Chủ đầu tư đề nghị trả lại hầm Hải Vân do không được đặt trạm thu phí
Tại cuộc họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) ngày 21/6 vừa qua, chủ đầu tư Dự án hầm đường bộ Hải Vân đề nghị trả lại dự án.
Hạng mục mở rộng hầm Hải Vân (thuộc dự án hầm Đèo Cả) bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1, tuyến đường dẫn và đường qua đèo Hải Vân. Giai đoạn 2 thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2 và xây dựng tuyến đường dẫn mới.
Giai đoạn 1 của hạng mục mở rộng hầm Hải Vân đã hoàn thành được hơn 1 năm (với giá trị hơn 1.200 tỷ đã được nghiệm thu và kiểm toán). Thi công được 50% hầm Hải Vân 2 và đã ứng gần 300 tỷ đồng cho công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 từ 2016 đến nay.
Với khối lượng công việc đã thực hiện và nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng đến nay cơ sở, cơ chế cho việc hoàn vốn cho Dự án là không có, dự án không có 1 trạm thu phí. Trong khi hợp đồng ký với Bộ GTVT chủ đầu tư được thu tại hai trạm thu phí là Nam Hải Vân từ 01/01/2017, trạm La Sơn – Tuý Loan từ đầu năm 2019 để hoàn vốn cho dự án và có kinh phí vận hành quản lý.
Trạm thu phí Nam Hải Vân không được thu do trạm Bắc Hải Vân đang thu cho Dự án hầm Phước Tượng – Phú Gia đặt ngay tại cửa Bắc hầm Hải Vân. Bộ trưởng Bộ GTVT đã báo cáo Quốc hội không thu phí tại trạm La Sơn – Túy Loan để hoàn vốn cho đầu tư xây dựng hầm Hải Vân.
Chủ đầu tư dự án đề nghị trả lại công tác vận hành hầm Hải Vân cho Nhà nước.
Ông Lưu Xuân Thủy – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Công ty CPĐT Đèo Cả cho biết, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận với nhà đầu tư về kinh phí quản lý, vận hành hầm Hải Vân (văn bản số 11242/BGTVT ngày 4/10/2017). Đến nay, sau nhiều lần làm việc, Tổng cục đường bộ Việt Nam vẫn chưa xác định được kinh phí để thỏa thuận với nhà đầu tư. Hầm Hải Vân đã vận hành hơn 12 năm nay bằng nguồn ngân sách Nhà nước, chi phí nhà đầu tư hiện nay vận hành cũng chỉ ngang bằng khi vận hành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước đây.
Video đang HOT
“Tôi sẽ báo cáo HĐQT Công ty đề nghị Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giao trả lại công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân cho Tổng cục đường bộ Việt Nam từ ngày 01/07/2018″ – ông Lưu Xuân Thủy nói.
Ông Thủy cũng cho biết thêm, hạng mục hầm Hải Vân có tổng vốn đầu tư khoảng 8.300 tỷ đồng, đã hoàn thành giai đoạn 1 và thực hiện quản lý, vận hành từ năm 2016, đồng thời đã thi công hơn 50% chiều dài hầm Hải Vân 2 (3.200md/6.300md).
Trong khi đó, Dự án BOT Phước Tượng – Phú Gia với chi phí đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng với hai hầm dài chưa đến 500 m, thì lại được nghiễm nhiên đặt trạm thu phí tại cửa hầm Hải Vân (đặt ngoài phạm vi dự án mà họ thực hiện). “Phải chăng Bộ GTVT đang bảo trợ, dung túng cho sự bất bình đẳng này?” – ông Thủy đặt câu hỏi./.
Theo Hoài Lam
VOV
Thứ trưởng Bộ GTVT dùng kính lúp "soi" vết nứt hầm Hải Vân
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GTVT đi kiểm tra hiện trạng một số vết nứt, bong tróc lớp sơn vỏ bê tông hầm đường bộ Hải Vân. Tại đây, ông đã dùng kính lúp để kiểm tra các vết nứt.
Hàng loạt vết nứt xuất hiện trong hầm Hải Vân từ năm 2014 làm bong tróc lớp sơn epoxy bên ngoài. (Ảnh: Tấn Việt)
Trao đổi với báo giới liên quan đến những vết nứt xuất hiện tại hầm Hải Vân, PGS.TS.Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nứt vỏ hầm Hải Vân xuất phát từ sức chịu lực kéo kém của lớp bê tông vỏ hầm. "Các vết nứt tại hầm đường bộ Hải Vân là do bê tông co ngót và không gây nguy hiểm đến kết cấu của vỏ hầm" - ông Chủng nói.
Theo ông Chủng, về mặt nguyên lý, bản chất của bê tông là loại vật liệu chịu lực nén rất tốt nhưng khả năng chịu lực kéo lại kém. Do vậy, bê tông sẽ bị giãn ra khi nóng và co lại khi lạnh.
"Qua kiểm tra, các vết nứt tại hầm Hải Vân hiện nay đều không quá 0,3mm do sự biến đổi nhiệt, khiến bê tông bị co giãn. Tôi khẳng định, các vết nứt này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho kết cấu của hầm và nằm trong tầm kiểm soát của Bộ GTVT và nhà đầu tư" - ông Chủng cho hay.
