Chủ đầu tư “chết đứng” vì yêu cầu đòi đất… trên trời
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc hỗ trợ, bồi thường, GPMB thực hiện Dự án nhà ở cao tầng và văn phòng cho thuê Thành Công 2. Khi công trình đưa vào sử dụng, đơn vị từng “buông” dự án bất ngờ đòi sở hữu 1.350m2 sàn thương mại.
Đơn khiếu nại Công ty Sông Hồng gửi đến báo Dân trí và các cơ quan chức năng
Trong đơn khiếu nại gửi đến tòa soạn báo Dân trí và các cơ quan chức năng, Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng (SongHongLand) – Chủ đầu tư Dự án nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2 số 165 Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội phản ánh: Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã ban hành những văn bản không phản ánh đúng thực tế, đe dọa quyền lợi của doanh nghiệp đã đổ tiền của, công sức thực hiện dự án. Cụ thể, TP. Hà Nội có văn bản yêu cầu các Sở, Ban, ngành lên cơ chế bồi thường diện tích đất 1.350m2, trong khi đơn vị được giao thực hiện dự án trước đây là Công ty điện tử Hanel không đưa ra được giấy tờ chứng minh việc sở hữu, hoặc hợp đồng thuê đất.
Theo hồ sơ thu thập được, Dự án nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2 trước đây được UBND TP.Hà Nội giao cho Công ty Hanel làm chủ đầu tư tại Quyết định số 6551/QĐ-UB ngày 30/11/2003, thời gian thực hiện từ năm 2003-2005. Tuy nhiên, dự án đã không thể triển khai đúng tiến độ do Công ty Hanel không có kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng các dự án chung cư cũ. Vì vậy, năm 2006 TP. Hà Nội đã quyết định chuyển giao dự án này cho Tổng Công ty Sông Hồng.
Ngày 27/5/2008,UBND TP. Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 01121000158, chứng nhận Tổng Công ty Sông Hồng và SongHongLand cùng thực hiện dự án đầu tư “ Xây dựng Nhà ở cao tầng I1, I2, I3 và Văn phòng cho thuê Thành Công 2“. Ngày 3/7/2008, TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 2568/QĐ-UBND về việc thu hồi 5.283m2 đất tại dự án giao cho Tổng Công ty Sông Hồng thực hiện dự án.
Video đang HOT
Giấy chứng nhận đầu tư UBND TP. Hà Nội cấp năm 2008
Thực hiện chủ trương của Thành phố, cho đến nay, Tổng Công ty Sông Hồng và SongHongLand đã hoàn thành đủ trách nhiệm nghĩa vụ trong vai trò chủ đầu tư. Cụ thể: Thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất cho toàn bộ phần diện tích đất là 5.283 m2 theo Quyết định số 2568, và Quyết định số 2628/QĐ-CT ngày 09/02/2010 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Chi trả đầy đủ tiền bồi thường hỗ trợ GPMB cho tất cả các hộ dân thuộc phạm vi GPMB theo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của UBND quận Đống Đa; hoàn thành đưa dự án vào hoạt động đúng tiến độ; hoàn trả miễn phí 97 căn hộ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân theo đúng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. Toàn bộ nguồn vốn thực hiện dự án là của chủ đầu tư, do chủ đầu tư tiến hành huy động từ những nguồn vốn hợp pháp khác; không có vốn ngân sách.
Đối với chủ sử dụng và chủ đầu tư cũ là Công ty Hanel, tại thời điểm GPMB, Xí nghiệp Quản lý & Phát triển nhà số 2 – Quận Đống Đa, cũng như Công ty Hanel không cung cấp được các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Hanel đối với khu đất Hanel đang sử dụng. Vì vậy, chủ đầu tư và UBND quận Đống Đa không đủ căn cứ pháp lý để lập và phê duyệt được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Hanel.
Việc Công ty Hanel không đưa ra được hồ sơ chứng minh 1.350 m2 nói trên cũng được thể hiện tại công văn số 3509/STNMT-KHTH của Sở TN&MT TP. Hà Nội: “ Trong tổng số 5.283m2 đất thu hồi có 1.476m2 đất bao gồm 1350m2 và 126m2 đất của 6 ki ốt có nguồn gốc là đất tại tầng 1 thuộc nhà máy sản xuất của Công ty Hanel được UBND thành phố Hà Nội giao từ năm 1987 sử dụng không có hợp đồng thuê đất với Nhà nước chỉ có các chứng từ nộp tạm tiền thuê đất từ năm 2001“.
