Chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng
Hằng năm, cứ vào mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn xảy ra tình trạng cháy rừng diện rộng.
Mặc dù ngành chức năng đã có cảnh báo đỏ, nhưng chính quyền và người dân không thể kiểm soát được “giặc lửa”.
Nguyên nhân gây cháy rừng gần đây là do thói quen đốt thực bì để dọn đất, chuẩn bị cho vụ mới, cộng với tình trạng người dân dùng lửa bất cẩn trong rừng.
Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao ở Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: baoquangnam.vn
Cuộc chiến với “giặc lửa” để giữ rừng
Chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng tại các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức, Nam Giang, Nông Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn… làm hàng trăm ha rừng bị cháy rụi. Hỏa hoạn gây hại cho các cánh rừng trồng keo lá tràm và do người dân phát cây làm rẫy, hoặc do doanh nghiệp phát rừng để trồng lại cây mới. Cháy rừng không chỉ làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân mà thậm chí đã gây ra chết người.
Là địa phương nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, huyện Thăng Bình sơ hữu hơn 9.320 ha rừng, trong đó gần 810 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại là rừng trồng.
Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam, phụ trách Trạm Kiểm lâm Thăng Bình, cho biết, theo Quyết định 2209, ngày 7/1/2011 của UBND tỉnh, Thăng Bình có 2.589 ha rừng ở 6 xã Bình Lãnh, Bình Quế, Bình Phú, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị nằm trong vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, địa phương còn xác định có thêm 2.161 ha rừng cũng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 6 xã ven biển gồm Bình Nam, Bình Sa, Bình Đào, Bình Hải, Bình Dương và Bình Trung. Quản lý tổng cộng 4.750 ha rừng nằm trong vùng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 12 xã, những năm qua, Trạm Kiểm lâm Thăng Bình luôn chú trọng phối hợp với cơ quan chức năng và địa phương tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra chưa thể kiểm soát được.
Theo ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng nhưng từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 vụ cháy rừng. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài trên diện rộng; nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng còn hạn chế…
Thời gian tới, huyện sẽ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy; vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sống gần rừng nâng cao trách nhiệm về bảo vệ rừng. Riêng các xã có rừng có trách nhiệm phối hợp với Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam triển khai cho hộ gia đình, tổ chức có rừng ký cam kết về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Nắng nóng kéo dài trong những ngày qua càng khiến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Nam Giang trở nên khó khăn, mức độ cảnh giác được nâng cao hơn bao giờ hết. Cùng với xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó cháy rừng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và “5 sẵn sàng” (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin) hiệu quả và an toàn.
Video đang HOT
Theo ông Arất Bhen, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang, kể từ khi thành lập, đơn vị được giao quản lý tổng diện tích hơn 55.510 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên trên lâm phận quản lý có thảm thực vật rừng phân bố khá đều từ chân đến đỉnh đồi núi cao, với mật độ dày và nhiều tầng; địa hình phức tạp, hiểm trở, dân cư phân bố không đồng đều, bị chia cắt bởi nhiều sông suối… khiến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tính đặc thù ở miền núi là mùa khô thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 8 hằng năm. Những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu nên mùa khô xuất hiện khá sớm, có năm từ tháng 2 và kéo dài đến hết tháng 9 với tình trạng khô kiệt khiến nguy cơ cháy rừng luôn ở mức rất cao. Vì thế, bên cạnh sự chủ động xây dựng kịch bản và các phương án ứng phó phù hợp với thực tế, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy từ phía cộng đồng, giúp rừng luôn được đảm bảo an toàn.
