Chủ đầu tư BOT Biên Hòa: “Chúng tôi cũng mệt mỏi lắm”
Đơn vị chủ đầu tư cho biết liên quan BOT Biên Hòa cho biết “rất mệt mỏi” và mọi việc vẫn đang chờ các cơ quan chức năng.
Sáng 21.10, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi thẳng thắn qua điện thoại với ông Nguyễn Xuân Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (gọi tắt là Công ty Cường Thuận, công ty mẹ của Công ty Đồng Thuận, nắm cổ phần chủ đạo trong việc đầu tư, khai thác BOT Biên Hòa).
Trạm BOT Biên Hòa vẫn đang đóng cửa vì phản ứng của người dân.
Ông Quang cho biết thời gian qua, xung quanh việc trạm BOT Biên Hòa bị người dân phản ứng, đơn vị cũng “đau đầu lắm, rất mệt mỏi”. Các nhà đầu tư làm việc theo hợp đồng đã ký và chủ trương đã được phê duyệt. Đối với kế hoạch, phương hướng, giải pháp xử lý tình trạng tại BOT Biên Hòa, ông Quang cho hay hiện chỉ chờ các bên cơ quan chức năng, làm theo các quyết định đã được phê duyệt và phương án mà cơ quan chức năng đưa ra.
Trước câu hỏi các nhà đầu tư có tính đến phương án cơ quan chức năng cho dời trạm BOT theo ý nguyện của người dân hay không, ông Quang nói mọi phương án phải tùy thuộc cơ quan chức năng, đơn vị quản lý. “Riêng doanh nghiệp chỉ tuân thủ chủ trương pháp luật, quy định hợp đồng và mong nhanh chóng thu hồi vốn”- ông Quang giãi bày
Về câu hỏi trong trường hợp cơ quan chức năng thực hiện di dời trạm thì có phá vỡ hợp đồng, ảnh hưởng đến chủ đầu tư và chủ đầu tư có thể khởi kiện hay không, ông Quang nói không tính đến việc đó.
Còn về thông tin giảm giá phí tại BOT Biên Hòa và miễn phí qua trạm cho một số phương tiện của người dân quanh trạm nhưng chưa khiến người dân vơi bức xúc, ông Quang cho hay việc đó là ngoài nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Liên quan đến việc có thông tin Thượng tá Võ Đình Thường, Phó Trưởng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai- người ký giấy mời các tài xế liên quan BOT Biên Hòa, có quan hệ gia đình với lãnh đạo đơn vị chủ đầu tư hiện đang được xác minh làm rõ, ông Quang cho biết chưa hoàn toàn đúng và không muốn nói sâu về việc này.
“Chỉ là quan hệ ở các hàng con cháu. Thông tin đưa ra về quan hệ gia đình trực tiếp, vấn đề này là chưa chính xác…”- ông Quang nói.
Như đã thông tin, tuyến BOT tránh Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) do Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận làm chủ đầu tư, đưa vào sử dụng năm 2014, đặt trạm trên Quốc lộ 1 đoạn xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã gây nhiều bức xúc trong thời gian qua, giới tài xế và người dân dùng tiền lẻ mua vé qua trạm để phản ứng trạm đặt sai chỗ đã khiến trạm này phải ngưng hoạt động.
Mới đây, Thượng tá Võ Đình Thường, Phó Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai đã ký giấy mời một số tài xế liên quan lên làm việc. Ông Thường cho biết làm việc với tài xế theo chỉ đạo, chủ trương của các cấp.
Theo Xuân Hoàng (Người Lao Động)
Bộ GTVT chấp thuận giảm 20% phí qua trạm BOT Biên Hòa
Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý chủ trương giảm 20% giá dịch vụ đường bộ so với mức phí hiện hành.
Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý chủ trương giảm 20% giá dịch vụ đường bộ so với mức phí hiện hành.
Chiều 7.10, ông Nguyễn Hồng Khang - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Đồng Thuận (chủ đầu tư - PV) xác nhận: Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý chủ trương giảm 20% giá dịch vụ đường bộ so với mức phí hiện hành.
