Chủ động đề phòng dịch bệnh
Các nghiên cứu, thống kê cho thấy, phần lớn số trường hợp chết do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) là những người già, có các bệnh lý khác đi kèm nên hệ miễn dịch suy yếu.
iều này cho thấy vai trò của khả năng miễn dịch góp phần giảm nguy cơ mắc và giảm mức độ trầm trọng của bệnh cảnh lâm sàng.
oàn viên, thanh niên Thủ đô tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Ảnh: HÀ THU
Bộ Y tế đã có những khuyến cáo cộng đồng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng, bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh đến nơi đông người… Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp dự phòng này, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) đề xuất một số giải pháp chăm sóc dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. ây cũng là yếu tố quan trọng mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để phòng tránh bệnh tật trong mùa dịch.
Những năm gần đây, thực phẩm chứa lợi khuẩn được người tiêu dùng quan tâm sử dụng do đặc tính có lợi cho sức khỏe. Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn khác nhau, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, do phương thức sống cộng sinh tự nhiên, thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của nhiều loài động vật. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” (vi khuẩn có lợi cho con người). Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. ây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của “vật chủ” cộng sinh. Probiotic tăng cường sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác.
Hệ miễn dịch là một hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể, probiotic có thể tăng cường miễn dịch thông qua việc thúc đẩy sự sản xuất các kháng thể, các tế bào có chức năng miễn dịch như tế bào sản xuất IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên (Nature killer cell)… Nghiên cứu của đại học Reading (Anh) cho thấy nhóm nghiên cứu gồm những người tình nguyện uống sản phẩm có probiotic trong vòng bốn tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn so với nhóm đối chứng không uống probiotic.
Video đang HOT
Người Việt Nam có một số thói quen ăn uống không đúng, dễ làm lây nhiễm từ người mang mầm bệnh sang người lành. Khi nguy cơ dịch Covid-19 lây lan thì những thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe cần sớm thay đổi. Trong bữa ăn của người Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát gia vị, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn, sự hiếu khách và bày tỏ sự gần gũi thân mật, thậm chí còn gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng thay vì cho vào bát mới ăn.
ể hạn chế sự lây nhiễm các loại bệnh, cần thay đổi thói quen ăn uống như: Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/đôi đũa sạch để dùng chung, mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/ thìa dùng chung. Mỗi người có bát nước chấm/đĩa gia vị riêng để dùng tùy theo sở thích.
Ngoài ra, một thói quen cũng cần bỏ ngay là ăn mớm hay nhai mớm. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn còn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường là trẻ nhỏ, lứa tuổi ăn bột hay cháo. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Khi cho trẻ ăn bột, một số người có thói quen cho thìa bột vào miệng mình để ngậm cho nguội trước khi bón cho trẻ. Những thói quen nêu trên làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm của người mang mầm bệnh cho người lành qua con đường ăn uống, đường hô hấp.
TRƯƠNG TUYẾT MAI VÀ NGUYỄN VĂN TIẾN
Theo nhandan
Con số 315 người rời khỏi Sơn Lôi là chưa chính xác
Sáng ngày 17/2, ông Vũ Việt Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đã trao đổi nhanh với Báo Pháp Luật Việt Nam: "Con số 315 người rời khỏi Sơn Lôi là chưa chính xác, hiện nay chúng tôi đang rà soát và tổng hợp lại."
Trước đó, theo thông tin một số báo đưa, sáng ngày 15/2, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã có buổi làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Minh Chung - Chủ tịch huyện Bình Xuyên cho biết, trên địa bàn huyện có 4 xã có ca bệnh dương tính là Quất Lưu, Sơn Lôi, Gia Khánh, Thiện Kế. Trong số 102 người cách ly tập trung tại trường quân sự tỉnh thì xã Sơn Lôi có 30 người, cách ly tại hộ gia đình 131 người, cách ly tại phòng khám đa khoa Quang Hà 41 người.
Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc (ảnh internet)
Đặc biệt, theo ông Chung, thời điểm đó có 315 người ở xã Sơn Lôi, nơi có nhiều người bệnh Covid-19 nhất cả nước, đã rời địa bàn sau khi lệnh cách ly ban hành. Hiện, đang thống kê cụ thể và tìm cách đưa những người này về địa phương cách ly bắt buộc.
Tuy nhiên, sáng ngày 17/2, ông Vũ Việt Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid -19, đã trao đổi nhanh với Báo Pháp Luật Việt Nam: "Con số 315 người rời khỏi Sơn Lôi là chưa chính xác, hiện nay chúng tôi đang rà soát và tổng hợp lại ".
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, trong thời gian qua người dân Vĩnh Phúc và tại xã Sơn Lôi không có đảo lộn về sinh hoạt. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Vì thế, người dân có thể yên tâm, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và xã Sơn Lôi vẫn đang trong tầm kiểm soát, hy vọng sớm có thể khoanh vùng, chấm dứt dịch.
"Hơn 10 nghìn người dân với 6 thôn ở xã Sơn Lôi đã được lập danh sách từng hộ gia đình, cử cán bộ chủ động theo dõi sức khỏe từng người (thống kê người có dấu hiệu sốt, ho, ớn lạnh,...). Mặt khác, tại xã Sơn Lôi cũng thiết lập các xe cấp cứu để chở những trường hợp đi cấp cứu và đi cách ly, nơi khám bệnh cũng được phân ra rõ ràng, công tác khử trùng, vệ sinh đường làng ngõ xóm cũng được tiến hành", Ts.Trần Như Dương báo cáo.
Báo cáo tại buổi làm việc, Ts.Trần Như Dương - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế cho biết, trong phòng chống dịch COVID-19, cần phát hiện sớm ca nghi ngờ để cách ly, bởi Tại Trung Quốc cho thấy có tới 86% số ca lây trong hộ gia đình.
Theo PGS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá tại Vĩnh Phúc, đã có lây đến thế hệ F3 trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện các ca bệnh chưa có bất thường. Các bác sĩ làm chủ về công tác điều trị.
Sau khi nghe các báo cáo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Vĩnh Phúc rất đồng bộ, cho tới thời điểm này tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn được kiểm soát tốt. "Cần tuyên truyền để dân không hoang mang, hoảng sợ nhưng vẫn cảnh giác. Cán bộ y tế phải tiếp tục sàng lọc kỹ để tránh bỏ sót người thuộc diện phải cách ly", ông Tuyên nói.
Được biết, tối 15/2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế ngành về việc chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Để quản lý chặt chẽ các trường hợp bệnh trên, Cục Khám chữa bệnh đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, rà soát công tác tiếp nhận, phân loại người bệnh theo 3 nhóm trường hợp bệnh trên (bệnh nghi ngờ, bệnh có thể, bệnh xác định).
Châu Anh
Theo baophapluat
Người dân "tâm dịch" Covid-19 Sơn Lôi mang gà tiếp tế cán bộ ở chốt Ông Nguyễn Như Tâm - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) - khu vực đang được khoanh vùng các ly dịch Covid-19 cho biết, vào các buổi tối, người dân trong xã cũng mang gà, mang khoai ra tặng lực lượng chốt trực quanh làng. Chiều 17/2, thông tin với PV về tình hình địa phương, ông Nguyễn...