Xác định cộng đồng dân cư là lực lượng tại chỗ giúp chính quyền địa phương giám sát, quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả, thời gian qua, bên cạnh nâng cao ý thức, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, Nam Giang thành lập các tổ phòng cháy, chữa cháy tại các thôn, xã. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phản ánh hiện trạng về môi trường rừng và đã qua các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy. Để giữ rừng an toàn, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân miền núi, lực lượng chức năng ở Nam Giang triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, huy động người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, xem đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Ngoài ra, lực lượng chức năng ở Nam Giang hướng dẫn người dân làm đường biên, phát dọn sạch sẽ khu vực giáp ranh tại vị trí đất rẫy, đồi keo nhằm đảm bảo không để xảy ra trường hợp gây cháy rừng do chủ quan, lơ là. Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy ở Nam Giang vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy; chưa có công trình bể nước, hệ thống đường băng cản lửa tại các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao…
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho thấy, từ năm 2016 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại của tỉnh là hơn 623,5 ha (giảm 462,2 ha so với giai đoạn 2011 – 2015). Nguyên nhân phần lớn do cháy rừng và lấn chiếm đất rừng tự nhiên, rùng phòng hộ để mở rộng diện tích sản xuất.
Trước các vụ cháy rừng chưa tìm ra nguyên nhân, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng vừa xảy ra; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm và làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, hội, đoàn thể và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Công điện nêu rõ, thời gian qua do thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ cháy rừng tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Phước Sơn… gây thiệt hại nhiều diện tích rừng. Theo dự báo, trong thời gian tới thời tiết vẫn còn tiếp tục diễn biến cực đoan phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời, tổ chức ký cam kết với các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cùng với đó, các sở ngành, địa phương rà soát, kiểm tra thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng” trong chữa cháy rừng; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ hằng ngày trong suốt mùa nắng nóng. Đối với các khu vực trọng điểm và khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao thì bố trí lực lượng chốt chặn, tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào rừng, ngăn chặn các hành vi đưa lửa vào rừng, kịp thời phát hiện đám cháy, huy động lực lượng tham gia nhanh chóng dập tắt cháy rừng không để xảy ra cháy lớn.
Các cơ quan, đơn vị chức năng cần thực hiện nghiêm chức trách quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; giám sát, hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài. Trong những ngày nắng nóng, dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nghiêm cấm các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa và các hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.
UBND tỉnh yêu cầu các ban quản lý rừng (chủ rừng) thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí phương tiện, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thường trực tại các vùng trọng điểm để theo dõi nắm bắt tình hình, kịp thời thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn và hỗ trợ các địa phương.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh chuẩn cần bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cần thiết để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Quảng Nam: Khô hạn, hàng chục hộ dân xã đảo Tam Hải thiếu nước sinh hoạt
Hơn 80 hộ dân đang sinh sống tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang lâm vào cảnh "khát nước" sinh hoạt do nắng nóng kéo dài.
Khổ vì thiếu nước sinh hoạt
Gần 1 tháng nay, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hằng ngày, người dân phải đi cả chục cây số để chở nước về sử dụng, cuộc sống của họ vô cùng vất vả.
Bữa trưa giữa tháng 6, nắng như đổ lửa, chúng tôi bắt gặp ông Lê Tấn Ích (62 tuổi, ở thôn Long Thạnh Tây, xã đảo Tam Hải) chở theo 2 thùng phi nước cồng kềnh về nhà dùng. Ông Ích cho biết, xã đảo Tam Hải đang bước vào đỉnh điểm của mùa khô hạn, nắng nóng kéo dài khiến người dân khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt. Ở trong thôn nhiều nhà có giếng khoan nhưng chỉ dùng được vào mùa mưa còn mùa nắng này thì bị nhiễm mặn.
Người dân phải sắm thùng phi để hứng nước mưa để dành sử dụng.
"Cứ vào mùa nắng nóng là người dân chúng tôi lại tá hỏa lo tìm nguồn nước để đảm bảo sinh hoạt cho gia đình. Thậm chí nhiều lúc phải sử dụng nước nhiễm mặn vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Muốn có nước sạch thì phải đi cả chục cây số để chở về, rất mất công mà không được bao nhiêu. Người dân quanh đây phải sắm mấy cái thùng phi và xây hồ chứa hứng nước mưa để dành sử dụng", ông Ích chia sẻ.
