Chủ động trước bệnh dại
Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam ( Cục Thú y), tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 72 người tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ tốt nhất phòng bệnh dại.
Gia tăng trẻ em nhập viện
Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận trường hợp bé gái 4 tuổi ở Mê Linh (Hà Nội) bị chó pitbull nhà hàng xóm tấn công.
Theo bác sĩ Hoàng Mạnh Hà – Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, bệnh nhi bị chó cắn ở mặt và chân, đặc biệt là vùng mặt. Ngay khi vào cấp cứu, bệnh nhân đã được làm vệ sinh, cắt lọc và khâu tạo hình thẩm mỹ. Sau phẫu thuật em bé đã được tiêm vaccine phòng dại và tiêm phòng uốn ván. Hiện sức khỏe em ổn định, tiếp tục được theo dõi.
Đầu tháng 11, tại Phú Thọ, một bệnh nhi 4 tuổi bị chó nhà nuôi cắn vào mắt. Theo đại diện Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhi vào viện trong tình trạng rách mi dưới mắt, đau đớn và được người nhà đưa đi tiêm phòng dại, uốn ván.
Trước đó, hồi đầu tháng 10, bác sĩ CKII Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhiễm và Covid-19 (Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM) cũng cho biết, khoa đã tiếp nhận, điều trị cho 2 bệnh nhi mắc bệnh dại trong tình trạng nguy kịch được chuyển đến từ Gia Lai và Đắk Nông, một bé 8 tuổi và một bé 13 tuổi.
TS.BS Nguyễn Huy Luân – Phòng khám Nhi – Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết theo liệu trình, người bị chó mèo cắn cần tiêm phòng dại bằng 5 mũi vaccine vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 20 kể từ khi bị cắn. Về lý thuyết vẫn có trường hợp phát bệnh dại dù đã tiêm phòng, có thể do cơ thể chưa tạo ra miễn dịch đầy đủ, vết thương độc lực lớn hoặc vết cắn ở vị trí nguy hiểm nên di chuyển nhanh, vaccine không còn hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá hiếm.
Video đang HOT
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có khoảng 60.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vaccine phòng dại. Tại Việt Nam, những năm qua, mỗi năm ghi nhận 240 – 300 ca tử vong do bệnh truyền nhiễm thì có đến 1/3 là tử vong do bệnh dại.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vaccine dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình tàn phá.
Các biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 – 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, việc di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.
Có 2 thể bệnh dại: thể cuồng và thể liệt. Thể cuồng, ngay khi bị nhiễm virus, nếu không tiêm vaccine dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là sốt cao, đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, hành vi hung hăng, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, lú lẫn, co thắt cơ bắp, ngưng tim.
Ở thể này, người bệnh sẽ chết chỉ sau 1 tuần kể từ ngày phát bệnh. Thể bại liệt khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều trường hợp nghĩ chó nhà nuôi nên chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vaccine phòng.
Tuy nhiên, người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%. Vaccine phòng dại không gây hại cho người tiêm. Vaccine phòng dại được sản xuất từ virus dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi bị chó mèo cắn, cào, liếm (đặc biệt nguy hiểm nếu bị chó cắn ở vùng đầu – mặt – cổ, đầu chi là nơi có nhiều dây thần kinh), cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
Gia tăng trẻ em nhập viện, tiêm vaccine dại vì bị chó nhà cắn
Số mũi tiêm vaccine phòng dại tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 9 tháng đầu năm 2023tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ tốt nhất phòng bệnh dại.
Thận trọng khi bị chó nhà cắn
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tại Phòng Khám-Tư vấn tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ người bị chó mèo cắn đến tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, với 271 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại, trong đó trên 70% trường hợp ở Hà Nội và gần 68% là trẻ dưới 15 tuổi.
Việc tiêm phòng vaccine dại được thực hiện cho 326 đối tượng với 679 liều tiêm, trẻ dưới 15 tuổi chiếm chủ yếu (khoảng 60%).
Số mũi tiêm vaccine phòng dại trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng hơn 3 lần so cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, nhiều trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng đa vết thương toàn thân do chó cắn.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, thời gian qua, cả nước đã ghi nhận 61 ca tử vong do dại, tăng 18 ca so cùng kỳ năm ngoái (khoảng 42%).
