Chủ động ứng phó làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới

Theo dõi VGT trên

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới trong tuần qua đã chứng minh khá rõ nét thực tế rằng đại dịch vẫn chưa thể kiểm soát và thậm chí sẽ còn gây ra nhiều thách thức mới đối với con người.

Trong khi thế giới đang khẩn trương tìm cách “giải mã” biến thể mới Omicron (đã được phát hiện và lây lan ở 40 nước), thì biến thể chủ đạo Delta vẫn khiến nhiều nước châu Âu và Mỹ, những nơi có tỷ lệ tiêm phòng cao, chứng kiến số ca mắc mới tăng mạnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng kêu gọi các nước châu Á- Thái Bình Dương chủ động chuẩn bị ứng phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới.

Chủ động ứng phó làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới - Hình 1
Xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ, ngày 3/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tuần qua, số ca mắc tại châu Âu đã vượt mức 75 triệu ca, dù biến thể mới Omicron chỉ xuất hiện ở khoảng 15 quốc gia châu lục và còn chưa kịp gây ảnh hưởng đáng kể. Biến thể Delta lây lan nhanh đã khiến châu Âu có thời điểm ghi nhận đến 66% tổng số ca mắc mới trên toàn thế giới.

Anh cho biết 99% số ca mắc mới có giải trình tự gene tương thích với biến thể Delta, phản ánh đây vẫn là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lây nhiễm bệnh ở Anh cao và số ca nhiễm mới tăng cao hơn ở trẻ nhỏ tuổi, với khoảng 4,25%. Đánh giá về thực tế này, Giáo sư vi sinh lâm sàng Ravi Gupta thuộc Đại học Cambridge cho rằng biến thể Omicron sẽ không thay thế hoàn toàn biến thể Delta, vốn có thể tiếp tục tấn công những nhóm người chưa tiêm phòng như trẻ nhỏ.

Số ca mắc mới tăng mạnh ở những nhóm chưa tiêm phòng tại Áo, Đức và Hà Lan đã khiến tỷ lệ nhiễm virus thậm chí cao gấp đôi đỉnh điểm của mùa Đông 2020. Bỉ và Pháp cảnh báo hệ thống y tế đang đứng trước nguy cơ quá tải trong khi Latvia, CH Séc và Ukraine, những nước có tỷ lệ tiêm phòng thấp do tâm lý bài vaccine, đang ghi nhận những ngày dịch bệnh buồn thảm. Chuyên gia dịch bệnh học ở Pháp Arnaud Fontaner, thành viên ban cố vấn chính phủ, nhắc nhở không nên bị đánh lạc hướng mà mất tập trung vào “kẻ thù chính” lúc này là biến thể Delta.

Tại Mỹ, Omicron đã được phát hiện ở hơn một chục bang nhưng Delta vẫn đang là biến thể gây bệnh chính. Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walesky, cho rằng khi cả thế giới đang chú ý tới Omicron thì nước Mỹ không được phép quên rằng hiện Delta vẫn đang là nguyên nhân gây ra 99,9% số ca mắc tại nước này. Thống kê của worldometers.imfo chỉ ra nước này ghi nhận tổng số ca mắc mới trong 7 ngày gần nhất là 746.250 ca, tăng 24% so với 7 ngày trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong trong giai đoạn này cũng tăng 20% lên 7.652 ca.

Việc phát hiện ra biến thể mới Omicron càng chất thêm gánh nặng cho châu Âu, vốn đang một lần nữa là tâm dịch thế giới. Omicron với nguy cơ tái nhiễm có thể là cao hơn gấp 3 lần Delta, như nghiên cứu sơ bộ từ Nam Phi, đang khiến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đau đầu. Từ chỗ còn cân nhắc thì nay Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói ưu tiên cao nhất nên là tiếp tục giãn cách xã hội và tiêm mũi tăng cường. Lãnh đạo EC không quên nhắc nhở “Hy vọng vào điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”.

Nếu Omicron được chứng minh là mạnh hơn Delta thì làn sóng dịch mới với sự kết hợp của 2 biến thể và điều kiện lạnh giá mùa Đông sẽ là “điều tồi tệ nhất” mà bà von der Leyen nhắc đến. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở EU trong vài tháng tới. Cố vấn của Chính phủ Pháp Jean-Francois Delfraissy nhận định rằng Omicron có thể trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Pháp vào cuối tháng 1/2022 trong khi Na Uy đang có nguy cơ trở thành ổ dịch biến thể Omicron lớn nhất châu Âu khi đã ghi nhận hàng chục ca nhiễm biến thể này chỉ trong một ổ dịch COVID-19 gồm 50 người.

