Chú chó có nhiệm vụ xoa dịu tinh thần bác sĩ tuyến đầu
Trong bộ áo mưa màu xanh, ủng màu vàng và đôi kính che mắt bản to, chú chó giống Pug tên Harley đi dọc hành lang bệnh viện, thoải mái cho các nhân viên y tế ôm ấp, chơi đùa cùng.
Bệnh viện ở Mexico sử dụng loài chó giống Pug để giúp lực lượng y tế tuyến đầu giảm cảm giác căng thẳng trong những ngày chiến đấu chống lại dịch Covid-19, theo Gulf News.
Trong bộ áo mưa màu xanh huỳnh quang, ủng màu vàng và đôi kính che mắt bản to, chú chó tên Harley đi dọc hành lang bệnh viện tại Mexico City, thoải mái cho các nhân viên y tế ôm ấp, chơi đùa cùng.
Chú chó Harley trong bộ đồ áo mưa xanh đến bệnh viện tại Mexico City để giúp các bác sĩ giảm căng thẳng. Ảnh: Gulf News.
Theo Mexico News Daily, chủ của Harley là Lucia Ledesma Torres, một bác sĩ chuyên về phẫu thuật thần kinh. Lucia gọi con vật 4 chân là bác sĩ đồng trị liệu của cô.
“Mỗi ngày, Harley sẽ ghé thăm bệnh viện trong vòng 2 giờ, giúp giảm bớt căng thẳng tâm lý, mệt mỏi của đội ngũ nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Quốc gia nằm ở Mexico City, nơi có số ca mắc cao ở trong nước. Họ có Harley để làm bạn trong khoảng thời gian chia cách với gia đình”, Lucia cho biết.
Kể từ khi áp dụng cách thức này, Harley nhanh chóng nổi tiếng trên mạng và được lập trang cá nhân riêng, đi kèm với các thông tin được cập nhật thường xuyên.
Trong một bài đăng gần đây, chủ của chú chó đã chia sẻ những bức vẽ do hai đứa trẻ ở London (Anh) gửi tặng, với lời bày tỏ chúng là fan của Harley.
Video đang HOT
Chú chó Benji tại Mỹ cùng trượt patin trên vai người chủ. Ảnh: Instagram.
Trước đó, Harley từng tham gia điều trị cho các bệnh nhân của chủ, với nhiệm vụ chơi cùng những người đang buồn bã, mắc hội chứng trầm cảm.
Tại nhiều nơi, phương pháp dùng những chú chó để xoa dịu tinh thần người dân sống trong giai đoạn dịch bệnh đe dọa đang dần được áp dụng.
Gần đây, một video về Benji, chú chó 4 tuổi giống Bernedoodle, trượt patin trên lưng của người chủ được lan truyền trên mạng. Trên thực tế, Benji đã gắn bó với công việc chó trị liệu từ lâu.
Bình thường, Benji có nhiệm vụ cổ vũ các bệnh nhân của Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ). Song, để đảm bảo an toàn khi dịch Covid-19 chưa kết thúc, chú chó chuyển sang hỗ trợ trực tuyến.
Hồi tháng 4, các nhà khoa học của Anh từng công bố kế hoạch sử dụng chó để phát hiện người nhiễm Covid-19. Trước đó, chó Labrador và chó Tây Ban Nha từng phát hiện bệnh sốt rét ở người, và các nhà khoa học cho rằng con người cũng có thể sử dụng chó để tìm ra những người “siêu lây nhiễm”, đặc biệt là những người không có triệu chứng.
Bệnh hiếm khiến cô gái người Anh không thể đi bộ trong vài phút
Một ngày, Donna Goddard (27 tuổi, hiện sống tại Luân Đôn, Anh) đang đi dạo trên bãi biển, cô chợt thấy bàn chân mình đau như thể đang đứng trên một tảng đá sắc nhọn. Cơn đau đó là biểu hiện của căn bệnh đau bàn chân hiếm gặp khiến cô không thể đi bộ nhiều hơn vài phút.