Bên cạnh đó, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao ở những tỉnh trước đây không phải là khu vực trọng điểm về bệnh dại. Đa số các trường hợp tử vong đều chưa được tiêm phòng do tâm lý chủ quan cho rằng chó nhà cắn và tại thời điểm cắn chó bình thường, không hiểu biết về bệnh dại, trẻ bị chó cắn nhưng không nói với gia đình, tâm lý e ngại với vaccine phòng dại...
Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nhưng có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bệnh dại gần như gây tử vong 100%. Trong 99% trường hợp, chó nhà là nguyên nhân truyền virus dại sang người.
Tuy nhiên, bệnh dại cũng có thể ảnh hưởng đến cả động vật nuôi và động vật hoang dã. Virus dại lây lan sang người và động vật qua nước bọt, thường là qua vết cắn, vết trầy xước hoặc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc (ví dụ như mắt, miệng hoặc vết thương hở).
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trương Trọng Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, ngay khi bị chó cắn (dù chó dại hay chưa xác định chó có mắc bệnh dại hay không) phải nhập viện ngay. Bởi nếu chẳng may bị nhiễm virus dại và không điều trị kịp thời thì sau khoảng 3-12 tuần, các triệu chứng của bệnh dại có thể xuất hiện; thậm chí dấu hiệu bệnh dại có thể bắt đầu sớm hoặc trễ hơn. Và nguy hiểm khi các triệu chứng dại xuất hiện, người mắc bệnh dại hầu như tử vong.
Chuyên gia này cho biết, bệnh dại có 2 dạng: Thể cuồng và thể liệt. Triệu chứng ở thể cuồng có thể bao gồm: Sốt cao, đau đầu, cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc bỏng rát bất thường hoặc không giải thích được (dị cảm) tại vị trí bị cắn.
Vài ngày sau đó, khi virus tấn công đến hệ thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống bắt đầu tiến triển. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: Bồn chồn, lo lắng, sợ nước, sợ gió, bị ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy mọi thứ), lú lẫn, hành vi hung hăng, co thắt cơ bắp, khó thở, nuốt khó, tiết nhiều nước bọt, sủi bọt ở miệng, tê liệt, ngưng tim ngưng thở, tử vong.
Ở nhóm người mắc bệnh dại bị liệt chỉ chiếm khoảng 20% ca bệnh. Người bệnh có dấu hiệu tê liệt cơ bắp, bắt đầu ở vị trí vết thương, cơ bắp tê liệt dần dần bị tê liệt, bắt đầu từ vết cắn hoặc vết xước. Tình trạng hôn mê từ từ phát triển, và cuối cùng là cái chết. Thể liệt của bệnh dại thường bị chẩn đoán nhầm, góp phần vào việc báo cáo chưa đầy đủ về bệnh.
Vaccine là biện pháp ngăn ngừa duy nhất
Bác sĩ Đinh Thị Vân Anh, Phó Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng vaccine: "Vaccine phòng dại không gây hại cho người tiêm. Vaccine phòng dại được sản xuất từ virus dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác. Mọi người đừng lo ngại, hay do dự tiêm vaccine phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời".
Để kiểm soát bệnh dại ở động vật, cần tiêm vaccine cho thú nuôi, đặc biệt cho chó, kể cả chó con.
Những người có nguy cơ, bao gồm các bác sĩ thú y, người vận chuyển thú vật, người thám hiểm hang động, công nhân xử lý virus và những người đi du lịch đến các vùng lưu hành dịch,... nên tiêm vaccine dự phòng trước khi phơi nhiễm.
Phơi nhiễm với bệnh dại là trường hợp người bị chó, mèo, động vật nghi dại cắn, liếm hoặc bị nước bọt của động vật nghi dại dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bộ phận sinh dục) hoặc các phơi nhiễm với bệnh phẩm/virus dại tại phòng thí nghiệm.
Khi bị chó hoặc động vật cắn, cào, liếm vào vết xước,..., cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy, càng sớm càng tốt trong 15 phút.
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn iode; cồn 70 độ hoặc rượu mạnh; xà phòng, dầu gội, dầu tắm...
Khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh theo từng trường hợp cụ thể căn cứ theo tình trạng động vật cắn, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh; tình trạng và số lượng vết cắn, vị trí bị cắn; tình hình bệnh dại trong vùng.
Xót xa bé 4 tuổi bị chó Pitbull lên cơn dại tấn công Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội bị chó Pitbull nhà hàng xóm tấn công phải nhập viện cấp cứu. Con chó sau đó đã bị người dân đánh chết và được xét nghiệm cho kết quả mắc bệnh dại. Chiều 11/12, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 tuổi ở Mê...