Giới chức y tế Mỹ cũng nhận định sự xuất hiện của biến thể Omicron cho thấy cần duy trì cảnh giác, thay vì hoảng sợ và biện pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan của virus là tiêm vaccine, tăng cường sức khỏe và thực hiện đúng theo các hướng dẫn y tế, trong đó có đeo khẩu trang và giãn cách.

Video đang HOT

Trong 7 ngày qua, khu vực miền Nam châu Phi chứng kiến số ca mắc mới tăng mạnh, chủ yếu ở Nam Phi. Chỉ trong một tuần sau khi có thông tin về biến thể mới, số ca mắc mới ở Nam Phi đã tăng khoảng 400%, với khoảng 10% số xét nghiệm trong ngày cho kết quả dương tính. Chuyên gia dịch bệnh đầu ngành của nước này, Tulio de Oliveira, mô tả đợt bùng phát mới thực sự đáng sợ, đồng thời kêu gọi người dân đi tiêm phòng và không quên đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho rằng các nước châu lục cần nhanh chóng hành động, đẩy mạnh công tác phát hiện và các biện pháp phòng dịch nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng ca mắc trên toàn châu lục và đẩy hệ thống y tế vốn đã yếu kém vào nguy cơ quá tải. Tuy nhiên, ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19 hiện là thách thức khi tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ trên toàn châu Phi mới là 7,5%, hơn 80% dân số vẫn chưa được tiêm mũi đầu. Tiến sĩ Moeti lo ngại “hỗn hợp độc hại” gồm các yếu tố tỷ lệ tiêm phòng thấp, virus không ngừng lây lan và biến đổi và sự xuất hiện của Omicron đang gây ra mối đe dọa hiện hữu với châu Phi.

WHO cũng kêu gọi các nước châu Á-Thái Bình Dương củng cố năng lực của hệ thống y tế và tiêm phòng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị ứng phó với đợt dịch mới do biến thể Omicron. Các nước khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Ấn Độ đã ghi nhận sự xuất hiện của Omicron. Nhiều nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về đi lại quốc tế để giảm thiểu nguy cơ biến thể xâm nhập, hạn chế nhập cảnh với những người đến từ 7 quốc gia châu Phi.

Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng các biện pháp kiểm soát biên giới có thể giúp kéo dài thời gian nhưng mỗi quốc gia và mỗi cộng đồng cần chủ động chuẩn bị ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới, với khả năng lây lan nhanh của biến thể. Quan chức WHO nhấn mạnh các nước cần tận dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ các đợt bùng phát dịch trước đó, đặc biệt là đợt bùng phát biến thể Delta, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho các nhóm dễ tổn thương và triển khai các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Trước diễn biến dịch bệnh còn nhiều phức tạp và sự xuất hiện của biến thể Omicron, Việt Nam đang ưu tiên triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch đã được áp dụng trong thời gian qua. Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng nắm chắc, bám sát thực tiễn, dự báo tốt tình hình, nhất là diễn biến dịch bệnh có liên quan biến thể mới; kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Chủ động ứng phó làn sóng dịch bệnh tiếp theo do biến thể mới - Hình 2
Kiểm tra giấy tiêm chủng ngừa COVID-19 trước khi vào một trung tâm mua sắm ở Berlin, Đức, ngày 3/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Cùng với các chính phủ, các công ty dược phẩm cho biết có thể nhanh chóng sản xuất được các loại vaccine mới. Hiện các hãng dược Pfizer, Moderna, AstraZeneca… đang gấp rút chạy đua sản xuất các loại vaccine đặc hiệu phòng ngừa biến thể Omicron. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Omicron cho thấy bất chấp nỗ lực phòng chống dịch và nghiên cứu khoa học phát triển hay điều chỉnh vaccine và thuốc chữa bệnh để thích ứng thì thế giới dường như vẫn “chậm” hơn so với tốc độ biến đổi của virus khi tỷ lệ bao phủ vaccine không đồng đều.

Dù tỷ lệ tiêm phòng trung bình cao như châu Âu hay thấp như châu Phi thì biến thể mới xuất hiện cũng vẫn làm gia tăng áp lực cho tất cả, chừng nào vẫn còn người chưa an toàn trước virus thì cả thế giới vẫn chưa an toàn. Còn cần thêm nhiều tuần nữa để “giải mã” Omicron, nhưng có một thực tế chưa bao giờ thay đổi kể từ khi dịch bùng phát là với một dịch bệnh toàn cầu thì cần cách phản ứng toàn cầu mới có thể hóa giải. Như khẳng định của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những nỗ lực nhằm trao cơ hội tiếp cận công bằng vaccine và phối hợp hành động trong các biện pháp ứng phó dịch bệnh toàn cầu sẽ mang lại thành quả, và chỉ khi đó thế giới mới có thể chủ động trước những làn sóng dịch.

Liệu Omicron có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em hơn các biến thể khác?

