnh: HOÀI NAM
* Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió từ mực 1.500 đến 5.000 m, cho nên từ ngày 27-8, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông nhiều nơi; khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến từ 30 đến 60 mm/24 giờ); riêng các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang có khả năng mưa rất to (lượng mưa 50 đến 120 mm/24 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Video đang HOT
* Nắng hạn diễn ra gay gắt khiến hơn 10 nghìn hộ dân tại Phú Yên thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Riêng ở huyện Tuy An đã có hơn 4.000 hộ dân (khoảng 17.000 nhân khẩu) thiếu nước sinh hoạt, chiếm hơn một phần ba số hộ thiếu nước sinh hoạt trong toàn tỉnh. UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn cấp triển khai phương án hỗ trợ người dân, trước mắt trích 665 triệu đồng cung cấp nước sinh hoạt cho những vùng thiếu nước nghiêm trọng.
* Nắng hạn kéo dài đang đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp tại một số xã phía nam và tây nam của huyện Kbang (Gia Lai). Riêng tại xã Đak Hlơ có 620 trong tổng số 780 hộ dân bị ảnh hưởng nặng. Trong đó, 52/78 ha lúa, 101/162 ha rau màu, bắp, 392/1.438 ha mía bị thiệt hại hơn 70%. Diện tích còn lại cũng thiệt hại từ 30% đến 70% và sẽ tăng lên nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài.
* Hạn hán kéo dài làm hơn 1.400 ha hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt vườn tiêu khô héo, vàng lá, rụng quả dẫn đến mất mùa. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh hiện có 2.500 ha tiêu, trong số 1.400 ha bị ảnh hưởng hạn hán thì đã có gần 150 ha tiêu chết hoàn toàn.
* Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở khoảng 7.500 hộ chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy hơn 70 nghìn con lợn với tổng trọng lượng khoảng 4,8 nghìn tấn. Toàn tỉnh hiện có năm huyện, thị xã công bố hết dịch, gồm Thường Xuân, Mường Lát, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Bỉm Sơn.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Bắc bộ, bắc Trung bộ có thể 'đón' bão dịp nghỉ lễ 2.9
Các tỉnh Bắc bộ, bắc Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ được cảnh báo sẽ xuất hiện các hình thế thời tiết nguy hiểm trong dịp nghỉ lễ 2.9.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 được cảnh báo sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm . Ảnh Phan Hậu
Chiều 26.8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) đã có văn bản gửi các bộ, ngành T.Ư và địa phương yêu cầu sẵn sàng ứng phó với hiện tượng thời tiết nguy hiểm dự báo sẽ xuất hiện trong dịp nghỉ lễ 2.9.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối tháng 8 sẽ xuất hiện những hình thế thời tiết nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nước ta. Đặc biệt là khoảng ngày 28.8, một áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines sẽ đi vào Biển Đông.
Dự báo, áp thấp nhiệt đới này có diễn biến phức tạp, kéo dài, có khả năng cao mạnh lên thành bão, di chuyển vào đất liền và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ, bắc Trung bộ. Do ảnh hưởng của bão, gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên ở các vùng biển phía Nam có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 9. Khu vực Tây nguyên và Nam bộ có khả năng mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra giông, lốc, sét, gió giật mạnh.
Để sẵn sàng ứng phó với những hình thế thời tiết nguy hiểm trên, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư Phòng chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố theo diễn biến của hình thế thời tiết nguy hiểm để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Các địa phương cần có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng, đặc biệt đối với tàu thuyền, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí ven biển, hải đảo.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư Phòng chống thiên tai cũng lưu ý các địa phương rút kinh nghiệm ứng phó với đợt gió mùa Tây nam mạnh vào 3.8 vừa qua đã gây hư hỏng nghiêm trọng đê biển tỉnh Cà Mau.
Theo đó, các địa phương rà soát và sẵn sàng phương án bảo vệ tuyến đê biển, dân cư cửa sông, ven biển, chủ động xử lý sự cố, đặc biệt đối với những đoạn đê đã bị sự cố, chưa được xử lý triệt để và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó khi có tình huống thời tiết nguy hiểm.
Theo Thanhnien
Từ thảm họa lũ quét ở Sa Ná: Ì ạch di dân vùng nguy cơ thiên tai Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bản Thái bình yên bao đời nay bên con suối Son bị lũ cuốn trôi, bản Sa Ná (xã Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hóa) chỉ còn là đống đổ nát, cùng nhiều mất mát, đau thương về tính mạng con người. Năm nào, những thảm cảnh như thế cũng xảy ra, rồi sau đó những...