Chồng về nhà câm như hến nhưng nói chuyện với vợ hàng xóm lại râm ran, hớn hở
Nhiều đôi vợ chồng không nói chuyện được với nhau hay cứ động nói là cãi nhau hoặc “ông nói gà bà nói vịt”. Nhưng nếu bạn không hiểu về đàn ông, dù có bỏ anh này lấy anh khác cũng thế thôi.
Đáng giận nhiều ông chồng chỉ nói nhiều khi… cãi nhau (Ảnh minh họa IT)
Không ít người vợ than thở với chuyên gia tâm lý về nỗi buồn chồng không nói chuyện với mình. Bởi vì trong thực tế không thể coi một đôi vợ chồng là hạnh phúc nếu mỗi ngày họ không nói chuyện được với nhau mươi, mười lăm phút đồng hồ. Mà một khi đã không giao tiếp bằng ngôn ngữ thì khó có thể hiểu nhau được.
Thậm chi có người vợ lúc đầu chỉ cần người đàn ông để trò chuyện mà dẫn đến ngoại tình. Vì đàn ông không thích nói chuyện với vợ mình nhưng nói với vợ người khác lại dứt không ra. Cho nên làm thế nào để vợ chồng trò chuyện được với nhau là một trong những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật chung sống lứa đôi.
Trước hết cần phải thấy rằng, nam và nữ sử dụng ngôn ngữ không giống nhau. Nếu phụ nữ coi ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp thì nam giới lại coi nó là công cụ để đua tranh. Chứ không phải đàn ông ít nói hơn đâu. Hãy thử quan sát một hội nghị có cả nam và nữ, nam giới thường nói rất hăng, vì đó là chỗ tranh tài cao thấp xem ai tài giỏi hơn, có tầm nhìn xa hơn, có những đề xuất táo bạo hơn. Còn nói chuyện ở nhà với vợ thì tranh cái giải gì?
Khảo sát cho thấy trong đời sống hôn nhân, nếu câu chuyện do chồng khởi xướng thì có tới 96% sẽ được phát triển đến cùng nhưng nếu do vợ bắt đầu thì tỷ lệ ấy hạ xuống chỉ còn 34%. Số còn lại do chồng bỏ cuộc hoặc tìm cách phá ngang. Đó là chưa kể những ông cứ thấy vợ bắt đầu nói là :”Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Một người vợ phàn nàn rằng không có cuộc sống nào buồn tẻ hơn là sống với người chồng của chị. “ Anh ấy đi làm về là chỉ ngồi im. Tôi đành phải bắt chuyện :”Hôm nay ở cơ quan anh có chuyện gì à?”. Anh ấy đáp :”Không, có gì đâu”.
Video đang HOT
Tôi kể chuyện ở chỗ làm của tôi thì anh ấy miễn cưỡng nghe nhưng không nói một lời, càng không hé răng về công việc của anh ấy, cứ như bí mật quân sự. Có khi cả buổi tối, chẳng mở miệng lần nào.
Nhưng một lần, tôi cùng anh ấy đến chơi nhà một người bạn. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy anh ấy nói chuyện rất rôm rả. Tôi nghĩ bụng, chắc ở đây có mấy em xinh đẹp nên chồng tôi nổi “máu tán gái” nhưng tôi đã nhầm. Một lần khác, ở chỗ toàn đàn ông, anh ấy cũng ba hoa không kém. Thế ra, chỉ với riêng tôi anh ấy lầm lì không nói. Thế có chán không?
Hai vợ chồng phải biết tạo đề tài chung và tung hứng để tạo ra cuộc nói chuyện hấp dẫn (Ảnh minh họa IT)
Các nghiên cứu tâm lý đàn ông khẳng định là những lúc đàn ông không nói chuyện với vợ phần lớn là họ đang bằng lòng với gia đình. Hình ảnh người đàn ông lẳng lặng nhâm nhi chén nước trà hay cốc bia vừa theo dõi ti-vi hay đọc báo là lúc tâm trạng họ thanh thản, hài lòng. Người vợ hiểu chồng nên để cho họ được im lặng hưởng thụ bầu không khí đầm ấm mà ta gọi là hạnh phúc gia đình.
Nhưng nếu chị em nào muốn chồng nói chuyện nhiều hơn cũng chẳng khó, điều cơ bản là phải biết cách nói chuyện với chồng. Bạn đừng giãi bày tâm sự như nói với bạn gái mà phải biết cách nêu vấn đề cho anh ta tranh luận. Thỉnh thoảng bạn đặt một câu hỏi lật ngược vấn đề. Anh ta sẽ hăng hái lên ngay. Và nếu bạn công nhận lý luận của anh ta có lý thì chắc chắn lần sau anh ta sẽ rất thích nói chuyện với bạn.
Trong khi đó phụ nữ thường “mạnh” trong những chuyện tâm tình. Hai người đàn bà hợp chuyện có thể ngồi thủ thỉ với nhau cả buổi. Chính vì thế nhiều chị muốn có được người chồng như vậy để mọi nỗi niềm nhưng bạn sẽ thất vọng vì không thể nào tìm được người đàn ông như thế.
Đàn ông không thích những “câu chuyện riêng”. Cái mạnh của họ là ở chỗ đông người. Có lẽ do bản chất ganh đua, hiếu thắng, đàn ông lúc nào cũng muốn mình phải hơn những đàn ông khác.
Ngay cả những khi kể chuyện tiếu lâm, họ cũng nghĩ anh nào kể được nhiều là giỏi, ai phải ngồi cười là kém? Nói cách khác, đàn ông thích dùng ngôn ngữ để khẳng định vị thế của mình trong một môi trường xã giao. Họ không thích tâm tư với người khác.
Nhà ngôn ngữ học Litlin Gras còn đi sâu vào sự khác biệt giữa ngôn ngữ đàn ông và phụ nữ. Ông cho rằng ngôn ngữ đàn ông ít mang màu sắc tình cảm còn ngôn ngữ phụ nữ có nhiều nhấn nhá, tình cảm hơn. Cho nên hầu hết các bà vợ đều không thoả mãn với cách nói chuyện của chồng.
Một nữ giáo viên đã sống với chồng hơn hai mươi năm tổng kết: “Mỗi lần tôi và anh ấy nói chuyện với nhau thường dẫn đến hai kết cục: một là tranh luận quyết liệt, hai là tôi nói một mình để rồi kết thúc một cách nhạt nhẽo. Còn mỗi lần tôi hỏi anh ấy điều gì nếu không bùng nổ như thiên lôi thì lại rơi vào khoảng không im lặng”.
Cho nên những phụ nữ khôn ngoan thường chỉ nói với chồng càng ngắn gọn càng tốt. Thí dụ :”Anh đi mua hộ em mấy cái bánh mì đi!”. Chứ nếu nói: “Hôm qua, bọn trẻ nhà mình bảo ăn cơm mãi cũng chán, chúng thích ăn bánh mì theo kiểu Tây. Bữa nay thay đổi xem sao. Em đang dở tay, anh xuống nhà lấy xe máy ra cửa hàng bánh mì đầu phố mua cho nhanh!”.
Bạn có biết không, sau một câu nói dài như thế chồng bạn sẽ hỏi ngẩng lên hỏi :”Mua cái gì cơ?”. Đặc điểm đàn ông là họ không tiếp thu được những câu nói dài của vợ. Bạn hãy nói theo kiểu “mệnh lệnh” càng ngắn gọn càng tốt. Ví dụ: “Anh đi mua 5 cái bánh mì về đây, nhanh lên”. Kèm theo một cử chỉ âu yếm nữa là anh ta chạy đi liền.
Cho nên, nếu không có những kiến thức cơ bản về tâm lý đàn ông, bạn sẽ không thể nói chuyện được với chồng, thậm chí không chấp nhận được họ. Và một khi vợ chồng không nói chuyện được với nhau hay cứ động nói là cãi nhau hoặc “ông nói gà bà nói vịt”. Dù bạn có bỏ anh này đi lấy anh khác cũng thế nốt!
Theo Xaluan
Người đàn ông cưới vợ 15 năm chia sẻ bí quyết để vợ chồng luôn như thuở mới yêu
Ai cũng nói "xa mặt cách lòng", vậy mà 15 năm qua, trong trái tim tôi em vẫn ngọt ngào cảm xúc.
Ngày cưới rước em về làm cô dâu bên này bờ sông, ấm êm hạnh phúc. Đêm tân hôn nghe nước chảy êm đềm trên dòng sông Luộc, nghe tiếng gió rì rào qua những rặng tre dọc triền đê, thấy ngôi nhà đơn sơ ấm áp tình yêu đôi lứa.
