Chu Đệ và cuộc dời đô đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc
Chu Đệ chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách hung tàn cũng như các lý luận của phụ vương Chu Nguyên Chương.
Ông cũng là một vị vua máu lạnh khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Thập Tam Lăng (13 lăng mộ của nhà Minh) tọa lạc tại phía Nam chân núi Thiên Thọ, huyện Xương Bình, cách thủ đô Bắc Kinh 100km về phía Bắc.
Diện tích khu lăng mộ rộng hơn 120km2, là nơi yên nghỉ của 13 vị hoàng đế nhà Minh. Đây cũng là một trong những di chỉ lăng mộ Hoàng đế được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh của Trung Quốc.
Trong Thập Tam Lăng, Trường Lăng là lăng chính, thờ Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Trường Lăng là lăng chính, thờ Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Mặc dù đây là vị Hoàng đế có tiếng trong lịch sử triều Minh, song ông không lên ngôi báu theo chế độ “cha truyền con nối”, không dùng biện pháp hòa bình mà là dùng vũ lực để cướp ngôi, thống trị thiên hạ.
Theo sử sách Trung Quốc, Chu Tiêu – Thái tử của Hoàng đế khai lập ra triều Minh Chu Nguyên Chương qua đời khi còn rất trẻ. Trong hoàn cảnh đó, Hoàng thái tôn Chu Kiến Văn trở thành người kế thừa ngai vàng.
Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu. Đó chính là Kiến Văn Hoàng đế.
Tuy nhiên, những ngày giữ ngang vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn Hoàng đế kéo dài không được bao lâu.
Chú thứ 4 của ông là Yên Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), xưng danh “Thanh quân trắc” (có nghĩa là thanh trừ kẻ xấu thân cận bên cạnh quân vương), khởi binh lật đổ nhà vua.
Video đang HOT
Trong khi việc Hoàng đế bị lật đổ còn chưa rõ ràng, Chu Đệ lấy danh nghĩa người chiến thắng, soán ngôi Hoàng đế, sau đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, trứ danh trong lịch sử Minh triều.
Thanh trừng trung thần cựu triều, di dời cố đô ngập trong biển máu
Là chư hầu một phương, việc Yên Vương khởi binh phản đối chính quyền trung ương là một hành động đại nghịch bất đạo.
Những quan viên Minh triều trung thành với Kiến Văn Hoàng đế – người được lập nên theo cách chính thống, hợp với luật lệ triều đình, không ngừng phản kháng quân đội của Yên Vương, đáng được coi là những trung thần.
Tuy nhiên, khi Kiến Văn Hoàng đế bị soán ngôi, Yên Vương đã lãnh đạo các anh em huynh đệ của mình khống chế thế cục. Bản thân ông trong chốc lát đã trở thành Vĩnh Lạc Hoàng đế, tình thế theo đó cũng nhanh chóng đổi thay.
Dù Minh triều vẫn là Minh triều, nhưng trên thực tế, Minh triều đã trở thành triều đại của Yên Vương chứ không còn là của Kiến Văn Đế.
Những trung thần lâu nay luôn ủng hộ Văn Đế, lẽ tự nhiên gặp đại họa, bỗng chốc biến thành những kẻ phản Minh.
Theo nguyên tắc của Huyết thống luận: “Lão tử anh hùng nhi hảo hán, Lão tử phản động nhi hỗn đản”, những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc Hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi…
Tiếng than khóc, kêu gào thảm thiết, ai oán khắp thành Nam Kinh
Không những vậy, vợ, em gái, em dâu, cháu ngoại …, tất cả những phụ nữ có liên quan đến các bậc trung thần nói trên đều bị Chu Đệ đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ. Ngay cả những người đã xấp xỉ lục tuần cũng không ngoại lệ.
Thảm cảnh này xảy ra khắp Nam Kinh, thậm chí còn lan đến tận Bắc Kinh.
Sau khi Chu Đệ xưng đế, Nam Kinh chìm trong biển máu.
Từ quảng trường cố cung thời Minh cho đến Vũ Đài Hoa ở huyện Phụ Quách, không nơi nào máu không vương vãi. Những hình ảnh này đập thẳng vào mắt tân Hoàng đế, khiến tâm thế ông luôn trong trạng thái bất an.
Vĩnh Lạc Hoàng đế trước tình thế đó đã phải tính đến chuyện dời đô đến một nơi khác, mà ở đó ông không còn phải chứng kiến những cảnh tượng ám ảnh tâm trí mỗi ngày.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị Hoàng đế thứ 3 của Minh triều tính đến chuyện dời đô.
Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự. Trước khi bị Chu Nguyên Chương lật đổ, nhà Nguyên đóng đô tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh).
Thất thế, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản.
Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.
Một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406), bá quan văn võ tại Bắc Bình phụng chỉ Hoàng đế, điều động hàng trăm vạn người, chính thức xây dựng cung điện Bắc Kinh.
