Chủ đầu tư Villa Park lỗ ròng gần 140 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020
Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông – chủ đầu tư dự án Villa Park, cũng là cổ đông lớn của Tổng công ty Licogi – báo lỗ ròng gần 140 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.
Chủ đầu tư Villa Park lỗ ròng gần 140 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020
Theo văn bản được Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây, 6 tháng năm 2020, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 139,5 tỷ đồng.
Được biết, cùng kỳ năm ngoái, Bất động sản Khu Đông cũng lỗ 57,2 tỷ đồng.
Mặc dù thua lỗ nhưng vốn chủ sở hữu một năm qua của Bất động sản Khu Đông vẫn tăng đáng kể, từ mức 800 tỷ đồng cuối tháng 6/2019 lên mức 1.075 tỷ đồng cuối tháng 6/2020.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này ở mức 5,3 lần, tức nợ phải trả vào khoảng 5.700 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bất động sản Khu Đông có trụ sở chính tại tầng M, An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP. HCM.
Theo giới thiệu, Bất động sản Khu Đông được thành lập vào năm 2009, với mục tiêu “trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trung và cao cấp”.
Đáng chú ý, doanh nghiệp này là chủ đầu tư của Villa Park, dự án tọa lạc trên đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, TP. HCM (kế cận Cao tốc Long Thành – Dầu Giây và đường Vành Đai Trong).
Dự án bao gồm 234 biệt thự đơn lập, song lập và liên lập trên tổng diện tích 11,2ha.
Đơn vị tổng thầu thi công của dự án là Công ty Cổ phần Xây dựng Hòa Bình; đơn vị tư vấn thiết kế là CPG Consultants; đơn vị phân phối sản phẩm là MIK Home và đơn vị quản lý dự án là PSA.
Bất động sản Khu Đông hiện cũng đang là cổ đông lớn của Tổng công ty Licogi với tỷ lệ sở hữu 35%.
CII đang nợ hơn 22.212 tỷ đồng vẫn muốn phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (mã CII, sàn HoSE) dự kiến họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu.
Thiệt hại từ vụ cháy Carina Plaza vẫn chưa được xác định chính xác để CII có cơ sở trích lập các nghĩa vụ tài chính liên quan
Hiện Công ty chưa xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, nhưng ngày chốt danh sách cổ đông đã được xác định dự kiến là ngày 22/9 tới.
Nội dung chính của buổi họp là xin ý kiến điều chỉnh phương thức phát hành trái phiếu với giá trị theo mệnh giá 1.600 tỷ đồng.
Đây là đợt phát hành trái phiếu có kèm chứng quyền, theo phương án ban đầu là phát hành riêng lẻ, nhưng Công tư dự kiến điều chỉnh sang phát hành rộng rãi ra công chúng.
CII xuất thân là tổ chức đầu tư tài chính, hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần đại chúng, được thành lập năm 2001 để góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng của UBND TP.HCM.
Sang năm 2013, với tốc độ tăng trưởng cao và hàng loạt các dự án đầu tư được triển khai, mô hình quản trị ban đầu không còn phù hợp nữa, CII quyết định tiến hành quá trình tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, đồng thời thực hiện tái cấu trúc tài chính. CII đã thành lập các công ty thành viên chuyên trách các mảng hoạt động đầu tư về hạ tầng.
Các đơn vị thành viên của CII gồm có Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII, Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hạ Tầng CII.
Trước đợt phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu lần này, CII đã có quy mô nợ phải trả khá lớn, với giá trị tại ngày 30/6/2020 là hơn 22.212 tỷ đồng; trong khi vốn chủ sở hữu cùng thời điểm chỉ là 8.424,9 tỷ đồng.
Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII hiện đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, khi đạt giá trị là 10.841,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.543,5 tỷ đồng;
Tại báo cáo tài chính giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2020, kiểm toán viên cũng nêu ý kiến nhấn mạnh để lưu ý người đọc cho biết, CII đã kiểm soát (trở thành công ty mẹ) Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy.
Trong khi đó, vụ cháy từ tháng 3/2018 tại Chung cư Carina Plaza tại TP. Hồ Chí Minh gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đây là dự án do Công ty Hùng Thanh, một công ty con của Năm Bảy Bảy làm chủ đầu tư.
Các nghĩa vụ pháp lý và đền bù thiệt hại liên quan đến vụ cháy này đang được các cơ quan có thẩm quyền điều tra, trong khi đó hiện Công ty Hùng Thanh với sự hỗ trợ từ Nam Bảy Bảy đã chi hơn 104 tỷ tạm ứng bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả.
Đến ngày lập báo cáo tài chính bán niên 2020, Công ty chưa có cơ sở để ghi nhận dự phòng nghĩa vụ phải trả vì còn chờ kết luật chính thức của các cơ quan điều tra.
CII và Năm Bảy Bảy còn hợp tác đầu tư Dự án Diamond Riverside, trong đó Năm Bảy Bảy góp 20% và CII góp 80%. CII đã đầu tư vào dự án trước khi Năm Bảy Bảy trở thành công ty con của CII.
Dự án Diamond Riverside toạ lạc trên lô đất rộng khoảng 4,1 ha ngay mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, Quận 8, cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút đi xe.
Khoảng 30% dự án là đất xây dựng chung cư, biệt thự và 70% còn lại là đất giao thông, cây xanh, trường học.
FECON trúng thầu thêm 2 dự án điện gió, tổng giá trị hợp đồng ký mới năm 2020 đạt 4.100 tỷ đồng Ngày cuối cùng tháng 8, Công ty cổ phần FECON (mã FCN - sàn HoSE) thông báo về việc trúng thầu 2 dự án điện gió tại Sóc Trăng với tổng giá trị 433,7 tỷ đồng. Năm 2020, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất 233 tỷ đồng và mảng điện...