Chủ động phòng ngừa tín dụng đen
Hôm qua, 25-10, bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vụ vỡ nợ tín dụng đen.
- Gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ, tình trạng này đang đặt ra vấn đề gì, thưa ông?
- Khó khăn về kinh tế tác động đến tình hình tội phạm rất phức tạp, trong đó có cả tội pham hình sự và tội phạm kinh tế. Thời gian vừa qua, do nhu cầu xã hội, việc vay mượn trong dân diễn ra phổ biến. Thống kê cho biết, trong 9 tháng qua, có 60 vụ do vay mượn dẫn đến vỡ nợ. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến các thị trường bất động sản, tài chính chứng khoán, vàng… Khi các thị trường này tụt giảm dẫn đến hậu quả những khoản đầu tư bị thất bại. Chúng tôi đang tiến hành thống kê, xử lý, đồng thời đưa ra một số giải pháp kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, nhất là liên quan đến hành lang pháp lý và các quy định của pháp luật. Hiện nay, quy định xử lý hành chính về vay mượn trong nhân dân chưa có quy định cụ thể. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, vay mượn dạng tín dụng “đen” lãi suất phải gấp 10 lần quy định của ngân hàng (14%) thì mới xử lý hình sự. Còn dưới mức ấy thì xử lý hành chính.
- Như vậy, các vụ vỡ nợ xử lý sẽ không đơn giản?
- Những vụ xử lý được là những vụ chúng ta vận dụng các quy định pháp luật về lừa đảo; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về ý thức, người vay biết không có khả năng trả nợ nhưng vẫn vay… Nếu làm rõ được yếu tố chủ quan thì có thể xử lý hình sự được. Còn những trường hợp có hợp đồng, có lãi suất thì được xử lý theo pháp luật dân sự. Chúng tôi hiện đang tập hợp các tài liệu để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu xây dựng thông tư hướng dẫn việc điều tra, xử lý dạng tội phạm này. Thiệt hại do tín dụng đen gây ra rất lớn, có vụ đến hàng trăm tỷ đồng.
Video đang HOT
- Người cho vay là người thiệt hại nhất, nhưng họ cũng là người vi phạm bởi lãi suất cho vay thường gấp 6-7 lần ngân hàng?
- Vấn đề này phải tiếp tục kiểm tra, đánh giá để có hướng xử lý phù hợp với thực tiễn. Người ta cho vay, mất hàng chục tỷ đồng… nhưng theo quy định người ta không sai. Vì phải cho vay trên 140%, (tức hơn 10 lần lãi suất ngân hàng) thì mới vi phạm, còn dưới mức đó không xử lý hình sự được. Không khéo lại thành hình sự hóa là rất phức tạp.
- Ở một số vụ vỡ nợ lớn vừa qua, khả năng thu hồi các khoản nợ cho bị hại ở mức độ nào, thưa ông?
- Ở hầu hết các vụ vỡ nợ, tiền vay đều đã được đầu tư vào các thị trường như chứng khoán, bất động sản. Khi tiến hành điều tra, số tiền và tài sản thu lại không nhiều lắm cho nên có thể nói gần như phần lớn người cho vay bị thiệt hại nặng, thu hồi không được nhiều.
- Liệu có tâm lý người cho vay chưa đi trình báo vì hy vọng còn vớt vát thu hồi được tiền từ con nợ?
- Người dân không phải sợ tố cáo mà theo quy định pháp luật hiện nay, vấn đề đó đang được giải quyết bằng dân sự. Cho nên phần lớn người dân đều thực hiện theo hướng đó. Cũng có thực tế là người dân chưa muốn tố cáo ra công an để bằng cách nào đó thu hồi một phần tài sản. Nhiều người nghĩ khi đối tượng bị bắt giữ việc thu hồi sẽ khó hơn. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, khi cho vay dân sự, người dân phải hết sức phòng ngừa. Đặc biệt, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần chủ động trình báo với cơ quan công an để xử lý.
- Có thể ước lượng được thiệt hại do vỡ tín dụng “đen” thời gian qua?
