Chủ đầu tư chuỗi dự án mang thương hiệu Rivera Park là ai?
Từ một “tay mơ” trở thành một “tay chơi” thực sự trên thị trường bất động sản. Đó là nhận định của giới chuyên môn dành cho Long Giang Land (LGL).
Từ một “tay mơ” trở thành một “tay chơi” thực sự trên thị trường bất động sản. Đó là nhận định của giới chuyên môn dành cho Long Giang Land (LGL).
Bất ngờ với Rivera Park
Năm 2016, thị trường bất động sản Sài Gòn bất ngờ khi một dự án của một nhà đầu tư mới đứng đầu tốc độ bán hàng trên thị trường.
Theo đó, LGL đã bán 90% căn hộ Rivera Park Sài Gòn trong vòng 3 tháng sau khi mở bán. Sang 2017, giá căn hộ đã tăng gần 20% tại thời điểm bàn giao… Đây là hiện tượng hiếm có trên thị trường.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiếm có dự án nào với mức giá rất “dễ chịu” lại được xây dựng và hoàn thiện với chất lượng cao cấp như Rivera Park Sài Gòn.
Ngày 15/10/2017, khi Rivera Park Sài Gòn bàn giao trong sự hoan hỉ của khách hàng đánh dấu thành công của LGL trên đất Sài Gòn, thì “người anh em” Rivera Park Hà Nội đang vào giai đoạn nước rút. Sau 22 tháng kể từ ngày chính thức ra mắt, Rivera Park Hà Nội đã chính thức được hoàn thành và bắt đầu bàn giao cho các cư dân từ ngày 1/7/2018.
Tất cả những gì đã làm nên thành công của Rivera Park Sài Gòn được nâng cấp, áp dụng cho Rivera Park Hà Nội để tạo nên thương hiệu Rivera Park thực sự hoàn hảo. LGL đã mang lại cho khách hàng một cảm nhận về chất lượng căn hộ 5 sao với 5 tiêu chí chính là: Vị trí đắc địa – Thiết kế hợp lý – Thiết bị và vật liệu cao cấp – Tiện ích đầy đủ – Dịch vụ hoàn hảo.
Trong khi nhiều chủ đầu tư “nâng lên hạ xuống” tính thiệt hơn thì đối với LGL “cái gì tốt cho khách hàng thì mình làm”. Chính vì vậy, Rivera Park Hà Nội được LGL lựa chọn, trang bị các loại thiết bị và vật liệu cao cấp nhất hiện có trên thị trường như: Hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió VRV thương hiệu Daikin; Cửa kính hộp 3 lớp phủ Low-e cách âm, cách nhiệt; Thiết bị vệ sinh âm tường cao cấp thương hiệu Bravat; Cửa ra vào căn hộ chống cháy đến 120 phút của hãng Vina Sanwa của Nhật…
Thấu hiểu nhu cầu, dù là nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày của cư dân, ngoài các dịch vụ cơ bản tại Rivera Park Hà Nội còn cung cấp các dịch vụ mà trước đây chỉ khách sạn 5 sao mới có như: vận chuyển hành khách cao cấp dành riêng cho cư dân, dịch vụ quản lý căn hộ cho thuê, dịch vụ rửa xe, dịch vụ trông giữ trẻ, dịch vụ giúp việc gia đình, dịch vụ sửa chữa căn hộ,…và rất nhiều dịch vụ khác.
Video đang HOT
Khách hàng tới tham dự Lễ khai trương dự án
Nhớ lại thời điểm đầu 2016, trong khi cái nhìn của thị trường đối với LGL vẫn là một “tay mơ”, thì doanh nghiệp này lại lẳng lặng cùng một lúc triển khai 2 dự án Rivera Park Sài Gòn, Rivera Park Hà Nội.
Việc phát triển và công bố cùng một lúc 2 dự án bất động sản mang cùng thương hiệu tại 2 thành phố lớn nhất cả nước được đánh giá là một bước đi có một chút mạo hiểm, không ít người đã hoài nghi về năng lực triển khai của LGL.
Tuy nhiên, sản phẩm mang thương hiệu Rivera Park đã minh chứng cho quyết tâm của LGL trong việc định vị thương hiệu bất động sản của riêng mình, khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với tư cách là nhà phát triển bất động sản có năng lực và uy tín.
Những bước đi chiến lược
Trước khi “lấn sân” sang đầu tư kinh doanh bất động sản, LGL chủ yếu được biết đến với tư cách là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực nền móng và thi công xây lắp. Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình có quy mô lớn trên cả nước như: Dự án The Manor (Mỹ Đình, Hà Nội), Dự án Cherwood Residence, 127 Paster (TP.HCM), Khách sạn Rex (quận 1, TP.HCM), Khách sạn Grand,s ố 8 Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM)…
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, LGL đã đầu tư và góp vốn đầu tư nhiều dự án trên địa bàn cả nước, trong đó công ty đã triển khai thành công và đưa vào sử dụng 2 dự án chung cư tại Hà Nội là dự án Xuân Thủy Tower, 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy và Dự án Meco Complex, 102 Trường Chinh.
