Chủ động các biện pháp chống rét cho người và gia súc
Trong những ngày qua, nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, đặc biệt tại Sa Pa, đèo Ô Quý Hồ, dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fansipan ( thị xã Sa Pa) đã có băng giá. Trong khi đó, tại các xã vùng cao tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái… cũng đã xuất hiện băng giá dày đặc.
Trẻ em Trường Mầm non Simacai, huyện Simacai (Lào Cai) phải sử dụng thêm chăn trong giờ học để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Đây là đợt băng giá đầu tiên xảy ra ở các địa phương trên trong mùa Đông năm nay.
Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: Để chủ động ứng phó với đợt thiên tai, giá rét khắc nghiệt này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai) đã yêu cầu các tỉnh, thành phố; các bộ, ngành chủ động biện pháp ứng phó. Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, đặc biệt là ở vùng cao biết, chủ động phòng chống.
Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, khách du lịch, nhất là tại các trường nội trú như: hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học. Triển khai che chắn, giữ ấm cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết: Huyện Mèo Vạc hiện có trên 86.440 con gia súc, để đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Thành lập tổ chỉ đạo phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc; phân công các thành viên, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Các cơ quan chức năng của huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho gia súc; tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như thân cây ngô, bao tải để che chắn chuồng trại.
Các tỉnh miền núi phía Bắc đã thành lập các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn về cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống; triển khai lực lượng xung kích tại cơ sở, hỗ trợ vật tư, kinh phí để giúp nhân dân, trú trọng gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại như: gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại; di chuyển, tập trung các đàn đại gia súc chăn thả tự do đến nơi tránh rét; chuẩn bị, dự trữ thức ăn, vaccine phòng bệnh…
Cứu nạn tàu cá bị hỏng máy, gặp sóng lớn trên vùng biển Quảng Trị
Tàu bị hỏng trong lúc vùng biển có gió cấp 6, giật cấp 7, sóng cao 3 mét đẩy tàu trôi dạt nhanh, các thuyền viên hoang mang, mệt mỏi..
Hồi 5h ngày 4/1, trong lúc đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Quảng Trị tại vị trí 17017'N - 108016'E thì tàu BĐ 97692 TS gồm 07 thuyển viên do ông Tôn Văn Hùng (thôn Thiện Đức Long, xã Hoài Hương, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng bất ngờ bị gãy trục láp.
Tàu mất khả năng điều động, trôi dạt trên biển, ông Hùng cùng các thuyền viên trên tàu nỗ lực khắc phục sự cố nhưng không thành công.
Lúc này thời tiết tại khu vực đang chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7, sóng cao 3 mét đẩy tàu trôi dạt nhanh, các thuyền viên hoang mang, mệt mỏi sau nhiều giờ nỗ lực sửa chữa tàu dưới điều kiện thời tiết xấu.
7 thuyền viên gặp nạn được đưa lên tàu SAR 412 trong tình trạng mệt mỏi, hoảng loạn. (Ảnh: Danang MRCC).
Nhận thấy tình huồng nguy hiểm vượt ngoài tầm kiểm soát, tàu có khả năng bị sóng đánh lật, ông Hùng đã liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp.
Tiếp nhận thông tin báo nạn, Trung tâm đã hướng dẫn thuyền viên thực hiện các biện pháp chuẩn bị về thiết bị an toàn, cứu sinh, lập các phương án tìm kiếm cứu nạn và báo động toàn hệ thống sẵn sàng phương tiện triển khai nhiệm vụ.
Qua xác minh, khu vực tàu bị nạn không có phương tiện có khả năng hỗ trợ, tàu trôi dạt với tốc độ nhanh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng hải.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lúc 17h45' cùng ngày, Trung tâm đã điều động tàu SAR 412 khẩn trương rời cầu ứng cứu cho tàu BĐ 97692 TS.
Sau nhiều giờ hành trình dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đến 22h45' cùng ngày, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu cá BĐ 97692 TS để triển khai cứu nạn, 07 thuyền viên gặp nạn được đưa lên tàu SAR 412 trong tình trạng mệt mỏi, hoảng loạn và được chăm sóc y tế tích cực, tàu SAR 412 đồng thời triển khai công tác chống chìm, hỗ trợ lai dắt cho tàu BĐ 97692 TS để bảo toàn tài sản cho bà con.
Đến 7h34' ngày 5/1, tàu SAR 412 đã đưa 07 thuyền viên gặp nạn cùng tàu BĐ 97692 TS về đến Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định. Các thuyền viên gặp nạn sau khi được chăm sóc y tế sức khỏe đã bình phục, tinh thần ổn định.
Nâng cao kiến thức đi biển cho bà con ngư dân Nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng hoạt động trên biển (ngư dân, thuyền viên, chủ tàu thuyền) trong việc thực hiện quy định của luật pháp Việt Nam đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn trên biển theo Công ước Quốc tế tìm kiếm, cứu nạn hàng hải năm 1979 (SAR79), Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố,...