Ông Khang cho biết, trước đó, ngày 6.10, UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã có báo cáo về việc chốt danh sách phương tiện của các chủ phương tiện cư trú trên địa bàn 4 xã trong huyện gần trạm thu để giảm phí.
Theo đó, các xã Trung Hòa có 177 ô tô, Tây Hòa có 146 ô tô, Đông Hòa có 51 ô tô và xã Hưng Thịnh có 24 ô tô. Tổng cộng có 317 chủ phương tiện với 398 ô tô của người dân 4 xã khi qua trạm sẽ được miễn phí 100%.
Ông Khang thông tin, sáng thứ Hai (9.10) nhà đầu tư sẽ tiếp tục làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về các vấn đề liên quan đến trạm và sẽ có quyết định chính thức ngày hoạt động trở lại và thời gian thực hiện giảm phí.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đàm phán xong với nhà đầu tư trạm BOT Biên Hòa, thống nhất mức giảm dự kiến khoảng 20% so với mức phí hiện hành, thực hiện từ ngày 1.11.
Theo đó, mức phí cụ thể cho 5 loại phương tiện tính theo lượt thấp nhất là 25.000 đồng, cao nhất là 150.000 đồng/xe; theo tháng thấp nhất 750.000 đồng, cao nhất 4,5 triệu đồng/xe; theo quý thấp nhất là 2,25 triệu đồng, cao nhất là 12,15 triệu đồng/xe.
"Với BOT Biên Hòa, hiện UBND tỉnh Đồng Nai giao cho các địa phương và các cơ quan có liên quan tiến hành khảo sát, thống kê người dân có phương tiện trong vùng bị ảnh hưởng.
Do đó, người dân phải chờ đợi và chia sẻ với cơ quan quản lý. Mức giảm giá vé trạm BOT Biên Hòa khoảng 20%, tương ứng giảm khoảng 10.000 đồng. Mức giảm này tương đương với mức giảm ở trạm BOT Cai Lậy", ông Huyện nói.
Thời gian qua, thông tin nhiều tài xế dùng tiền có mệnh giá thấp trả phí đường bộ khi qua trạm BOT tuyến tránh TP.Biên Hoà (Đồng Nai) nhằm phản đối trạm thu phí này tiếp tục gây xôn xao.
Trạm thu phí này được xây dựng để hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến QL1 đoạn tránh TP.Biên Hoà theo hình thức hợp đồng BOT.
Dự án nhóm B này có tổng mức đầu tư 1.506,3 tỷ đồng, gồm tăng cường 10 km Quốc lộ 1 đoạn từ Km1841 000 đến Km1851 714 và xây mới đường tránh TP.Biên Hoà dài 12km từ Km 1851 714 QL1 đến Km 5 000 QL51.
Công trình được thực hiện theo hình thức BOT, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Đồng Thuận. Đơn vị này góp 20% vốn, tương đương gần 300 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào cuối năm 2009 và hoàn thành vào tháng 5.2014.
Để hoàn vốn cho dự án, Công ty Đồng Thuận được xây dựng trạm thu phí và tiến hành thu phí tại lý trình Km1841 912 thuộc xã Trung Hoà, Trảng Bom, Đồng Nai. Thời gian bắt đầu thu phí từ 6.7.2014, mức phí đang thu hiện từ 35.000 đồng đến 180.000 đồng. Lộ trình tăng phí 12%/3 năm.
Lộ trình thu phí là 13 năm, tuy nhiên chỉ sau 3 năm thu phí, BOT tuyến tránh Biên Hoà mang về gần một nửa tổng vốn cho chủ đầu tư.
Theo Danviet
CSGT mời nhiều tài xế phản đối BOT Biên Hòa làm việc Lãnh đạo CSGT Đồng Nai khẳng định việc mời tài xế lên chỉ để giải thích đúng, sai, rút kinh nghiệm chứ không phải xử phạt. Nhiều tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ, tiền xu để trả phí khi qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm tồn tại suốt 3...