“Chốt” thời gian thông xe tuyến cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn
Ngày 27/1 tới đây, tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn sẽ chính thức thông xe, đưa vào sử dụng sau hơn 2 năm thi công với tổng số vốn hơn 1.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận, cho phép Sở GTVT tỉnh Ninh Bình ( chủ đầu tư dự án) tổ chức lễ thông xe để đưa tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn vào khai thác sử dụng. Thời gian tổ chức vào ngày 27/1/2022.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn đã được Bộ GTVT “chốt” thời gian thông xe, đưa vào khai thác sử dụng vào ngày 27/1/2022 (Ảnh: Quân Đỗ).
Trước khi thực hiện lễ thông xe, đưa tuyến cao tốc vào sử dụng, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT tỉnh Ninh Bình tiếp tục làm việc với Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng để có văn bản của Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình trước ngày tổ chức lễ thông xe.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu chủ đầu tư tuyến cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn kiểm tra, rà soát, khắc phục các nội dung còn tồn tại trên hiện trường theo yêu cầu của Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và báo cao thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trước ngày tổ chức lễ thông xe.
Video đang HOT
Mọi công tác chuẩn bị cho lễ thông xe, đưa vào khai thác sử dụng tuyến cao tốc hơn 1.000 tỷ đồng đã được Sở GTVT tỉnh Ninh Bình (chủ đầu tư dự án) chuẩn bị chu đáo (Ảnh: Quân Đỗ).
Sở GTVT tỉnh Ninh Bình phải thông báo cụ thể việc tổ chức thông xe trên tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, phương án tổ chức giao thông để người dân nắm rõ và tuân thủ, tránh gây ùn tắc, mất an toàn giao thông trên tuyến; phối hợp với lực lượng CSGT để có phương án tổ chức đảm bảo an toàn giao thông trong và sau thời gian thông xe…
Sở GTVT tỉnh Ninh Bình chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT về việc rà soát, kiểm tra, đảm bảo các điều kiện thông xe (thủ tục, điều kiện tổ chức giao thông, an toàn giao thông trên tuyến…) theo quy định.
Tuyến đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn đi qua nhiều khu dân cư, khu công nghiệp đang phát triển của tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Quân Đỗ).
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đã sẵn sàng cho lễ thông xe, đưa vào khai thác sử dụng tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn. Buổi lễ thông xe, phương án thông xe và các thủ tục có liên quan về tổ chức giao thông, an toàn giao thông đã được Sở chuẩn bị chu đáo và chặt chẽ để đảm bảo cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên tuyến cao tốc.
Ông Nguyễn Quang Minh – Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông (Sở GTVT Ninh Bình cho biết), sau lễ thông xe, các phương tiện sẽ lưu thông vào tuyến cao tốc từ hai điểm đầu của tuyến đường là nút Cao Bồ (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Mai Sơn (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
Cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn thiết kế 4 làn xe, cho phép chạy tối đa 80km/h (Ảnh: Quân Đỗ)
Liên quan đến việc triển khai thu phí tuyến cao tốc đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, theo ông Minh, sau lễ thông xe, đưa vào khai thác, đơn vị quản lý tuyến đường là Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ có phương án cụ thể và lộ trình triển khai, thời gian tiến hành thu phí, điểm đặt các trạm thu phí phương tiện vào tuyến cao tốc.
Quảng Ninh hợp long cầu dài nhất trên cao tốc Vân Đồn Móng Cái
Ngày 5/12, sau 11 tháng thi công trong bối cảnh dịch, bệnh COVID-19, cầu Vân Tiên nằm trên tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, là cây cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh tính đến thời điểm này đã được hợp long.
Lễ hợp long cầu Vân Tiên. Ảnh: TTXVN phát
Cầu Vân Tiên nối liền 2 huyện Vân Đồn và Tiên Yên, là cây cầu lớn nhất trong số tổng số 32 cầu trên toàn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dài nhất tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm này.