Tiếp nối thành công của 2 dự án bất động sản tại Hà Nội, LGL tiếp tục cho ra đời chuỗi dự án bất động sản cao cấp mang thương hiệu Rivera Park.
“15 năm gắn bó với thị trường bất động sản, chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc cũng như chứng kiến thành công của rất nhiều dự án lớn. Cũng sau ngần ấy thời gian, chúng tôi hiểu rằng ưu thế của mình so với các chỉ đầu tư khác là kinh nghiệm vừa thi công xây dựng vừa là chủ đầu tư các dự án bất động sản trải từ Bắc vào Nam. Và chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng, chính kinh nghiệm này sẽ mang lại giá trị tuyệt vời cho người mua và sử dụng căn hộ của LGL”, ông Lê Hà Giang, Chủ tịch HĐQT Long Giang Land chia sẻ.
Thực tế, ngay từ khi thành lập công ty năm 2001, LGL đã có ý tưởng và thai nghén ấp ủ tạo dựng những sản phẩm bất động sản cho riêng mình. Thêm vào đó, quá trình hợp tác đầu tư, trực tiếp tham gia vào thi công xây dựng, quản lý các dự án, ý tưởng ấp ủ từ những ngày đầu thành lập lại càng được thúc đẩy, phát triển.
Năm 2016, cùng với việc thị trường bất động sản hồi phục cũng là lúc ý tưởng về sản phẩm định vị thương hiệu thực sự chín muồi, LGL quyết định khởi công, ra mắt thương hiệu với 2 dự án Rivera Park tại Hà Nội và TP.HCM.
Xuất thân từ nhà thầu xây dựng với 17 năm kinh nghiệm nên LGL là chủ đầu tư hiếm hoi tự xây dựng dự án, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Ít có công trình nào như các công trình Rivera Park mà chủ tịch HĐQT là người trực tiếp giám sát, kiểm tra chất lượng công trình hàng ngày. Từng chi tiết nhỏ, hạng mục đều yêu cầu phải chuẩn chỉnh ở mức hoàn hảo nhất.
Có được thành công như vậy là bởi ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án cho đến khi hoàn thiện, Long Giang Land luôn đặt mình ở địa vị khách hàng, luôn chỉn chu, cẩn thận để mang đến cho khách hàng một “Nơi chốn bình yên”.
Dù là người đi sau nhưng LGL đang dần khẳng định được uy tín và tên tuổi của mình. Với những thành công trong năm 2017 và kế hoạch bứt phá trong năm 2018 cùng sự hỗ trợ từ thị trường, sẽ đưa LGL trở thành một doanh nghiệp tiên phong với chuỗi các hoạt động trong lĩnh vực bất động sản từ khâu đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý khai thác các theo phong cách chuyên nghiệp và chuẩn mực.
Hà An
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đà Nẵng quyết lấy lại sân Chi Lăng đã bị đại gia 'phân lô'
"Từ khi sân vận động Chi Lăng không còn, các môn thể thao phải lang thang xin tập chỗ này, xin tập chỗ khác", ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH&TT Đà Nẵng chia sẻ.
Sáng 12/7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố khóa IX, các đại biểu HĐND thành phố đã chất vấn ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH&TT thành phố liên quan đến các vấn đề văn hóa, thể thao của thành phố trong thời gian qua.
Đại biểu Trần Công Thành đặt câu hỏi liên quan đến thể thao thành tích cao của Đà Nẵng thời gian có chiều hướng đi xuống và chững lại? Định hướng, việc khắc phục cải thiện tình trạng này như thế nào?
Trả lời câu hỏi này của đại biểu, ông Huỳnh Văn Hùng cho biết: Thời gian gần đây một số môn thể thao thách tích cao của Đà Nẵng như bóng đá, cử tạ, bơi lội...từ năm 2017 đến 2018 có chiều hướng chững lại. Đội bóng từng 2 lần vô địch quốc gia nhưng năm 2017 xếp thứ 9 và hiện nay cũng đang xếp hạng vị vị trí này. Thời SEA Games cao điểm Đà Nẵng có 4 huy chương vàng nhưng năm vừa qua chỉ có 4 huy chương bạc.