Nói về các vết nứt tại hầm Hải Vân rộng 3-5cm, ông Chủng chia sẻ: "Quả thật, các hình ảnh đăng tải nhìn rất kinh khủng, nhưng thực chất đó là lớp sơn epoxy phủ bên ngoài bê tông vỏ hầm bị lão hóa, bong tróc khiến nhiều người lầm trưởng đó là các vết nứt của vỏ hầm".
Ông Chủng cho rằng, lớp sơn epoxy chỉ có tuổi thọ khoảng 5 năm, đến nay, hầm Hải Vân đã đưa vào sử dụng 12 năm nên xuất hiện các vệt sơn bị bong tróc là đương nhiên.
Qua đó, để đảm bảo mỹ quan, sau khi hoàn thành giai đoạn 2 (mở rộng hầm Hải Vân 2), nhà đầu tư sẽ tiến hành thay thế lớp sơn epoxy bằng gạch men giống như tại dự án hầm Đèo Cả.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ kiểm tra vết nứt tại hầm Hải Vân bằng kính lúp. (Ảnh: Tấn Việt)
Liên quan đến sự việc này, chiều 25.10, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GTVT đi kiểm tra hiện trạng một số vết nứt, bong tróc lớp sơn vỏ bê tông hầm đường bộ Hải Vân. Tại đây, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã dùng kính lúp để kiểm tra các vết nứt.
Báo cáo với đoàn công tác PGS.TS Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ KHCN cho biết, Các vết nứt vỏ hầm Hải Vân 1 đã có từ trước khi bàn giao hầm Hải Vân 1 cho công ty Đèo Cả từ tháng 1.2016. Tổng số vết nứt được ghi nhận là 321 vết; 8 vết nứt có trạng thái bất lợi đã được Bộ GTVT cho phép sửa chữa. Các vết nứt còn lại được quan trắc, theo dõi.
PGS.TS Hoàng Hà nhận định, bên cạnh một số vết nứt đã được đánh số, theo dõi, có nhiều vị trí xuất hiện các vệt màu đen, bong tróc (rộng khoảng 1-3cm). Nếu không nhìn kỹ hoặc quan sát thoáng qua, người đi đường sẽ nhầm tưởng là vết nứt hầm. Nhưng các kết quả kiểm tra cho thấy đây là vết bong tróc sơn vỏ hầm.
"Các vết nứt không phát triển nhưng hiện tượng bong tróc sơn khiến cho cảm quan vết nứt phát triển, dẫn đến lo ngại về an toàn của hầm. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định vết nứt đang được kiểm soát chặt chẽ, chưa có hiện tượng phát triển, không xảy ra nguy cơ mất an toàn" - PGS.TS Hoàng Hà nhấn mạnh.
Về việc này, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng dù các vết nứt chưa có dấu hiệu phát triển nhưng nhà đầu tư cần lập tổ công tác, tiếp tục thường xuyên kiểm tra đánh giá các vết nứt. Khi có hiện tượng bất thường phải báo cáo Bộ GTVT. Thứ trưởng GTVT yêu cầu lập tổ công tác giám sát độc lập thuộc Bộ GTVT giám sát, hỗ trợ nhà đầu tư.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng chỉ đạo giữ nguyên trạng, không sơn lại vỏ hầm để tiếp tục theo dõi, quan trắc, đánh giá các diễn biến liên quan đến vỏ hầm, hiện trạng nứt vỏ hầm.
Liên quan đến việc nổ mìn thi công hầm Hải Vân 2, lãnh đạo Vụ KHCN cho biết đã làm việc với tư vấn của Hiệp hội Nổ mìn Việt Nam, tư vấn giám sát Cộng hòa liên bang Đức khẳng định biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho hầm Hải Vân 1.Về việc này, ông Lê Quỳnh Mai - Phó tổng giám đốc Công ty CPĐT Đèo Cả cho rằng, việc nổ mìn thi công ống hầm thứ hai chắc chắn có ảnh hưởng đến ống hầm thứ nhất. Cụ thể, về ảnh hưởng của rung chấn, theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, rung chấn không được vượt quá 36mm/s. Độ rung chấn đo được trong các lượt nổ mìn ở hầm Hải Vân do đơn vị độc lập là Trung tâm kỹ thuật nổ mìn thuộc Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam thực hiện đều chỉ bằng khoảng 50 - 60% giới hạn cho phép.Theo ông Mai, từ tháng 12.2016 đến nay, các nhà thầu đã thực hiện hơn 400 lượt nổ mìn. Trước khi triển khai thi công ống hầm thứ hai, Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, khi thực hiện công tác nổ mìn phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho ống hầm thứ nhất.
Theo Danviet
Hầm Hải Vân 1 nứt chằng chịt: "Không phải vết nứt mới" (?) "Các vệt màu đen xuất hiện trong thành hầm Hải Vân 1 thời gian qua là các vết bong sơn epoxy có từ trước khi Công ty CP Đầu tư Đèo Cả nhận bàn giao hầm. Đây không phải là vết nứt mới, không có ai có thể chứng minh đây là các vết nứt mới, các vết nứt loang ra hoặc to...