Chồng xem đám cưới là phi vụ mua bán kinh doanh kiếm lời
Thú thật với cô đọc xong tâm sự của cô mà tôi chỉ biết kêu Trời. Sao lại có người đàn ông keo kiệt đến bủn xỉn, bẩn thỉu như vậy chứ.
ảnh minh họa
Không hiểu có lúc nào anh ấy giật mình nhìn lại tư cách đạo đức của một người chồng, của một người con rể không?
Ví thử anh ấy nghèo túng thực sự, đói khổ thực sự thì còn có thể cho qua, có thể cảm thông, chia sẻ được.
Đằng này anh ấy là kỹ sư, có nhà riêng ở thành phố, nghĩa là cuộc sống của anh ấy không phải quá nhiều người có được.
Vậy mà anh ấy chỉ vì đồng tiền, keo kiệt đến mức đánh mất cả nhân cách con người thì không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Ngày cưới của mình, ai cũng mong có người thân, bạn bè để chung vui, chúc mừng hạnh phúc thì chồng cô lại chỉ chăm chăm mời khách có tiền, khách ở gần để đỡ phải lo chi phí ăn ở, đi lại cho họ. Với anh ấy, đám cưới của vợ chồng cô được tính toán giống như phi vụ mua bán kinh doanh.
Cưới xong thì tay hòm chìa khóa giữ khư khư tiền mừng, vợ muốn đi nghỉ tuần trăng mật thì gạt phắt phũ phàng. Rồi bố mẹ vợ ở quê lên mang theo thức ăn, gạo muối thì vui vẻ, còn đi tay không thì lạnh lùng, thì than nghèo kể khổ.
Đến 1000 đồng biếu bà cụ bán rau mà về cũng chửi vợ như hắt nước vào mặt.
Chồng cô sống chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ lo vơ vào mình mà không muốn chia sẻ. Người ta thường nói “xởi lởi thì Trời cởi cho, mà bo bo thì Trời giữ lại”. Anh ấy keo kiệt thế làm sao mà có được cuộc sống thoải mái và thanh thản được.
Nhưng thôi cô ạ, đằng nào thì đấy cũng là chồng cô, sống chung dưới một mái nhà, mai kia còn là bố của các con cô nữa.
Thế nên ngay từ bây giờ cô phải dùng tình cảm vợ chồng mà phân tích phải trái cho anh ấy hiểu. Không phải cứ sống keo kiệt, bo bo bom bỏm chỉ biết mình như thế là tốt, là sẽ tích cóp được nhiều của cải để trở nên giầu có.
Sống phải biết chia sẻ khi cần thiết, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn thì khi mình chẳng may có xảy ra việc gì, mới có người khác giúp đỡ mình được.
Chẳng ai có thể nắm tay tối ngày đến sáng được cả đâu, cô ạ.
Tôi biết cô sẽ rất khó khăn trong quá trình “chuyển hóa” chồng mình, bởi bản tính ấy của chồng cô đã có từ ngày xưa nhưng tôi nghĩ, nếu cô cứ kiên trì thuyết phục, chồng cô sẽ nghe ra thôi.
Chuyện chia tay, tan vỡ hạnh phúc gia đình, theo tôi cô nên cân nhắc kỹ, từ từ để thêm một thời gian nữa xem sao, cô ạ. Xây dựng một gia đình không thể một sớm một chiều được. Chúc cô bình tĩnh và sẽ giải quyết ổn thỏa được chuyện tế nhị này.
Theo TienPhong
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...