Cho tới nay, dịch COVID-19 dường như ít ảnh hưởng lớn đến trẻ em. Tuy nhiên, khi biến thể Omicron xuất hiện, tỉ lệ trẻ em nhập viện tăng cao bất thường ở Nam Phi đang khiến nhiều người lo lắng.

Liệu Omicron có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em hơn các biến thể khác? - Hình 1
Hai cậu bé chạy ngang qua một bức tranh tường tại Kliptown của Soweto, Nam Phi. Ảnh: Reuters

Tỉ lệ trẻ em nhập viện tăng cao

Theo hãng tin CNA, hôm 4/12, một quan chức y tế Nam Phi cảnh báo rằng chúng ta cần phải cảnh giác khi số trẻ em nhập viện đang tăng cao trong làn sóng COVID-19 thứ tư ở Nam Phi, nhưng mọi người không nên quá hoảng sợ vì các ca nhiễm đều ở mức độ nhẹ.

Ntsakisi Maluleke, chuyên gia y tế công cộng ở tỉnh Gauteng cho biết trong số 1.511 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các bệnh viện ở tỉnh, có 113 trẻ dưới 9 tuổi, tỉ lệ lớn hơn so với các làn sóng trước đó.

"Báo cáo của các bác sĩ lâm sàng chỉ ra rằng những đứa trẻ này chỉ mắc bệnh nhẹ", bà nói và cho biết thêm rằng giới chức y tế và các nhà khoa học đang điều tra nguyên nhân khiến tình trạng nhập viện ở lứa tuổi trẻ hơn gia tăng. Bà hy vọng nhiều thông tin rõ ràng hơn sẽ được cung cấp trong hai tuần tới.

Vào tháng trước, thành phố Tshwane, thuộc tỉnh Gauteng - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng COVID-19 mới do biến thể Omicron gây ra ở Nam Phi - đã ghi nhận số lượng trẻ sơ sinh nhập viện tăng vọt.

Dữ liệu do Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm (NICD) của Nam Phi công bố cho thấy có đến 52 trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi trong tổng số 452 người (chiếm gần 10%) phải nhập viện vì COVID-19 ở thành phố này trong khoảng thời gian từ ngày 14/11 đến 28/11. Con số này cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng biến thể Omicron có thể gây ra rủi ro lớn hơn cho trẻ nhỏ so với các biến thể virus SARS-CoV-2 trước đó.

Mối liên hệ giữa Omicron với tỉ lệ trẻ nhập viện gia tăng

Liệu Omicron có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em hơn các biến thể khác? - Hình 2
Số trẻ em mắc COVID-19 đã tăng vọt ở Nam Phi trong thời gian gần đây. Ảnh: AP

Các nhà khoa học Nam Phi cho biết họ vẫn chưa thể xác nhận mối liên hệ giữa Omicron và tỉ lệ trẻ sơ sinh nhập viện cao. Giới chức cho rằng nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khác gây ra. Do chỉ có một tỉ lệ nhỏ các mẫu bệnh phẩm virus SARS-CoV-2 của Nam Phi được giải trình tự gien, giới chức không chắc rằng những trẻ sơ sinh nhập viện có nhiễm Omicron hay không.

Giáo sư Anne von Gottberg, nhà vi sinh vật học lâm sàng tại NICD, cho rằng mọi người không nên lo lắng về số lượng trẻ sơ sinh nhập viện.

"Chúng ta không nên lo lắng quá vì điều này. Có vẻ như trên thực tế, số trẻ phải nhập viện đã gia tăng từ trước khi có sự xuất hiện của Omicron. Chúng tôi đang xem xét dữ liệu rất rất cẩn thận, nhưng hiện tại, tôi không chắc chắn rằng điều đó liên quan đến Omicron", bà nói.

Dữ liệu cho thấy 29% số trẻ nhập viện vì COVID-19 ở nhóm 0-4 tuổi mắc bệnh nặng - tỉ lệ tương tự một số nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ mắc bệnh nặng ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Dữ liệu cũng chỉ ra trong số những trẻ dưới 4 tuổi, chỉ có 1% trường hợp nhập viện dẫn đến tử vong.

Liệu Omicron có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em hơn các biến thể khác? - Hình 3
Một y tá chuẩn bị vaccine COVID-19 ở Dutywa, thuộc tỉnh Eastern Cape, Nam Phi. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học tại NICD cũng cho biết chưa rõ liệu tất cả trẻ sơ sinh nhập viện có mắc COVID-19 hay không, vì không phải tất cả trẻ em đều được xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Vì những lý do thực tiễn, trẻ sơ sinh có các triệu chứng về đường hô hấp tại Nam Phi đều được điều trị như bị mắc COVID-19, nhưng chúng có thể mắc một bệnh khác, chẳng hạn cúm.