Donna và bàn chân bị căn bệnh hiếm gặp. Ảnh: Donna Goddard
Trong một lần đi công tác đến Úc, Donna bị bong gân ở chân phải và phải đi khập khiễng. Tuy nhiên, cơn đau vẫn còn kéo dài trong vài tháng sau tai nạn lần đó. Khi cơn đau của Donna đang trên đà hồi phục, một biến cố lớn đã xảy ra với cô - cha cô đột ngột qua đời sau một thời gian ngắn điều trị căn bệnh ung thư quái ác.
Nỗi đau khi mất đi người cha cùng với sự thất vọng vì mối tình tan vỡ sau 6 năm và áp lưc công việc khiến Donna rơi vào tâm trạng đau buồn và rối loạn cảm xúc. Cô chưa từng gặp phải những điều này trước đây. Donna chia sẻ, những căng thẳng tâm lý trong khoảng thời gian đó có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau ở bàn chân của cô.
Donna đã không nhận ra mình không thể đi bằng cả bàn chân trong khoảng thời gian đau buồn trên cho đến một ngày khi Donna đang đi dạo trên bãi biển, cô chợt thấy bàn chân mình đau như thể đang đứng trên một tảng đá sắc nhọn.
Ảnh hưởng thể chất
Donna đến gặp bác sĩ của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) và trình bày về tình trạng bàn chân của mình cũng như những nỗi đau mà cô đã chịu đựng khi mất đi người thân, không còn hứng thú với công việc và phải di chuyển với dáng vẻ khập khiễng. Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán cô chỉ đang mắc chứng trầm cảm.
Nhưng Donna không nghĩ trầm cảm là vấn đề cô đang gặp phải. Chân cô bị đau và cô gặp khó khăn khi di chuyển. Chính vì vậy, Donna yêu cầu được chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
Kết quả chụp MRI cho thấy, Donna bị U dây thần kinh Morton. Nó là tình trạng dây thần kinh ở chân bị kích thích hoặc tổn thương, gây ra đau và khó khăn trong di chuyển. U dây thần kinh Morton không phải là một khối u thật sự, nó là sự phì đại của một dây thần kinh chạy giữa các xương đốt bàn chân. Khi dây thần kinh phình to, khe giữa các xương không còn đủ rộng để chứa dây thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép, gây ra đau và tê bì. Bệnh phổ biến ở phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót mũi chật hoặc những người chạy bộ mang giày quá chật làm mũi chân bị chèn ép.
Triệu chứng của bệnh là cảm giác đau hoặc như bị đâm ở bàn chân. Người bệnh cảm giác như có đá hoặc sỏi mắc kẹt trong giày của mình, gây ra sự đau đớn vô cùng. Một số người sẽ gặp phải tình trạng ngứa ran hoặc tê bàn chân. Theo thời gian, những tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, khi đã được chữa khỏi u dây thần kinh, người bệnh vẫn có thể mắc lại tình trạng này.
Sau khi nhận được kết quả mắc bệnh U dây thần kinh Morton, các bác sĩ NHS đề xuất sử dụng liệu pháp tiêm steroid (nhóm thuốc giúp tăng cường sự phát triển của xương và các mô khác nhau, cũng như tăng sản xuất hồng cầu). Steroid giúp Donna cảm thấy chân mình như đã hồi phục trong một vài tháng. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở đó và không giúp chữa khỏi hoàn toàn tình trạng bệnh của Donna. Cô chia sẻ: "Khi tiêm steroid nhiều lần, tôi dường như không cảm nhận được tác dụng của nó nữa".
Qua tìm hiểu, Donna biết đến phương pháp áp lạnh (cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh trong vài phút) có thể chữa khỏi tình trạng U dây thần kinh Morton. Donna tìm đến một bác sĩ khác để điều trị bằng phương pháp áp lạnh với hy vọng nó có thể giúp cô vượt qua tình trạng bệnh của mình. Liệu pháp này được cho là có thể chữa khỏi u dây thần kinh và giúp người bệnh có thể đi lại sau 48 giờ. Tuy nhiên, nó đã không có tác dụng với bàn chân của Donna. Cô vẫn phải đi khập khiễng và không giảm cơn đau sau khi điều trị bằng phương pháp này.