Nguyên nhân theo ông Hùng, về mặt chủ quan do công tác huấn luyện, đào tạo chưa đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, nhìn nhận về khách quan, Giám đốc Sở VH&TT cho hay: do cơ sở vật chất phục vụ tập luyện của thành phố chông chênh. Cụ thể từ sau năm 2011, sân vận động Chi Lăng không còn thì những môn thể thao thành tích cao của Đà Nẵng như điền kinh, võ, bóng bàn...thường xuyên tập luyện tại đây đã không có điều kiện tập luyện nữa. Sân Hòa Xuân được xây dựng nhưng đó là sân bóng đá, trong khi sân Chi Lăng là sân vận động vừa tập luyện bóng đá, vừa tập luyện các môn khác.
"Từ khi sân vận động Chi Lăng không còn, các môn thể thao phải lang thang xin tập chỗ này, xin tập chỗ khác", ông Hùng nói. Đồng thời cho hay, Trung tâm liên hợp thể thao Hòa Xuân thay thế sân Chi Lăng đến giờ xây dựng vẫn chưa xong.
Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH&TT Đà Nẵng trả lời câu hỏi của đại biểu HĐND thành phố.
Theo dự kiến đến quý 3 này mới xong nhà tập đa năng, trong khi đó 12 hộ dân vẫn chưa giải tỏa xong để xây dựng các đường chạy ngoài trời. Do đó, việc tập luyện của các vận động viên thể thao đỉnh cao của thành phố phải rơi vào tình cảnh "chông chênh". Giải pháp khắc phục, ông Hùng cho biết: thời gian đến sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo vận động viên trẻ, tăng cường cọ xát bằng cách đưa các đội đi thi đấu nước ngoài, phối hợp với các nước có thành tích cao trong công tác đào tạo. Vừa qua, thành phố thành lập trung tâm huấn luyện quần vợt với sự huấn luyện của các chuyên gia nước ngoài. Thành phố đặt mục đích trong thời gian nữa Đà Nẵng sẽ đào tạo được một thế hệ vận động viên thi đấu trong nước và quốc tế . Trung tâm quần vợt này, sẽ thu hút để tổ chức các giải quần vợt quốc tế và Đà Nẵng sẽ có vận động viên quần vợt đỉnh cao. Thành phố có bờ biển vây quanh nhưng thể thao biển rất yếu, hiện nay Đà Nẵng cũng đang xây dựng đề án thể thao biển. Ngành TT&VH mong muốn lãnh đạo thành phố quan tâm bố trí địa điểm phù hợp để xây dựng trung tâm thể thao biển...
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: Sân vận động Chi Lăng đang trong thời gian thi hành án, thi hành 14 dự án của sân vận động Chi Lăng thành 14 mảnh vỡ. Thành phố đã báo cáo Thành ủy, HĐND, thành phố sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Tòa án và các cơ quan liên quan để xin thương lượng lấy lại sân vận động này để phục vụ nhu cầu văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội của thành phố. "Thành phố không ủng hộ và không thể để 14 lô đất được chia ra thành 14 khu vực chia cắt trong tổng thể của sân Chi Lăng. Đây sẽ là quyết tâm của thành phố và thành phố sẽ chuẩn bị nguồn lực để thương lượng các cơ quan liên quan trong quá trình thi hành án" ông Thơ cho biết
"Chảo lửa" sân Chi Lăng một thời. Ảnh Quang Hải
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết: Sân Chi Lăng trước đây nhỏ nhưng đầy đủ chỗ tập luyện cho các môn khác . Nhưng hiện nay khu liên hợp thể thao Hòa Xuân còn nhiều hạng mục chưa làm, chưa đủ điều kiện tập luyện cho việc tập luyện các môn thể thao thành tích cao. Do đó, đề nghị thành phố, ngành thể thao có sự quan tâm hơn nữa. Hội đồng nhân dân rất ủng hộ và sẽ cùng với UBND thành phố nghiên cứu, bố trí nguồn vốn để thực hiện các thiết chế này.
"Sân Hòa Xuân có lúc đông, nhưng cũng lúc đi xem thấy vắng tanh không còn như chảo lửa của sân Chi Lăng ngày xưa nữa. Làm thế nào để khơi dậy?" ông Trung đặt câu hỏi. Đồng thời cho biết, để sống lại không khí thể thao cuồng nhiệt như sân Chi Lăng ngày xưa thì đội bóng phải đá cho hay, đầu tư cho tốt thì người hâm mộ sẽ đến. Còn cư xử không tốt người hâm mộ sẽ bỏ đi là tất yếu.
Theo Nguyễn Thành
Tiền phong
Nỗi khổ vì ô nhiễm ở khu đô thị kiểu mẫu Những năm gần đây, nhiều người dân ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, người dân ở quận 7,huyện Bình Chánh và Nhà Bè nói chung đã liên tục phải hứng chịu cảnh mùi hôi bốc lên từ bãi chôn lấp rác của Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Được Bộ Xây dựng công nhận đạt chuẩn Khu đô...