Chồng yêu, con ngoan vẫn cô đơn lạc lõng trong nhà
Bốn lần uống thuốc ngủ tự sát, không ai hiểu một người trẻ trụng, năng động như chị N.T.T.T. (28 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) lại hết lần này đến lần khác muốn từ bỏ cuộc đời.
Không biết sống để làm gì!
Chồng yêu thương, con ngoan, nhà cao cửa rộng ai nhìn vào cũng ước mơ, nhưng chị H.T.K.H. (42 tuổi, ở tỉnh Đồng Nai) lại thấy cô đơn, lạc lõng không biết mình sống để làm gì. Mấy tháng gần đây, chị liên tục nhức đầu, chóng mặt, ăn uống kém, các cơn đau ngực xuất hiện ngày càng nhiều. Chị H. đến Khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Thủ Đức TP.HCM để khám. Kết quả, chị không bị bệnh. Bác sĩ khuyên chị đến Khoa Tâm thể của bệnh viện để kiểm tra, vì có thể chị H. đang gặp vấn đề về tâm lý.
Tiếp xúc với chị H., thạc sĩ Phan Thị Hoài Yến – tâm lý gia Khoa Tâm thể, Bệnh viện quận Thủ Đức – nhận thấy, những cơn nhức đầu là do suy nghĩ nhiều, vì… quá rảnh rỗi. “Nghe có vẻ buồn cười nhưng sự thật là vậy. Bệnh nhân đã quá đầy đủ, thậm chí tiền bạc dư dả, chồng yêu thương, con ngoan, học giỏi. Trong khi mọi người ngưỡng mộ, ganh tỵ trước cuộc sống gia đình êm ấm, chị Hồng luôn cảm thấy mình không phải là sống, mà đang tồn tại”, chuyên gia tâm lý Hoài Yến phân tích.
Chị H. tâm sự, trước đây gia đình chị rất khó khăn, vợ bán rau củ ngoài chợ, chồng làm thợ xây. Hai người thuê căn phòng nhỏ chỉ vừa đủ chỗ ngủ. Chị phải gửi con cho mẹ ruột ở quê, hằng tháng chắt chiu tiền gửi về nuôi con.
Buôn bán vài năm, chị H. gom góp được bốn quầy hoa quả lớn, chồng chị cũng trở thành thầu xây dựng. Vợ chồng chị xây căn nhà 5 tầng rộng thênh thang và rước hai con về ở. Khi mọi thứ đủ đầy, chồng chị H. khuyên chị đừng đi bán nữa, cứ ở nhà an nhàn tận hưởng. “Hai con học nội trú, cuối tuần mới về nhà. Về được một đêm rồi đi tiếp. Chồng tôi đi công trình liên tục. Cuộc sống của tôi là chuỗi ngày lặp đi lặp lại thức dậy, ăn uống và ngủ. Chia sẻ với chị em, họ nói tôi giả vờ than thở để khoe mẽ, riết rồi tôi không biết mình sống để làm gì, càng nghĩ tôi càng nhức đầu”, chị mệt mỏi.
Cô đơn không phải là bệnh, nhưng cô đơn là yếu tố gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được nhận biết và giải tỏa kịp thời. (Ảnh minh họa)
“Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”
Bốn lần uống thuốc ngủ tự sát, chị N.T.T.T. (28 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) đều may mắn được cứu sống. Ai cũng không hiểu vì sao một người trẻ trung, năng động, luôn vui cười như chị lại hết lần này đến lần khác muốn từ bỏ cuộc đời. Luôn thu hút người đối diện bởi vẻ xinh đẹp, trẻ trung, chị dễ khiến người khác bật cười vì các câu chuyện hóm hỉnh, cách xử lý tình huống thông minh. Chị cũng có công việc ổn định với mức lương nhiều người ngưỡng mộ.
Video đang HOT
Một ngày, chị T. cầu cứu bạn bè vì chị muốn chết. Chị chia sẻ nỗi buồn chán, mệt mỏi mà… không biết tại sao lại buồn. Tuy vậy, người thân, bạn bè nghĩ chị đùa, vì người luôn vui vẻ như chị thì không thể buồn. “Rõ ràng tôi khá vui tính, nhưng hơn hai tháng nay, cứ chiều đến là tôi thấy cô đơn, chán nản. Cười giỡn đó, xong tôi chỉ muốn một mình, không ăn, không ngủ được. Như có một người khác ở trong tôi, không làm sao có thể thoát ra tình cảnh này được”, chị T. nói.
Sau hai phiên (mỗi phiên 60 phút) tiếp xúc với chị T., chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến nhận ra chị T. bị “bệnh cô đơn” với biểu hiện stress kéo dài nhưng bản thân không hay biết vì chị thuộc nhóm người vừa hướng nội vừa hướng ngoại.
Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại khi ra ngoài tiếp xúc với bất kỳ ai sẽ rất năng động, hòa đồng, hoạt bát… càng ở vị trí trung tâm, họ càng bộc lộ được bản thân, có khả năng xử lý công việc rất tốt. Nhưng khi trở về nhà, người này sẽ chìm đắm trong thế giới của họ. Ở đó không có công việc, không phải gồng lên để giao tiếp, họ đối mặt với con người thật sự của mình – một người cô đơn rồi rơi vào trạng thái mất cân bằng, dẫn đến lo âu, mệt mỏi, mắc các bệnh về tâm lý lúc nào không hay. Trong xã hội hiện nay, người vừa hướng nội vừa hướng ngoại ngày một gia tăng.
Thạc sĩ Hoài Yến cho biết: “Nếu là người độc thân, mặc dù vừa tham gia một buổi tiệc, vừa vui đùa với nhóm bạn, nhưng khi về nhà họ lập tức rơi vào cô độc vì chỉ có một mình. Với người có gia đình, sau một ngày bận rộn, bước vào nhà luôn trong tâm trạng trống rỗng, sau những thăm hỏi “thủ tục” như đi làm mệt không? Ăn gì chưa?… rồi việc ai người đó làm, không ai cảm thấy sự quan trọng của mình trong gia đình. Từ đó, họ tự hỏi vì sao họ đủ đầy, gia đình không mâu thuẫn nhưng bản thân luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi”.
Theo bác sĩ Nguyễn Tất Thắng – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM – cô đơn không phải là bệnh, nhưng cô đơn là yếu tố gây ra nhiều hệ lụy, người cô đơn luôn hướng đến việc sống một mình, họ tự cảm thấy không có niềm vui với bất kỳ điều gì, dù cuộc sống rất đủ đầy. Tùy hoàn cảnh sống của mỗi người, cô đơn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu… khiến người ta mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, ngại giao tiếp, mất tự tin, liên tiếp thất bại trong cuộc sống lẫn các mối quan hệ.
Bác sĩ Thắng cho biết: “Đến một lúc nào đó, người này sẽ trở nên bực bội, dễ cáu gắt, hung hãn, tự làm đau mình để cảm thấy thoải mái, nếu không được hỗ trợ kịp thời sẽ tiến triển thành bệnh. Khi mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần, bệnh nhân rất tiêu cực, họ có thể tự sát hoặc làm hại người khác.
Mọi người nên lắng nghe, chia sẻ với người thân trong gia đình, có nhiều mối quan hệ, tích cực học tập, làm việc và thư giãn hợp lý để luôn có tinh thần tốt. Trường hợp có dấu hiệu mất cân bằng, lo âu, mất ngủ… kéo dài, nên nói ra để được giúp đỡ”.
Phạm An
Theo phunuonline.com.vn
Cuộc đời này là của bạn, đâu phải lấy chồng cho vừa lòng người khác?
Hãy hạnh phúc như một người độc thân! Ăn thứ ta thèm - Mặc thứ ta thích - Đi chỗ ta vui - Ngủ nơi ta thoải mái...
Dịp ngày lễ độc thân 11/11 vừa rồi của Trung Quốc, doanh thu hàng hoá bán trong dịp này lập kỷ lục với hơn 30 tỷ USD. Lũ độc thân giàu có và mạnh tay chi đến thế cơ mà! Vậy sao bạn còn ngồi đó than vãn chuyện mình còn độc thân?
Tạm không đề cập đến những người độc thân đang chán phè kiếp độc thân, đang muốn có người yêu, cưới được chồng. Họ tạm bị coi là "những kẻ phản bội" cộng đồng người độc thân. Chỉ xin dành bài viết này cho những người đang độc thân, tự nguyện độc thân và chưa thấy chán đời độc thân của mình.
Sức ép lớn nhất mà những người độc thân đang gặp phải là ánh nhìn thương hại của những người đã có gia đình, đang có người yêu mà sắp cưới. Là sự đánh giá của xã hội nói chung bằng những từ như "gái ế", "cao số"... Sự "quan tâm" phát bực của những câu kiểu: Bao giờ lấy chồng? Hay tiếng thở dài đầy khủng bố của cha mẹ. Nhưng...
Nhưng cuộc đời này là của bạn và bạn đâu cần phải kết thúc đời độc thân cho vui lòng người khác? Bởi ngay sau khi bạn kết thúc đời độc thân bằng một đám cưới bạn sẽ lại gặp tiếp câu hỏi: Bao giờ thì đẻ con? Sau khi bạn đã đẻ con, nếu là đẻ con gái sẽ có câu mệnh lệnh: Tính đẻ thêm thằng cu nối dõi tông đường đi! Hay dù đã đẻ con trai cũng gặp câu: Đẻ thêm đứa con gái nữa cho có nếp có tẻ. Và kể cả bạn nếp tẻ đủ đầy, bạn vẫn sẽ phải đối diện với những câu đòi hỏi khác nữa. Cho đến khi họ sẽ hỏi bạn: Bao giờ thì... chết? Chọn chôn hay chọn hoả táng? Nên là thôi đi, nghe theo họ để sống cuộc đời của họ rồi chứ đâu còn là cuộc đời của bạn nữa?
Hãy hạnh phúc như một người độc thân! Đó không chỉ là một slogan mà còn là một mệnh lệnh mà bạn nên thực thi mỗi ngày. Là tuỳ nghi sử dụng cuộc đời mình theo những gì mình mơ ước, mong muốn và theo đuổi. Sử dụng cuộc đời của bạn bằng mỗi ngày được sống với nhiều hơn 100% những gì bạn đang có. Bạn chẳng phải để dành một thẻo nào đời bạn cho những thứ gọi là nghĩa vụ - trách nhiệm với ai đó (tất nhiên, trừ bố mẹ, công việc để tồn tại và đôi ba đứa bạn thân đang cần bạn trợ giúp). Bạn chỉ có trách nhiệm với bản thân bạn.
Hãy làm tốt hơn bất cứ một ai khác, chăm sóc và có trách nhiệm với bản thân tốt nhất có thể. Là người độc thân, bạn cần phải yêu bản thân gấp 2 lần, 3 lần thậm chí 4 lần, 5 lần. Là vì chỉ khi bạn yêu bạn đủ bạn mới không còn cần đến một ai khác yêu mình. Thay vì 20/10 chờ một bó hoa hay một món quà, hãy tặng mình từ 10/10 đến tận 30/10. Thay vì cần một ai đó hỏi thăm bạn khi bạn mệt, hãy chăm sóc bản thân tốt nhất cả khi bạn không mệt. Thay vì đi chơi có cặp, hãy đi chơi cùng cả nhóm bạn vui hơn. Đừng biến mình thành hạt gạo sống giữa nồi cơm bằng cách hãy chơi với... gạo chứ đừng chui vào nồi cơm làm gì.
Hãy hạnh phúc như một người độc thân! Ăn thứ ta thèm - Mặc thứ ta thích - Đi chỗ ta vui - Ngủ nơi ta thoải mái. Người độc thân không phải là người hờ hững, thờ ơ với người khác giới. Người độc thân càng không phải là người không có nhu cầu trao đổi cảm xúc. Vấn đề là bạn hoàn toàn được quyền lựa chọn và thay thế sự lựa chọn cũ bằng nhiều lựa chọn mới. Bạn có thể bye bye ngay anh chàng "mày râu nhẵn nhụi" để tới với anh chàng "áo quần bảnh bao" mà chẳng cần nguyên tắc có râu hay không có râu - ăn mặc lôi thôi hay ăn mặc chỉn chu. Bạn đúng tuyệt đối với câu: Mình thích thì mình làm thôi. Không bao giờ có chuyện vì không có ai khác nên tôi phải cười nói với người xa lạ này. Bạn có quyền từ chối bất cứ một niềm vui nào lệch với chuẩn của bạn. Bạn cũng có thể đón nhận bất cứ một thứ gì khiến bạn vui cho dù nó lệch chuẩn với xã hội. Bạn độc thân - Bạn được quyền!