- Hiện chúng tôi đang tổng hợp số liệu. Nhưng bước đầu có thể tới 500 tỷ đồng và tập trung ở khoảng 10 địa phương là các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Theo ANTD
Chủ quyền hàng trăm căn nhà trong tay "tín dụng đen"
Mấy ngày nay ở các phường Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, Thới An thuộc Q.12 (TP.HCM), hàng trăm người dân bàng hoàng bởi chủ quyền nhà của họ được bà chủ đất mang đi cầm cho tín dụng đen lấy hàng chục tỉ đồng.
Bức xúc, nạn nhân đã nhiều lần kéo nhau đến nhà bà Đỗ Thị Luận (ở chợ Hiệp Thành) đòi chủ quyền. Cùng lúc đó, cũng có một nhóm khác, mặt mày bặm trợn, tới nhà bà Luận đòi xiết nhà bởi "đến hẹn mà không trả tiền". Hai bên tranh chấp gắt gao, buộc bà Luận phải chạy vào Công an phường để "bảo toàn tính mạng".
Người dân kéo kín cổng công an phường đòi gặp bà Luận tối 21.10. Bà Luận phải vào công an tá túc (ảnh nhỏ) - Ảnh: Hoài Nam
Gặp chúng tôi, nhiều người dân cho biết, có người giới thiệu họ tới mua đất của bà Luận. Trước khi đặt cọc, họ được bà Luận hứa khi nào có giấy phép xây dựng thì mới phải trả hết tiền và cam kết sẽ chịu trách nhiệm làm chủ quyền cho từng hộ sau khi họ xây xong nhà. Sau đó, bà Luận giao thêm cho họ một số giấy tờ chung chung rồi yêu cầu các nạn nhân giao tiền (ít nhất 500 triệu đồng, nhiều lên đến cả tỉ đồng), xây dựng nhà, chờ ngày nhận chủ quyền. Những người mua nhà xây sẵn của bà Luận cũng vậy: sau khi bà Luận đưa hàng loạt người cùng đi lên phòng công chứng, được công chứng viên trực tiếp lăn tay họ yên tâm giao hết tiền chỉ chờ ngày bà Luận giao giấy chủ quyền. Hồ sơ mà bà Luận giao cho các hộ mua nhà, đất chỉ có một giấy phép xây dựng, giấy ủy quyền của chủ đất cho bà Luận và giấy chủ quyền của chủ cũ (có khi chính bà Luận đứng tên) đều photocopy.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, bà Luận tìm mua những căn nhà cũ có chủ quyền (sổ hồng), có diện tích đất lớn để phân thành nhiều căn nhỏ. Sau đó xin phép xây dựng chung cho cả khu đất rồi phân ra nhiều nền (hoặc nhà) bán cho các hộ dân. Khi những căn nhà (hoặc đất) đã được bà Luận bán hết, bà giữ lại sổ chính rồi mang đi cầm hoặc bán cho người khác.
Tính đến thời điểm này, có khoảng gần 100 hộ dân mua nhà, đất của bà Luận đã bị sập bẫy bằng những thủ đoạn trên, số tiền liên quan khoảng gần trăm tỉ đồng, trong đó có những căn nhà bà Luận bán cho 2 người. Bà Luận cũng thừa nhận: bà mang chủ quyền của những hộ dân đi cầm cho tín dụng đen để vay trên 30 tỉ đồng, có những sổ bà Luận cầm với lãi suất tới 30%/tháng.
Trung tá Lương Văn Phương - Trưởng Công an P.Hiệp Thành cho biết, sau khi tiếp nhận đơn của người dân tố cáo, Công an phường đã thụ lý ban đầu. Hiện vụ việc đã chuyển lên Công an quận để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Thanh Niên
Vỡ nợ, hàng trăm người lo mất nhà Gin hàng trăm că tại quận 12 - TPHCM bị ngn cầm cố, sang tên vay tiền ri nay tuyên bố vỡ n Chon chiều 22-10, hàng trăm ngc gần ch Hiệp Thành (phng Hiệp Thành, quận 12 - TPHCM) vẫn bỏ công ăn việcm, nhốn nhoi tìm bàn (55 tuổi, trú cùngịa phng). Với việc muat ct lênn kng và bn gi...