Quyết định thu hồi và giao đất của TP. Hà Nội nêu rõ việc thu hồi 5.283m2
Vì không có đủ hồ sơ chứng minh, Công ty Hanel đã đề nghị với chủ đầu tư phương án thực hiện GPMB theo cơ chế tự thỏa thuận, phù hợp quy định pháp luật hiện hành. Thể theo nguyện vọng của Công ty Hanel, Tổng Công ty Sông Hồng – SongHongLand đồng ý ký Biên bản thỏa thuận số 126/2010/BBTT ngày 2/8/2010 với Hanel về việc giải quyết quyền lợi của Công ty Hanel tại dự án. Thỏa thuận có đầy đủ chữ ký của 3 bên.
Tuy nhiên, từ khi công trình đưa vào sử dụng (tháng 1/2013), Ban Quản lý dự án Thái Hà đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu Công ty Hanel đến ký hợp đồng thuê diện tích sàn thương mại như đã thỏa thuận, nhưng Công ty Hanel lại tìm cách trì hoãn không ký hợp đồng, đồng thời tuyên bố Công ty Hanel chỉ thuê lại diện tích nêu trên từ Sở TN&MT. Cùng lúc, Công ty Hanel đề nghị TP. Hà Nội sửa lại Quyết định 2568/QĐ-UBND về việc thu hồi 5.283m2 giao cho Tổng Công ty Sông Hồng thực hiện dự án.
Phía Công ty Hanel cho rằng, trong số 5.283 m2 đất thu hồi có 1.476 m2đất (bao gồm 1.350 m2 đất và 126 m2 đất của 6 ki ốt) có nguồn gốc đất tại tầng 1 thuộc nhà máy sản xuất của Công ty Hanel được TP. Hà Nội giao cho từ năm 1987, nhưng Công ty Hanel không đưa ra được hợp đồng thuê đất, cùng những tài liệu liên chứng minh tính hợp pháp của phần diện tích đất trên.
Công trình đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư chưa thể khai thác sàn thương mại
Trước những yêu cầu “sốc”do Công ty Hanel đưa ra, chủ đầu tư buộc phải có phản ứng để bảo quyền lợi của mình. Phía chủ đầu tư khẳng định, theo các quy định hiện hành của nhà nước thì phần diện tích đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Tổng Công ty cổ Sông Hồng – SongHongLand. Cụ thể, mục đ khoản 4 điều II Nghị quyết 34/2007/NQ-CP ngày 03/07/2007 nêu rõ: “ Chủ đầu tư dự án được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với diện tích các căn hộ còn lại và diện tích các công trình kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi dự án (nếu có) sau khi hoàn thành tái định cư tại chỗ“.
Với những căn cứ pháp lý nêu trên, chủ đầu tư cho rằng mình đã có đầy đủ điều kiện hợp pháp để khai thác, kinh doanh các phần diện tích còn lại theo Nghị quyết 34/2007/NQ-CP, bởi đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tái định cư tại chỗ đối với các hộ gia đình nằm trong diện di dời, GPMB phục vụ dự án .
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc
Theo Dantri
Hà Nội tái cơ cấu 6 doanh nghiệp Nhà nước
UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo thông qua Đề án tái cơ cấu 6 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
Cụ thể, 6 đơn vị (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Pháttriển nông nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị, Công ty TNHH một thành viên Hanel, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Việt Hà) sẽ phải tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần rà soát lại mục tiêu tái cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chính, chiến lược sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý các đơn vị trực thuộc và thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp.
Ngọc Khánh
Theo ANTD
Bộ GTVT quyết thưởng 180 tỷ đồng cho nhà thầu thi công đường trên cao "Việc thưởng 180 tỷ đồng cho nhà thầu thi công đường trên cao Hà Nội được tuân thủ theo nguyên tắc và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu... Hiện Ban Quản lý dự án đang hoàn tất thủ tục để trình Bộ GTVT duyệt thưởng". Ông Lê Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục quản...