Tỉnh Gauteng, đã ghi nhận số ca mắc cúm gia tăng trong tháng qua. Bà Maluleke cho biết nhiều bệnh nhân COVID-19 ở địa phương đã có những triệu chứng "không đặc hiệu" giống cúm như ngứa họng, trái ngược với các triệu chứng dễ nhận biết hơn như mất vị giác hoặc khứu giác.

"Chúng ta cần phải thực sự thận trọng khi xem xét các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh khác để tìm ra lý do tại sao xu hướng trẻ em phải nhập viện lại gia tăng", Giáo sư Gottberg nói.

Các nhà khoa học của NICD cũng chỉ ra một giả thuyết là các bậc cha mẹ có con nhỏ bị bệnh thường nhanh chóng đưa chúng đến bệnh viện, trong khi bệnh nhân ở các nhóm tuổi khác lại không vội vàng đi khám như vậy. Tuy nhiên, họ khuyến cáo các bậc phụ huynh và phụ nữ mang thai không nên coi nhẹ các triệu chứng giống cúm và hãy đi xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

"Mọi người không nên quá sợ hãi nhưng cần phải cảnh giác", bà nói.

Chuyên gia Maluleke cho biết mặc dù bệnh viện tỉnh Gauteng đã ghi nhận số bệnh nhân nhập viện tăng cao, nhưng công suất sử dụng giường COVID-19 chuyên dụng của tỉnh vẫn chỉ đạt khoảng 13%. Bà cho biết thêm rằng các kế hoạch dự phòng đã được đưa ra nếu công suất tăng lên.

Biến thể Omicron lần đầu được phát hiện ở miền nam châu Phi vào tháng 11. Cho tới nay, Omicron đã xuất hiện tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể mới gây ra, và liệu nó có khả năng kháng các loại vaccine hiện có hay không.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

08:57:41 20/11/2024
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.

UNESCO vinh danh gốm Hy Lạp với kỹ thuật cổ xưa

08:51:35 20/11/2024
Ông Kouvdis chia sẻ: Được UNESCO công nhận là một vinh dự lớn đối với tôi. Máy móc có thể sản xuất gốm nhanh gấp nhiều lần, nhưng không thể thay thế được sự tỉ mỉ trong kỹ thuật thủ công .

Quan hệ ViệtNhật không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả trên các lĩnh vực

08:49:22 20/11/2024
Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất trong khu vực, Top 40 nền kinh tế hàng đầu, Top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Ba nhà nghiên cứu tử vong trong sự cố thử nghiệm xe tại Hàn Quốc

08:46:56 20/11/2024
Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc cũng đã cử thanh tra lao động đến hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và xem xét khả năng áp dụng Đạo luật trừng phạt tai nạn nghiêm trọng.

Rạn san hô Great Barrier đối mặt với tình trạng san hô chết hàng loạt tệ nhất trong lịch sử

08:41:38 20/11/2024
Nhà nghiên cứu Mike Emslie đã mô tả mùa hè năm ngoái là một trong những sự kiện tẩy trắng san hô nghiêm trọng nhất mà Great Barrier từng phải trải qua, với mức độ vượt qua các lần trước đó.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Nông dân Anh biểu tình quy mô lớn để phản đối chính sách thuế mới

05:47:10 20/11/2024
Tuy nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp và Đất đai Quốc gia cho biết sẽ có gần 70.000 trang trại bị ảnh hưởng, cho rằng biện pháp thuế mới sẽ gây tổn hại đến các doanh nghiệp gia đình và làm mất ổn định an ninh lương thực.

Hezbollah nhất trí về dự thảo ngừng bắn

05:43:45 20/11/2024
Dự thảo ngừng bắn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngoại giao do Mỹ dẫn đầu nhằm chấm dứt cuộc xung đột leo thang kể từ cuối tháng 9, khi Israel phát động cuộc tấn công lớn vào Hezbollah sau các vụ đụng độ ở biên giới.

Trung Quốc khẩn trương ứng phó với bão Man-yi

05:41:09 20/11/2024
Cơ quan Khí thượng Trung Quốc cho biết do kết hợp với luồng không khí lạnh, bão Man-yi dự kiến sẽ gia tăng cường độ dọc khu vực duyên hải tỉnh Quảng Đông.

OPEC 'lạc lối' giữa sóng gió toàn cầu

05:21:42 20/11/2024
Cuối năm, khi các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh thông báo sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 1/2025, họ lại phải đối mặt với một sự kiện mới: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Gián đoạn dịch vụ đường sắt toàn Sydney do đình công

05:19:14 20/11/2024
Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển trong nội đô, tình trạng gián đoạn này còn ảnh hưởng đến các chuyến tàu liên thành phố, gây khó khăn cho người lao động ngoại ô Sydney thường đi làm bằng tàu.

Có thể bạn quan tâm

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Netizen

11:05:46 20/11/2024
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.