Cầu được thiết kế kết cấu vĩnh cửu bê tông cốt thép dài 1.515m gồm 3 nhịp đúc hẫng khẩu độ (55 90 55)m và 32 nhịp superT; bề rộng mặt cầu 25,25m; tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp đảm bảo tốc độ tối đa 120km/h. Công trình khởi công đầu năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trong quá trình triển khai, công trình được các chuyên gia đánh giá là có độ khó cao do điều kiện địa hình, địa chất khu vực phức tạp, dòng nước thủy triều chảy siết, chênh lệch 3-5m, dưới đáy là tầng đá, chiều sâu mức nước trên 17m (tương đương cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long). Do đó, việc định vị khoan nhồi, neo hệ thống nổi để phục vụ thi công mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc huy động nhân lực bổ sung về công trường rất khó khăn do dịch, bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát tại nhiều khu vực; giá thành nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là giá thép xây dựng trong nước đã tăng 50% so với thời điểm triển khai dự án; thời tiết cực đoan, mưa nhiều... đã ảnh hưởng tới tổ chức thi công tổng thể dự án.
Tuy nhiên, để đảm bảo công trình hoàn thành đồng bộ cùng tuyến cao tốc trong năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã rất tích cực trong chỉ đạo, điều hành, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà thầu, vừa sát sao chỉ đạo tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn để thi công hiệu quả nhất trên cơ sở áp dụng tối đa công nghệ tiên tiến trong làm cầu hiện nay.
Để thi công cây cầu, trên công trường, đơn vị thi công thường xuyên duy trì gần 300 cán bộ, công nhân, thi công liên tục trong 3 ca, lượng phương tiện, thiết bị, nhân lực bố trí tăng gấp đôi so với phương án dự thầu. Trong số đó, có khá nhiều công nhân đã bám trụ công trường từ ngày đầu, thi công xuyên Tết.
Tháng 4/2021 cơ bản các hạng mục cọc khoan nhồi cầu chính đã hoàn thành để chuyển sang giai đoạn thi công bệ mố, trụ và thân cầu. Đến nay, công trình cầu đã được hợp long để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện các hạng mục như điện chiếu sáng, thảm nhựa mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông và cảnh quan...
Cầu Vân Tiên là cây cầu dài nhất trong tổng số 32 cầu trên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Ảnh: TTXVN phát
Khi hoàn thành, cầu Vân Tiên sẽ là công trình mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển, đổi mới, trưởng thành của công nghệ thi công cầu đường Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bởi cầu Vân Tiên là cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh song lại thi công trong chưa đầy một năm; trong khi những cây cầu dạng này, phải khoảng 3 năm mới có thể hoàn thành. Điều này khẳng định việc làm chủ công nghệ, nỗ lực vượt khó của chủ đầu tư, nhà thầu và quyết tâm hoàn thành đồng bộ tuyến cao tốc dọc tỉnh của Quảng Ninh trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh, đóng góp vào tăng trưởng năm 2021 của tỉnh.
Cầu Vân Tiên hoàn thành cùng tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Móng Cái xuống còn khoảng 3 giờ; kết nối với các khu kinh tế trọng điểm, tạo thuận lợi giao thông đường bộ từ hướng Lạng Sơn đi Móng Cái, Vân Đồn, Hạ Long, phát huy sân bay Vân Đồn; kết nối cửa ngõ giao thương của Việt Nam, ASEAN với Trung Quốc. Cây cầu góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các khu kinh tế trọng điểm và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến nghiên cứu đầu tư tại các địa phương có tuyến cao tốc đi qua.
Gỡ rào cản chính sách cho thị trường bất động sản phục hồi Việc Chính phủ kiên định mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đã giúp thị trường bất động sản (BĐS) có những chuyển biến tích cực, nhưng nhiều trở ngại và lực cản vẫn đang kìm hãm sự phát triển của thị trường, doanh nghiệp BĐS, nhất là về hành lang pháp lý và tài chính....