Chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa
Thời tiết giao mùa, các tỉnh miền bắc những ngày gần đây có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa sáng và chiều, khiến nhiều người mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh cúm mùa.
đưa trẻ đến khám và điều trị nội trú tại các bệnh viện do các bệnh về cúm mùa.
Những ngày qua, Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương luôn chật kín phụ huynh đưa bệnh nhi tới khám. Ngoài các bệnh nhi bị sốt xuất huyết, nhiều trẻ đến khám do sốt, viêm phế quản, viêm phổi, cúm A… Vỗ nhẹ từng nhịp vào lưng đứa con trai 20 tháng tuổi đang quấy khóc tại hành lang bệnh viện, chị Nguyễn Thị Nhàn (32 tuổi, trú tại Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) chia sẻ: “Bé nhà tôi bị viêm phế quản nặng đang điều trị ở viện được hai ngày rồi. Trước đó con bị ho, khó thở, khò khè, gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư và được kê thuốc uống, sau vài ngày thấy không đỡ, tôi quyết định cho con nhập viện. Các bác sĩ chẩn đoán con tôi bị viêm phế quản”. Chị Phan Thu Giang (trú tại Mỗ Lao, Hà ông) cũng có con gái 24 tháng tuổi phải nhập viện do viêm phế quản nặng. “Sau khi được chẩn đoán viêm phế quản, các bác sĩ đã kê đơn thuốc và cho gia đình chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, đến chiều, bé bất ngờ sốt cao, kèm theo cả co giật. Tôi lo quá, đành cho bé nhập viện luôn”, chị Giang nói.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện là thời điểm giao mùa, vi-rút phát triển mạnh, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa tăng cao. Số lượng bệnh nhân khám ở viện tăng khoảng 30-40%, trong đó có nhiều bệnh nhân nhiễm cúm A, cúm B, sốt xuất huyết… Hiện, bệnh viện đã kín giường, phải tăng giường điều trị để thu dung theo ba nhóm là nhóm các cháu bị nhẹ, nhóm có tổn thương hô hấp đơn thuần, nhóm có bệnh lý nền, kèm theo bệnh nặng. Tuy nhiên, do lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện rất đông, nguy cơ quá tải và lây nhiễm chéo luôn thường trực.
Bác sĩ Vũ Thị Mai (Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết), cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, trực tiếp qua các giọt bắn, dịch tiết ở mũi khi nói chuyện hoặc hắt hơi…”Khoảng một tháng nay, trẻ nhập viện tăng mạnh và chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, cúm… Trong đó, đã ghi nhận một số trẻ bị viêm phổi do nhiễm vi-rút Adeno”, bác sĩ Mai nói.
Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC (thuộc Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam), từ đầu tháng 9/2022 đến nay, lượng khách hàng đến tiêm vắc-xin cúm tăng gấp đôi so với thời điểm các tháng hè. Trong khi đó, các bệnh truyền nhiễm khác như Covid-19, sốt xuất huyết và mới đây là vi-rút Adeno vẫn đang ở mức cao. Hiện, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu, cần phải chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Để phòng bệnh về đường hô hấp hay do vi-rút Adeno gây ra,… các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần giữ vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ăn uống đủ chất, tập thể dục để nâng cao thể trạng. Riêng với những bệnh có vắc-xin, như cúm, Covid-19… người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; không tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Viêm phổi và viêm phế quản khác nhau thế nào?
Nhiều người nhầm lẫn viêm phổi và viêm phế quản khi cùng có triệu chứng ho, sốt, tắc nghẽn ngực.
Video đang HOT
Nếu bạn bị ho, sốt và ngực cảm giác như bị tắc nghẽn bởi có chất nhầy, vậy rốt cuộc bạn mắc viêm phế quản hay viêm phổi? Cả hai đều là bệnh nhiễm trùng phổi với các triệu chứng tương tự nhau, đặc biệt chúng còn làm người bệnh đau đớn hơn nhiều so với cơn ho dai dẳng.
Nhưng trên thực tế, viêm phổi thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Thế thì làm thế nào chúng ta có thể phân biệt chính xác 2 bệnh này và biết khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng?
Viêm phổi khác viêm phế quản
Saba Hamiduzzaman, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Đại học Y tế Loma Linda ở Loma Linda, California, giải thích: "Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của các ống phế quản (ống dẫn khí đến phổi)".
Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mạn tính và thường trở nặng sau khi một người bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, có thể kéo dài trong vài tuần và tự khỏi. Tiến sĩ Hamiduzzaman lưu ý rằng thường không có tổn thương lâu dài do viêm phế quản cấp tính gây ra.
Cô nói: "Viêm phế quản cấp tính thường dễ lây lan và khi bạn ho hoặc hắt hơi qua tay, virus có thể lây lan sang các bề mặt gần bạn. Người xung quanh chạm tay vào các bề mặt đó có thể sẽ bị nhiễm virus".
Viêm phế quản mạn tính xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD, bệnh viêm phổi mạn tính gây cản trở luồng khí từ phổi) và có tiền sử hút thuốc.
Trong khi đó, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang hoặc các túi khí trong phổi chứa không khí bạn hít vào. Theo Mayo Clinic, viêm phổi có thể đe dọa tính mạng.
Tiến sĩ Hamiduzzaman giải thích: "Viêm phổi do vi khuẩn gây ra và hiếm khi liên quan đến virus, có nghĩa nó thường không lây nhiễm vì sự nhiễm trùng nằm trong túi khí của phổi và không truyền sang tay hoặc bề mặt khi bạn ho".
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?
Theo tiến sĩ Hamiduzzaman, viêm phế quản mạn tính có thể nghiêm trọng hơn so với chẩn đoán cấp tính vì nó có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra và thường sẽ bùng phát vào mùa đông.
Các triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài khoảng 3 tháng. Để được coi là mạn tính, bệnh sẽ tái phát mỗi năm trong ít nhất hai năm. Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm ho, nghẹt mũi, tắc nghẽn ngực, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết rằng khi một người nào đó bị viêm phổi, các túi khí chứa đầy vi khuẩn và dịch nhầy gây ra ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và/hoặc khó thở.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể kéo dài đến 2-3 tuần và bao gồm ho, tắc nghẽn ngực, sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, lú lẫn (nếu người bệnh trên 65 tuổi), đau ngực trầm trọng hơn khi thở, giảm sự thèm ăn.
Bệnh nhân viêm phổi và viêm phế quản đều ho có đờm. (Ảnh: Aaentmd)
Viêm phổi và viêm phế quản được chẩn đoán thế nào?
Nhiều triệu chứng ở trên khá giống nhau có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn về tình trạng bệnh mà bạn có thể mắc phải. Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết viêm phế quản nhẹ hơn, trong khi viêm phổi nặng hơn và thường kèm theo sốt.
Tiến sĩ Hamiduzzaman nói rằng chẩn đoán viêm phế quản có thể được thực hiện bằng cách xác định các triệu chứng trên và đôi khi người ta sẽ lấy dịch mũi họng để xem loại virus nào đang gây ra các triệu chứng.
"Nếu triệu chứng của bạn kéo dài hơn 2-3 tuần hoặc nếu có sự thay đổi về màu sắc hoặc số lượng của đờm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị", cô ấy nói.
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết chẩn đoán viêm phổi sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi để xem sự bất thường trong phổi, nơi xuất hiện bệnh viêm phổi.
Có khả năng mắc cả 2 bệnh không?
"Mặc dù có thể bị cả 2 bệnh nhiễm trùng cùng một lúc, nhiều khả năng viêm phế quản không được điều trị sẽ di chuyển từ đường thở xuống phổi và trở thành viêm phổi. Và thế là bệnh nhân sẽ bị tái phát", cô giải thích.
Cách điều trị cho từng loại bệnh
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết điều trị viêm phế quản thường bao gồm các loại thuốc để hạ sốt. Ngoài ra, bổ sung nước và các loại vitamin như vitamin C có thể giúp giảm thời gian có triệu chứng của viêm phế quản.
Nếu bạn bị viêm phổi do vi khuẩn, bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu các triệu chứng tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với viêm phổi do virus, điều trị có thể đơn giản như theo dõi chất lỏng và kiểm soát các triệu chứng nhẹ hơn. Tiến sĩ Hamiduzzaman nói: "Nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng, bạn phải đến bệnh viện để tiêm kháng sinh hoặc tiêm bổ sung oxy".
Nguy cơ bệnh đường hô hấp gia tăng khi trẻ quay lại trường học Thời tiết thất thường, cùng đó mùa tựu trường đang đến gần, các chuyên gia lo ngại bệnh đường hô hấp có nguy cơ gia tăng. 20 - 30 trẻ phải nhập viện mỗi ngày Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Việt...