Chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn gây ô nhiễm môi trường
Năm 2021, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên-Môi trường sẽ tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Lực lượng công an kiểm tra, xác minh số chất thải xuống khu vực bãi rác, thuộc Tiểu khu Vũ Yên, thị trấn Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN)
Thế giới đã bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu và ô nhiễm của thế giới nếu không có giải pháp chủ động phòng ngừa và kiểm soát.
Trong khi đó, ở trong nước, môi trường đã và đang chịu áp lực lớn từ các nguồn ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động.
Trước thực trạng trên, ngay trong năm 2021 – năm khởi đầu cho một giai đoạn mới, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Đơn vị cũng chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn (khu công nghiệp, làng nghề…); tăng cường các biện pháp phòng ngừa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do địa phương phê duyệt đánh giá tác động môi trường, các cơ sở, dự án gây ảnh hưởng lớn tới di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Về quản lý chất thải rắn, Tổng cục Môi trường tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương và các đô thị đặc biệt; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải.
Trước mắt, các thành phố lớn trực thuộc Trung ương và tại các đô thị đặc biệt áp dụng thí điểm, trên cơ sở đó hoàn thiện và trình ban hành áp dụng trên cả nước. Ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; công bố các Danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng theo quy định; xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia.
Để đảm bảo chất lượng môi trường, Tổng cục Môi trường sẽ đánh giá sức chịu tải của môi trường nước mặt và xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với một số sông liên tỉnh như sông Cầu, Nhuệ, Đáy, Vu Gia-Thu Bồn, Đồng Nai và một số sông liên tỉnh khác.
Giải quyết ô nhiễm không khí, Tổng cục Môi trường triển khai các giải pháp đề ra tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí như xây dựng và trình ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025; rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp , khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam…
Vi phạm kéo dài tại 2 công ty xử lý rác ở TP.HCM
Vi phạm về xử lý chất thải rắn từ năm 2018 nhưng đến nay, Công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa khắc phục triệt để theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về việc xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã nhận được đơn phản ánh của người dân TP.HCM về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 2 công ty trên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát quá trình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 2018 đến nay, đồng thời kiểm tra trên hiện trường với 2 công ty này.
Một số bãi rác ở TP.HCM chưa đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ảnh: Tiến Tuấn.
Với Công ty Cổ phần Vietstar, Bộ TN&MT cho biết năm 2018, bộ đã kết luận Vietstar có công suất thiết kế là 1.400 tấn rác/ngày. Tuy nhiên, thực tế, công ty tiếp nhận 1.800 tấn/ngày (vượt công suất 28,5%). Do đó, Bộ TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu Vietstar thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ngày 29/7/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận thì nhận thấy công ty chưa thực hiện triệt để các yêu cầu. 5 tháng sau, ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh. Kết quả cho thấy hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt công ty đang tiếp nhận là khoảng 2.000 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế của nhà máy là 1.400 tấn/ngày.
Ở khu vực ngoài trời, công ty đang lưu giữ khoảng 160.000 tấn chất thải trơ tại 2 bãi lưu chứa có diện tích khoảng 32.000 m2, được che bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, có nhiều khu vực không được phủ kín, để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ 2 bãi được thu gom qua rãnh nhưng có nhiều vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác thấm trực tiếp vào môi trường đất.
Rác thải là một trong những vấn đề đối với TP.HCM. Ảnh: Hải Long.
Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018, Tổng cục Môi trường đã thanh tra, qua đó xác định công ty đã vượt công suất thiết kế 20%. Cụ thể, công ty tiếp nhận 1.200 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày. Tổng cục Môi trường đã yêu cầu công ty thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, tương tự Vietstar, khi Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận vào 30/7/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa thực hiện triệt để.
Đến ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường quay lại kiểm tra khu vực xử lý chất thải thì nhận thấy công ty đã tăng lượng tiếp nhận lên 1.300 tấn/ngày. Ngoài trời, công ty lưu giữ khoảng 240.000 tấn chất thải trơ trên diện tích khoảng 63.750 m2 và che phủ bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, nhiều khu vực không được che phủ kỹ, để lộ chất thải ra ngoài trời và phát sinh nước rỉ rác.
Đáng chú ý, nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp vào môi trường đất và chảy ra hồ trong khuôn viên công ty. Hồ này không lót đáy và không có trong hồ sơ công trình bảo vệ môi trường mà công ty đã được phê duyệt.
Qua thanh tra, Tổng cục Môi trường tổng kết 2 công ty này đã vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường kéo dài từ 2018 tới nay và chưa được khắc phục triệt để. Bộ TN&MT đề nghị UBND TP.HCM tổ chức đánh giá lại ngay hiệu quả xử lý chất thải rắn của 2 công ty và yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
'Thu phí theo khối lượng sẽ thúc đẩy phân loại rác' Cơ chế tính giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ "góp phần thúc đẩy người dân phân loại tại nguồn", theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Chiều qua 17/11, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) với tỉ lệ 91,91%. VnExpress phỏng vấn ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi...