Chốt thời gian khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Lãnh đạo Bộ GTVT cho hay, cuối năm 2016, nhà thầu sẽ thực hiện xong việc xây lắp dầm, trụ, nhà ga đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh- Hà Đông.
Đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh- Hà Đông
Ngày 29/9, Bộ GTVT tổ chức họp báo thường kỳ quý 3 năm 2016 tại trụ sở bộ. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay, hiện nay các nhà thầu đang khẩn trương xây lắp tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông để hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Bộ giao cho Ban quản lý dự án đường sắt đôn đốc, giám sát tiến độ của dự án. Theo tính toán, cuối năm 2016, nhà thầu sẽ thực hiện xong việc xây lắp dầm, trụ, nhà ga..
Video đang HOT
“Đến tháng 6/2017, nhà thầu sẽ lắp đặt xong các thiết bị phục vụ cho đường sắt. Tới tháng 9/2017 sẽ đưa đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào vận hành, khai thác thương mại. Chúng tôi khẳng định, đây là tiến độ cuối cùng và sẽ thực hiện được”, thứ trưởng Trường nói.
Về gói thiết bị khoảng 200 triệu USD bao gồm 13 đoàn tàu, đường ray, hệ thống nhà điều hành, nhà xưởng phục vụ cho dự án, thứ trưởng Trường cho biết thêm, hiện nay các bên đang đàm phán để đưa ra mức giá cuối cùng.
“Mục tiêu đưa ra là các gói thiết bị được chọn phải đảm bảo được công nghệ mới nhất, đáp ứng công nghệ tự động hóa cao, giá rẻ. Hiện tại, chúng tôi đang mời một công ty của Bộ Tài chính thẩm định giá, đánh giá toàn bộ gói thiết bị. Nếu thuận lợi, thì đến hết tháng 3/2017 sẽ bắt đầu triển khai việc mua sắm gói thiết bị này”, ông Trường thông tin thêm.
Trước đó, lãnh đạo ngành giao thông cho hay, vừa qua dự án chậm tiến độ 2 tháng, nhưng khối lượng công việc bị ảnh hưởng trong thời gian đó không lớn. Hiện Tổng thầu hiện còn nợ nhà thầu phụ 340 tỷ đồng. Phía Tổng thầu khẳng định, sau khi nhận được 19 triệu USD tạm ứng bổ sung, Tổng thầu sẽ lần lượt thanh toán cho các đơn vị.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, chịu động đất cấp 8. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 868,04 triệu USD (18.001 tỉ đồng). Toàn tuyến có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80/km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Theo Danviet
Nhà thầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị phạt 30 triệu
Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa có quyết định xử phạt một nhà thầu tuyến đường săt đô thi Cat Linh-Ha Đông vì đê phương tiện thi công chăn ngang đương, cản trở giao thông.
Xe cẩu, xe đầu kéo để ra đường gây cản trở giao thông.
Ngày 28/9, lãnh đạo đội CSGT số 7, Công an Ha Nôi cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xư phat vi pham hanh chinh vơi môt nha thâu thi công nha ga tuyên đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông (Ha Nôi). Mức phạt là 30 triêu đông vơi lôi vi pham "thi công công trình trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi công hoặc thời gian quy định".
Đôi CSGT sô 7 cung lâp biên ban xư phat vơi tai xê xe tai đâu keo 1,2 triêu đông vơi lôi "dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông".
Trươc đo, vao khoảng 7h sang 28/9, xe câu va xe tai đâu keo dưng đô giưa đương Nguyên Trai, Thanh Xuân gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng, gây nguy hiêm va bưc xuc cho ngươi đi đường.
Ngay sau đó, tổ công tác Đội CSGT số 7 đã có mặt tại hiện trường, xác minh được 2 xe trên phục vụ công tác thi công tác lao dầm đường sắt tại 2 nhà ga Vành đai 3, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, chịu động đất cấp 8. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 868,04 triệu USD (18.001 tỉ đồng). Toàn tuyến có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80/km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Dự kiến đến ngày 31/12, sẽ đưa đoàn tàu vào chạy thử nghiệm. Đến giữa năm 2017 sẽ bắt đầu chạy tàu, khai thác thương mại.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet Đường sắt Việt Nam đang đổi mới từ cấu trúc lại ngành nhưng với hành khách thì việc đổi mới phục vụ hành khách lại bắt đầu từ những cái toilet ở trên từng toa xe! Vài năm trước, khi hành trình Bắc - Nam bằng tàu lửa, chuyện rửa mặt, đánh răng, đi vệ sinh... là cực hình với hành khách. Thế...