Sau thất bại của phương pháp áp lạnh, Donna quay lại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh và được giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật để điều trị. Bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dây thần kinh ra khỏi bàn chân của Donna, tình trạng sức khỏe của cô đã có bước tiến triển. Tuy nhiên cô phải sử dụng xe lăn trong suốt quá trình hồi phục. Donna bị mất cảm giác ở một phần bàn chân và giữa ngón chân thứ hai và thứ ba. Đã hơn 3 năm từ lúc cơn đau ở bàn chân bắt đầu xuất hiện cho đến hiện tại, Donna vẫn chưa thể mang giày cao gót, chạy hoặc đi bộ trong thời gian dài.
Donna Goddard đã phải thích nghi với việc sống chậm kể từ khi mắc căn bệnh hiếm này.
Ảnh hưởng tâm lý
Tình trạng đau của Donna không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của cô. Donna chia sẻ, "Tôi đã rất lo lắng sau những lần điều trị không thành công và chân tôi vẫn không khỏi đau. Tôi cũng lo sợ rằng nó có thể ảnh hưởng đến bàn chân kia của tôi. Tôi luôn nghĩ đó là lỗi của tôi mỗi khi những phương pháp điều trị không giúp tình trạng của tôi cải thiện".
Những ảnh hưởng tâm lý từ việc chịu đựng một chấn thương thể chất rất hiếm khi được chú ý đến. Mọi người thường quan tâm và tìm cách chữa lành những vết thương thể chất của cơ thể. Trong khi đó, rất ít ai nhận ra rằng, những ảnh hưởng tâm lý cũng cần được chữa trị. Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ về giá trị của bản thân, lòng tự trọng và sự tự tin của người bệnh. Đôi khi, những suy nghĩ tiêu cực có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Donna yêu thích đi bộ. Tuy nhiên, cô không thể thực hiện sở thích của mình trong suốt thời gian dài kể từ lúc chân bị đau. Điều này khiến Donna cảm thấy như đang mắc kẹt trong chính cơ thể của mình. Nghiêm trọng hơn, cô từng cho rằng việc không thể đi bộ được hơn vài phút khiến cô bị cô lập và bản thân cô dường như là một gánh nặng cho người khác.
Những mặt tích cực
Tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực xung quanh những lo lắng của Donna. Gia đình Donna luôn ở bên và động viên cô sau những lần điều trị chưa thành công. Mẹ Donna giúp cô làm quen với lối sống mới khi bàn chân bị đau và không thể đi bộ. Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi Donna gặp khó khăn trong suy nghĩ hoặc cảm thấy bế tắc vì cơn đau dai dẳng. Chấn thương ở bàn chân và cơn đau dai dẳng khiến Donna thay đổi quan điểm về cuộc sống. Cô chia sẻ, nó đã "khuyên" cô nên sống chậm lại. Donna đã từng rất vội vàng khi làm mọi thứ kể cả khi đi bộ vì sợ có thể bỏ lỡ cơ hội hoặc bị trễ. Tuy nhiên, cô đã nhận ra, cô nên dành thời gian để tận hưởng quá trình đi đến đích, dù muộn nhưng cô sẽ nhận được nhiều bài học đáng quý.
Dù hiện tại, nỗi lo sợ rằng cơn đau sẻ ảnh hưởng đến bàn chân còn lại và sự lo ngại về tỷ lệ phục hồi hoàn toàn vẫn chiếm ngự suy nghĩ của Donna. Cô đã làm quen với những bất tiện của cuộc sống và có những ý nghĩ tích cực hơn. Có thể nói, chấn thương thể chất ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, nếu nhận được sự quan tâm từ gia đình, bạn bè và người thân, người bệnh sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn và quá trình điều trị có thể hiệu quả hơn.
Bác sỹ... robot Các bệnh viện chuyên sâu tuyến cuối của TPHCM đang tạo ra những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo vào nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần đặt những nền móng vững chắc để xây dựng thành phố trở thành "Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực các nước Đông...