Những di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc như Cố Cung, Thiên Đàn, Đại Miếu và nhiều công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng khác mà chúng ta thấy ngày nay, chính là những công trình được dựng lên sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế dời đô đến Bắc Kinh. Chủ trì xây dựng công trình gồm Luy Thiên Đô Đốc Thiêm Sự Phong Thái Ninh Hầu Trần Khuê (mất năm 1419, khi công trình còn dở dang), Công bộ thị lang Ngô Trung, Hình bộ thị lang Trương Tư Cung, kiến trúc sư Thái Tín và trong đó có một thái giám người Việt tên Nguyễn An làm Tổng đốc công.
Như vậy, dù Bắc Kinh đã từng được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chọn làm kinh đô (Đại Đô), nhưng quãng thời gian này chỉ kéo dài 97 năm (1271 – 1368), sau khi Nguyên triều bị Chu Nguyên Chương lật đổ.
Chỉ từ sau khi Vĩnh Lạc Hoàng đế quyết định dời đô đến Bắc Kinh, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô (trừ thời kì Dân Quốc đóng đô ở Nam Kinh) và cũng là thủ đô của Trung Quốc ngày nay.
Bí mật kinh hoàng phía dưới sàn gạch Tử Cấm Thành bị rạn nứt
Là một công trình lịch sử quan trọng, ngay cả lớp gạch lát sàn của Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa những bí mật khiến người đời phải kinh ngạc.
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của nó. Trải qua hàng nghìn năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn chưa bao giờ bị thôi cuốn hút bởi công trình kỳ vĩ ẩn chứa nhiều bí mật này.
Sự hào nhoáng của Tử Cấm Thành đến từ từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả gạch lát sàn cũng ẩn chứa những câu chuyện riêng của nó.
Theo trang Sohu, trong một lần khi đang kiểm tra Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng của một vài viên gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa. Điều này đương nhiên cần phải được sửa chữa và bảo trì, vì vậy các chuyên gia bắt đầu cạy mở những tấm gạch lát sàn này. Nhờ đó, một bí mật bị chôn vùi suốt thời gian dài đã được hé lộ.
Sau khi lật lớp gạch bên trên lên, các chuyên gia phát hiện bên dưới có một lớp gạch khác y hệt, cứ đào một lớp lên thì bên dưới lại có lớp khác giống hệt. Tổng cộng, có 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau đều tăm tắp trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên bên dưới, không hề có cơ quan mật hay dòng nước nào. Khi đó, các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc, muốn biết bí mật đằng sau những tầng gạch này là gì? Rốt cuộc tại sao phải lát tới 15 tầng gạch chồng lên nhau?
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia mới phát hiện mục đích của 15 tầng gạch này hóa ra là nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoàng thất, mà đặc biệt là cho bậc Đế vương.
Điện Thái Hòa vốn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ khác nhau như lễ đăng cơ, đại hôn, ban thưởng, yến tiệc... Những nghi lễ này đều hết sức quan trọng, có thể coi là nghi lễ hàng đầu và cao quý nhất thời bấy giờ. Người xưa cực kỳ coi trọng những việc này, đặc biệt là ở những nơi như hoàng cung, vì vậy không được để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Cung điện là nơi canh phòng cẩn mật, trong ngoài đều có 3 lớp canh phòng. Ngoài ra, bức tường cao ngất bao bọc xung quanh cung điện cũng khó lòng leo lên được. Nhưng ngay cả như vậy, hoàng đế cũng không yên tâm, luôn lo sợ có thể sẽ có kẻ xấu đào lòng đất để đột nhập vào bên trong.
Chính vì thế, khi xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh mới yêu cầu những người thợ thủ công lát tầng tầng lớp lớp gạch bên dưới nền cung điện, để không kẻ nào có ý định xâm phạm được. Những viên gạch lát này cũng được thiết kế hết sức tinh xảo. Mỗi viên gạch mất tới 720 ngày với nhiều công đoạn khác nhau mới cho ra thành phẩm ưng ý nhất. Những viên gạch lát nền này không chỉ đẹp và tinh xảo mà còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, đông ấm hạ mát, giúp những người sống trong cung luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Ngoài ra, nhằm giữ bí mật này chôn vùi mãi mãi, không người nào khác biết được, ngay sau khi Tử Cấm Thành xây dựng xong, những người thợ thủ công này đều bị thủ tiêu hết. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bậc quân vương thời xưa thể hiện rõ trên từng viên gạch trong cung điện.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến 80 kẻ trộm không thể sống sót Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có rất nhiều ẩn số khiến mọi người tò mò. Các vị hoàng đế quyền lực với tư cách là những người cai trị, khi băng hà sẽ được chôn cất ở một nơi địa linh. Ví dụ như Lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, vị trí của lăng mộ là ở chân phía bắc của...