Chủ đầu tư dự án biệt thự “làm xiếc” sổ đỏ của khách chiếm đoạt 205 tỷ đồng
Theo cáo buộc, bị can Phạm Quốc Dũng mang sổ đỏ dự án biệt thự Thanh Bình mà quyền sở hữu đã thuộc về khách để thế chấp cho ngân hàng bảo lãnh vay vốn.
Qua đó, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 3/11, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Phạm Quốc Dũng (44 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty TNHH Tư vấn – Dịch vụ – Thương mại Thanh Bình về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, công ty Thanh Bình là chủ dự án biệt thự cùng tên trên khu đất rộng 20 ha, gồm 209 lô đất và nền biệt thự du lịch ở phường 10, TP Vũng Tàu.
Năm 2006, sau khi dự án được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch, Phạm Quốc Dũng và ông Nguyễn Văn Tám (người tiền nhiệm) hợp tác xây dựng hạ tầng, lập sơ đồ, bản vẽ thiết kế từng lô biệt thự.
Sau đó, những người này chuyển nhượng dự án cho nhiều khách hàng thu về hơn 478 tỷ đồng. Trong đó, Dũng ký 62 hợp đồng, thu hơn 227 tỷ đồng. Ông Tám ký 85 hợp đồng, thu 232 tỷ và Phạm Nguyên Vũ (cháu ông Dũng) ký 7 hợp đồng thu hơn 18 tỷ.
Bị can Phạm Quốc Dũng tại thời điểm bị khởi tố. (ảnh: CTV).
Năm 2008, dự án được tỉnh cấp sổ đỏ. Công ty Thanh Bình không tách thửa, sang tên cho khách mà đem thế chấp cho 2 ngân hàng tại TPHCM để vay và bảo lãnh cho các công ty khác do Dũng hoặc người thân thành lập.
Tính tới thời điểm ban hành kết luận điều tra thì công ty Thanh Bình và các công ty được bảo lãnh đang nợ các ngân hàng hơn 1.400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Viện Kiểm sát xác định, tiền vay và thu của khách, công ty Thanh Bình chỉ sử dụng hơn 112 tỷ đồng làm hạ tầng dự án, xây thô một số căn biệt thự theo hợp đồng đã ký. Phần còn lại ông Dũng và doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khác, không trả nợ ngân hàng để giải chấp sổ đỏ.
Khi sự việc bị phát hiện, bị can 54 tuổi đã thỏa thuận với khách hàng thanh lý hợp đồng nhưng chỉ trả lại gần 22 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, ông chủ dự án biệt thự Thanh Bình đã chiếm đoạt hơn 205 tỷ đồng của 49 khách hàng, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm với số tiền ông Nguyễn Văn Tám đã thu của khách.
Còn Phạm Nguyên Vũ, khi ký hợp đồng với khách đều làm theo yêu cầu của Dũng. Vũ không thu tiền và không hưởng lợi, nên cơ quan điều tra không có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, cơ quan công tố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định hành vi của ông Nguyễn Văn Tám đã đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ông này đã qua đời vào năm 2013 nên nhà chức trách không xem xét trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến việc nhận thế chấp, bảo lãnh các bất động sản thuộc dự án biệt thự của công ty Thanh Bình, đầu tháng 5/2020, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết luận giám định của ngân hàng Nhà nước nên cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ.
Việt Nam cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI phát triển lâu dài
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài.
Các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề xuất chiến lược "Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực," (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
Trước những ý kiến đóng góp từ đại diện các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công văn số 389/LĐCP, trong đó khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thuận lợi tại Việt Nam cả trong và sau đại dịch COVID-19.
"Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị và trách nhiệm, tôi và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã trực tiếp trao đổi, giải đáp và đang tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường hợp tác, khắc phục hậu quả của dịch COVID-19, sớm tổ chức sản xuất an toàn, bảo đảm duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng, thúc đẩy phục hồi kinh tế," Thủ tướng nhấn mạnh.
Lộ trình mở cửa thống nhất, linh hoạt
Trước những đề xuất từ đại diện các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh cũng như hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (như đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh).
Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cụ thể hóa, thống nhất tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn; tập trung các nhóm giải pháp về thực hiện lộ trình mở cửa và thí điểm tổ chức sản xuất, bảo đảm sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất.
Chính phủ có chính sách ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài.
Trên tinh thần cùng hướng tới sự hợp tác, gắn bó lâu dài, mang lại lợi ích cho tất cả các bên, Thủ tướng đề nghị các hiệp hội và doanh nghiệp các nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác và đồng hành với Việt Nam để cùng chung tay vượt qua thử thách, khó khăn nhất thời hiện nay, thích nghi an toàn, linh hoạt và mở cửa phục hồi sản xuất, kinh doanh.
"Không có khó khăn nào mà chúng ta cùng chung tay, cùng quyết tâm mà lại không giải quyết được," Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp với vị trí, vai trò, có ảnh hưởng lớn, tiếp tục kêu gọi các nước, tổ chức quốc tế, các tập đoàn dược phẩm hỗ trợ cho Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị, vật tư, trang thiết bị y tế, nhất là tìm kiếm nguồn vaccine trong thời điểm hiện nay bằng mọi hình thức và nhanh nhất, sớm nhất có thể.
Các doanh nghiệp cho rằng các cơ quan chức năng cần có lộ trình rõ ràng và mốc thời gian cụ thể cho việc mở cửa trở lại. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
Vaccine là yếu tố then chốt
Trước đó, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam ( AmCham Việt Nam ), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham ) và Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc ( KoCham ) đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ về chiến lược "Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực," nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài cho biết rất ủng hộ định hướng chính sách chiến lược của Chính phủ là thích ứng để "sống chung với virus một cách an toàn" đồng thời đề xuất Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Đặc biệt là tại các khu vực kinh tế năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế phía Nam và Đà Nẵng, các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất việc tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và thiết lập trạng thái "bình thường mới," theo đó sớm dừng áp dụng Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 cũng như tránh áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế tương tự trong tương lai.
Phương án hữu hiệu nhất được các nhà đầu tư FDI nhấn mạnh, đó là "vaccine là yếu tố then chốt" và khẳng định sẽ ủng hộ mạnh mẽ hoạt động ngoại giao vaccine của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng hệ thống "thẻ xanh và thẻ vàng" được đề xuất có thể là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có các giải pháp ứng dụng công nghệ hoặc hệ thống theo dõi và được điều phối giữa các bộ, ban, ngành, địa phương để việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán.
Mặt khác, theo các doanh nghiệp, khu vực sản xuất cũng cần phải tái mở cửa trong trạng thái "bình thường mới" ngay từ bây giờ. Các doanh nghiệp có kế hoạch đảm bảo an toàn phòng dịch rõ ràng cần được trao quyền tự chủ lớn hơn đối với hoạt động sản xuất cũng như việc đảm bảo an toàn cho người lao động với sự hậu kiểm của cơ quan chức năng.
Hệ thống "thẻ xanh và thẻ vàng" được đề xuất có thể là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
"Sự phối hợp trên toàn quốc và giữa các tỉnh là rất quan trọng. Khi Việt Nam tiến tới một trạng thái bình thường mới, ngoài việc tiêm chủng nhiều hơn, điều quan trọng là phải có sự phối hợp các chính sách trên toàn quốc (bao gồm vận chuyển, sẵn sàng các xét nghiệm nhanh và các chính sách cách ly F0 nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm thiểu tác động đến các hoạt động)," nội dung thư gửi Thủ tướng nêu rõ.
Tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cam kết hỗ trợ các mục tiêu kép COVID-19 của Chính phủ "bảo vệ cuộc sống và sinh kế, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân, thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế".
Nâng cao khả năng đối thoại, giải quyết các vấn đề thực tiễn của tổ chức công đoàn Thời gian qua, tổ chức công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực với mục tiêu lớn nhất là hướng về người lao động. Tuy nhiên, quá trình hội nhập đang đặt ra cho tổ chức công đoàn nhiều thách thức, cần phải đổi mới, nâng cao kỹ năng trình độ, kinh nghiệm thực tiễn về phong trào công nhân...