Ảnh minh họa
Tôi lên đường sau những ngày ngắn ngủi mặn nồng bên em. Không thể nói hết nỗi nhớ trào dâng khi xa người vợ mới cưới. Chỉ được nửa tháng tôi lại khăn gói về nhà dù quãng đường dài gần 500 cây số. Khi em có bầu và vượt cạn mà không có tôi ở bên, tình cảm gần như là rạn nứt. Em dành hết thời gian cho con, luôn tỏ ra không cần tôi nữa. Em ít hỏi han, không chủ động gọi điện hay nhắn tin cho chồng. Mỗi khi tôi về nhà, em không háo hức đợi chờ để lao vào vòng tay tôi, để mỗi lần được ở bên nhau như một đêm tân hôn mới. Em lạnh lùng, nhạt nhẽo khiến tôi đau lòng.
Những tháng ngày sau đó tình yêu trong em dường như nguội lạnh. Tôi giật mình nhớ ra, vậy mà đã ba năm. Ba năm qua, mọi thứ đã nhạt phai đi mau chóng, hẳn phải lỗi do tôi. Tôi ở xa nhưng chưa biết quan tâm em đúng cách, chưa khiến em cảm thấy tin tưởng, chưa làm cho em hạnh phúc ngay cả khi không có tôi ở bên. Tôi bắt đầu thay đổi "chiến thuật" và quyết định tán tỉnh em.
Chiến thuật "cưa vợ" của tôi hẳn nhiên có tác dụng ngoài mong đợi. Khi về nhà, em đã đón đợi tôi, tự giác gửi con cho bà nội để hai đứa có khoảng thời gian ở bên nhau. Khi đêm xuống, nằm bên cạnh, em mở những tin nhắn của tôi ra rồi trêu tôi. Chẳng cần phải nói, chúng tôi đã mặn nồng thế nào sau khoảng thời gian chờ đợi và em cũng háo hức thế nào khi tôi bắt em phải tưởng tượng ra đêm hôm ấy cả tháng trời. Những lần về thăm nhà sau đó, tôi đưa em lên phố xem phim, nghe nhạc, uống cà phê tâm tình. Chúng tôi nói về cuộc sống, những dự định chung trong tương lai, chuyện con cái, những mong muốn của nhau.
Thấm thoát đã mười lăm năm trôi qua, hai cậu con trai cũng đã hơn mười tuổi mà vợ chồng tôi vẫn mặn nồng như mới yêu. Khoảng thời gian xa nhau là lúc chúng tôi lên kế hoạch cho những ngày ngắn ngủi gặp nhau. Và bí quyết để ngọn lửa phòng the luôn bùng cháy chính là việc chúng tôi tán tỉnh nhau bằng những lời lẽ "điên rồ" nhất. Thậm chí tôi còn viết lên "kịch bản" của một đêm bên em khiến em phải chờ đợi để xem nó diễn ra tuyệt vời thế nào.
Mỗi lần nghe vợ chồng tôi nói chuyện điện thoại, mấy anh bạn cùng phòng đều tỏ ra "ghen tị": "Làm thế nào mà hai người vẫn quấn quýt như đôi chim câu được như thế nhỉ? Nói thật là xa vợ lâu, thấy nhạt nhẽo lắm. Đời làm lính, chẳng biết bao giờ mới có được cái ấm áp như thế. Cậu có bí quyết gì, chia sẻ với chúng tớ ".
Một trong các bí quyết để giữ lửa hôn nhân, chính là việc tạo khoảng cách. Vậy tại sao bạn không tận dụng "khoảng cách" sẵn có để thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu giữa nàng và bạn? Đừng để khoảng cách chia cắt tình yêu, hãy biến nó thành bạn đồng hành.
Theo 2sao
Tình yêu cũng như một ly bạc xỉu... Tình yêu cũng như một ly bạc xỉu, dù đắng dù ngọt, dù yêu đúng hay sai người thì vẫn là yêu... Cô - ả đàn bà luôn tự cho mình là nhạt nhẽo, dễ dãi trước mọi vấn đề nhân sinh quan trên đời. Cô quảng giao, khoáng đạt, giòn cười tươi khóc, cởi mở và bao dung với mọi người trừ...