Chủ động phòng, chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019-2020
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3384/SNN-TL đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019-2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, để chủ động phòng, chống hạn hán, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã: Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất trên cơ sở bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với thực tế của địa phương và năng lực nguồn nước. Đối với những diện tích cấy lúa có khả năng không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ phải kiên quyết chuyển sang cây trồng cạn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thủy lợi trong việc quản lý vận hành hệ thống thủy lợi, đặc biệt là các công trình mới được bàn giao từ các quận, huyện, thị xã về các công ty quản lý đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh xã hội trên địa bàn.
Liên quan đến nhiệm vụ này, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố: Kiểm tra, rà soát hệ thống công trình thủy lợi. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổ chức sửa chữa các hư hỏng công trình, nạo vét các cửa dẫn nước, bể hút trạm bơm đầu mối, hệ thống kênh mương và thủy lợi nội đồng; chuẩn bị các phương tiện, công cụ bơm tát dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết; phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cấp nước, đảm bảo phục vụ sản xuất.
Video đang HOT
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng giải pháp hạ thấp cao trình bơm, lắp đặt máy bơm dã chiến để lấy nước sông Hồng ở mức thấp, đảm bảo vận hành bơm nước tưới phục vụ gieo cấy trong mọi tình huống, mọi điều kiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố. Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết để lập kế hoạch tích nước hồ chứa phù hợp, đồng thời, đảm bảo an toàn công trình.
Chủ động vận hành các công trình lấy nước tưới ven sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ… nhằm khai thác triệt để nguồn nước khi có yêu cầu phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, đồng thời, bổ sung nguồn nước vào các sông và các kênh tiêu, ao, hồ, đầm, vùng trũng tạo nguồn nước chống hạn; quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.
Phối hợp, đôn đốc chủ đầu tư và đơn vị quản lý thực hiện các dự án thủy lợi, dự án liên quan đến công trình thủy lợi kiểm tra, lập, triển khai giải pháp đảm bảo phục vụ sản xuất trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, lập kế hoạch tưới, tiêu và xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2019-2020…
Theo PL&XH
Hà Nội: Bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 496/BC-SNN, về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Sở NN&PTNT cho biết, trong 3 ngày (từ 3-9 đến 5-9), bệnh DTLCP đã phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 12 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.293 con lợn với trọng lượng 71.910kg. Đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.680 hộ chăn nuôi (chiếm 36,8% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.329 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 511.866 con lợn (chiếm 27,3% tổng đàn) với trọng lượng 35.131 tấn. Tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 67.098 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tổng số cơ sở, hộ chăn nuôi có từ 200 con trở lên phải tiêu hủy là 177 với tổng số lợn phải tiêu hủy là 73.358 con (trong đó có 7 hộ, cơ sở có chăn nuôi từ 1.000 con trở lên phải tiêu hủy với số lợn 15.023 con).
Công tác phòng, chống bệnh DTLCP được Thành ủy, UBND thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng, chống ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh đến nay. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn tại hộ có dịch cơ bản được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch.
Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, ngành liên quan: Tập trung hướng dẫn các địa phương thực hiện văn bản số 5169/BNN-TY ngày 22-7-2019 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Triển khai có hiệu quả 4 đợt tiêu độc, khử trùng đại trà trên địa bàn toàn thành phố, với tổng số hóa chất đã cấp, sử dụng là 216 tấn. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 250 tấn hóa chất và 8.414 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ánh qua đường dây nóng.
Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh với các tỉnh trên địa bàn cả nước, đặc biệt chú trọng 24 tỉnh phía Bắc đã ký cam kết cùng Hà Nội. Tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với DTLCP tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đến nay, có 246 xã, phường (chiếm 55% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên) đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh DTLCP.
T.Quang
Theo ĐS&PL
Hà Nội: 50% số xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 443/BC-SNN, về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa Theo Sở NN&PTNT, trong ngày 14-8, bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh tại 31 hộ chăn nuôi thuộc 8 quận, huyện,...