Hãy hạnh phúc như một người độc thân! Kể cả đôi khi trở thành kẻ vô trách nhiệm với những lễ lạt, nghi thức hay chuẩn mực xã hội đề ra.
Thực sự thì chuẩn mực nào cũng chỉ dành cho một nhóm người mà thôi. Nếu bạn không thuộc về nhóm người đó, bạn có quyền "sign-out". Người độc thân tuyệt đối không phải là người phải biểu hiện niềm vui ra cho người khác thấy. Bạn vẫn có thể khóc lóc thảm thiết nếu như bạn gặp chuyện bất công với bạn. Bao gồm trong đó việc không có ai giúp bạn bê đồ nặng hay sửa giùm bạn vòi nước. Thực ra những thứ đó có thể bỏ tiền ra thuê được cơ mà!
Một thứ mà nhiều người độc thân hay băn khoăn nhất đó là việc "chăn đơn gối chiếc". Vẫn biết là độc thân thì được tự do tình ái nhưng nhiều người nhìn vào vẫn đánh giá bạn là kẻ phóng túng thì cũng không hay cho lắm. Tôi chẳng muốn khuyên bạn giấu giếm vì thực ra dù giấu đến mấy bạn vẫn sẽ bị đánh giá. (Người ta còn đánh giá cả những việc bạn không làm đến những việc họ tự đặt ra cho bạn kia mà). Tôi chỉ khuyên bạn nên chọn chất thay vì lượng, đừng "nhảy số" liên tục và bảo mật đời tư của mình. Ai cũng nên bảo mật đời tư của mình chứ không riêng gì người độc thân. Bảo mật bằng việc không phô bày cuộc đời mình ra trước bàn dân thiên hạ. Hãy nói về sự độc thân của mình như một điều bình thường thay vì khóc than đời độc thân hay tôn vinh đời độc thân. Bất kể hình thức tự giới thiệu mình độc thân nào cũng đều khiến nó thành hệ luỵ không đáng có.
Người độc thân chỉ là người chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ gắn bó, lâu dài thôi mà! Vì thế đừng sử dụng danh nghĩa độc thân như thể sự khác biệt của bạn. Hạnh phúc như một người độc thân chỉ đơn giản là vậy. Để dành trọn quãng thời gian độc thân này cho những bầu trời lớn ngoài kia thay vì góc phòng tăm tối. Đừng để tối thứ 7 trở thành tối cô đơn vì không có người yêu. Mà nó là cuối tuần cho những niềm vui. Đừng để ngày lễ Tình Nhân 14/2 dùng để cầu mưa mà nó phải là ngày bạn được yêu nhất, bởi - chính - bạn!
Là người độc thân không có nghĩa là người thất bại trong việc không có ai khác kề bên. Bạn đang là người thành công trong việc sử dụng cuộc đời mình một cách ý nghĩa nhất. Nhớ cho rằng vậy!
Cuối cùng, 11/11 là lễ độc thân của đám trẻ Trung Quốc, còn bạn, hãy biến 365 ngày của bạn đều là lễ độc thân vui vẻ của chính bạn! Để mỗi ngày bạn sống là một ngày hội, được không?
Theo afamily.vn
Độc thân không cô đơn Hãy mỉm cười khi mỗi sớm mai thức dậy thấy mình độc thân nhưng không cô đơn. Dành tặng những người độc thân không cô đơn ! Độc thân Độc thân lâu rồi, nên mãi cũng thành quen Chẳng thèm ghen khi bạn bè có gấu Chẳng mong một người ăn cơm do mình nấu Mặn chát hay nhạt phèo mà vẫn cứ...