Không riêng gì gia đình ông Ích, hầu hết các hộ khác tại xã đảo Tam Hải cũng lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt như vậy. Ông Đinh Văn Tám (61tuổi, trú xã Tam Hải) cho hay: "Trời thì nắng, nước lại thiếu khiến cuộc sống của chúng tôi đảo lộn hết. Nhà tôi có cái giếng đào bữa nay cũng bị nhiễm mặn nên không dùng được, phải hứng nước mưa để phục vụ sinh hoạt của cả gia đình".
Theo tìm hiểu, tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng tại xã đảo Tam Hải đã kéo dài từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ngay tại trung tâm xã Tam Hải, một công trình nước sạch được đầu tư 4 tỷ đồng lại bỏ hoang, gây lãng phí. Công trình nước sạch trên được xây dựng năm 2018, đến nay đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa khoan giếng lấy nước.
Ước tính, giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm có khoảng hơn 250 hộ dân trên xã đảo Tam Hải thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị nhiễm mặn. Tình trạng nuôi tôm tự phát ồ ạt tại xã đảo Tam Hải cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị nhiễm mặn ngày thêm nghiêm trọng.
Công trình nước sạch hơn 4 tỷ đồng tại trung tâm xã đảo Tam Hải đã hoàn thành các hạng mục xây dựng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí.
Phải xây dựng phương án cung cấp nước lâu dài
Ông Nguyễn Công Tiến - Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết, xã sẽ khắc phục tạm những bể nước đã có trên địa bàn để cung cấp nước cho người dân.
"Tạm thời xã sẽ cho sửa chữa những bể chứa nước có trên địa bàn để cung cấp nước cho người dân. Còn về lâu dài sẽ lắp đặt hệ thống dẫn nước về các thôn. Huyện Núi Thành đã có khảo sát để dẫn ống nước sạch từ bên ngoài vào xã", ông Tiến cho biết.
Lý giải về việc công trình nước sạch hơn 4 tỷ đồng tại trung tâm xã đảo Tam Hải đã hoàn thành các hạng mục xây dựng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí, ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, do người dân sợ khi khoan giếng cỡ lớn sẽ làm đứt mạch nước ngầm, nên không triển khai được.
Theo ông Lê Văn Sinh, nguồn nước ở xã đảo Tam Hải bị nhiễm mặn, người dân thiếu nước sinh hoạt nên phải xây dựng phương án cung cấp nước lâu dài, ổn định đời sống cho bà con.
Nước giếng bị nhiễm mặn nhưng người dân buộc phải dùng vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
"Để giải quyết bài toán nước sinh hoạt cho người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành đã xây dựng dự án làm đường ống dẫn nước sạch ra xã, bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án", ông Sinh nói.
Được biết, dự án đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải có chiều dài hơn 8km, điểm đầu tuyến bắt nối vào đường ống cấp nước từ xã Tam Hiệp sang. Tổng mức đầu tư của dự án trên là 9 tỷ đồng. Dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng thiếu nước ở xã đảo Tam Hải.
Ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, sở đã phối hợp với huyện Núi Thành tính toán để sớm triển khai xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước ra xã đảo Tam Hải.
"Tỉnh đã có cơ chế kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch nên sẽ bàn cách thiết kế một dự án đưa hệ thống nước sạch ra xã đảo Tam Hải. Hiện UBND huyện Núi Thành đang triển khai dựa án này", ông Tý nói.
Nguy cơ cháy rừng ở Cà Mau Ngày 8/4, đại diện Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Cà Mau cho biết, hơn 44.500 ha rừng ở Cà Mau bị khô hạn, trong đó nhiều diện tích rừng đứng trước nguy cơ cháy cao. Hiện, diện tích rừng của tỉnh bị khô hạn dự báo cấp cháy cấp cao (cấp III) hơn 14.520 ha,...