Chồng tự quyết khoản tiền 100 triệu, còn trách vợ “học hành tốn kém” nhưng xem xong “bằng chứng” cô đưa ra mà anh ta tự xấu hổ
“Mới hôm trước em chồng ở quê gọi điện thoại lên nói sắp xây nhà, ngỏ ý muốn vay vợ chồng mình một trăm triệu. Chẳng cần bàn bạc gì chồng mình đồng ý ngay”, Thúy kể.
Đầu tư cho học tập là đầu tư cho chính mình, đối với nhiều cô nàng việc không ngừng học tập và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sẽ khiến cho bản thân tự tin và thêm nhiều cơ hội trong công việc.
Mâu thuẫn từ quan điểm sống khác nhau
Tuy nhiên việc người bạn đời của họ sẽ ủng hộ hay phản ứng ngược lại thì thật sự không thể đoán được. Giống như câu chuyện của vợ chồng Thúy – Minh dưới đây vốn dĩ chỉ vì khác quan điểm sống mà nhiều lần cơm không lành canh chẳng ngọt.
“Chồng mình trước giờ đều theo đuổi lối sống chậm, không chạy theo giá trị vật chất nên mấy năm liền lương cũng chỉ dậm chân tại chỗ, còn mình thì lại là người năng nổ, quảng giao. Công việc kinh doanh của mình cũng yêu cầu luôn cần sự mới mẻ nên mình thường tham gia các khóa học để nâng cao chuyên môn, kỹ năng.
Khi bàn với chồng về đợt học sắp tới, anh ấy có cản mình và bàn lùi nhưng mình đã sắp xếp giờ học để ít ảnh hưởng nhất nên cũng không có gì lo ngại. Song mới chỉ vài buổi học đầu ngày nào về chồng mình cũng tỏ thái độ không vui” – Thúy tâm sự.
Ảnh minh họa.
Không chỉ đá thúng đụng nia, Minh còn ra sức khuyên ngăn vợ học ít thôi vì cũng chẳng để làm gì thêm nữa.
“Nghe chồng nói nhiều khi mình cũng nản lắm, nhưng biết sao được mình cũng vì công việc nên vậy” – Thúy nói.
Video đang HOT
Có lẽ nếu như không có sự việc ngày hôm đó thì Thúy không thể biết được nguyên nhân thật sự của việc chồng không muốn cho cô đi học.
Cô vợ đáp trả khiến anh chồng lập tức cứng họng
“Mới hôm trước em chồng ở quê gọi điện thoại lên nói sắp xây nhà, ngỏ ý muốn vay vợ chồng mình một trăm triệu. Chẳng cần bàn bạc gì chồng mình đồng ý ngay, trong khi chúng mình cũng không hề dư giả gì. Hai vợ chồng mình lớn tiếng cũng chỉ vì chuyện đó” – Thúy kể.
Minh nóng giận quát tháo, mắng vợ không biết thu vén cho gia đình, thậm chí lôi cả việc Thúy đi học nhiều là phung phí tiền bạc ra để nhiếc móc.
“Cô ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân, cô bảo không có tiền cho em chồng mượn vậy cô mang hết tiền dành dụm hàng tháng để đi học những cái linh tinh kia thì sao? Tôi đã tìm hiểu rồi, học phí không hề rẻ chút nào nhưng cô thì học hết đợt này đến đợt khác. Chẳng có ai chồng con đề huề còn suốt ngày học với cả hành, tự nhiên tốn kém cả đống tiền” – Minh quát lớn.
Nghe được những lời đó mà Thúy bàng hoàng. Rõ ràng hai vấn đề hoàn toàn khác xa nhau, đâu phải cô mang tiền cho ai bên nhà ngoại đâu mà anh so sánh buồn cười thế.
Thúy đáp thẳng: “Anh thử xem một tháng tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được bao nhiêu, trong khi bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Riêng tiền trả góp căn nhà này cũng đã chiếm hơn một nửa rồi, đấy còn chưa có con chứ không thì khéo không kham nổi.
Anh còn mở miệng trách tôi mang tiền đi phung phí à, nay tôi cho anh xem luôn để biết tiền học phí của tôi là từ đâu ra nhé, khỏi phải suy diễn này kia”.
Ảnh minh họa.
Vừa nói Thúy vừa giơ màn hình điện thoại báo lương làm thêm, bởi cô đi học phục vụ cho công việc nên mới nhận được nhiều dự án bên ngoài. Minh vừa nhìn thấy thì cứng họng luôn. Và chỉ cần cô học đủ những thứ cần thiết cho chuyên ngành đang theo đuổi, cơ hội lên chức là rất cao.
Minh im lặng không nói tiếp. Thúy cũng định nhân cơ hội làm một lần cho ra nhẽ, Thúy đưa cho anh xem chi tiêu gia đình một tháng. Xưa nay đối nội đối ngoại một tay cô cáng đáng, chồng sướng quá lại không biết lo. Minh nhìn mà ngại ngùng, anh cảm thấy hổ thẹn khi lương mình chẳng đủ cáng đáng phần chi ra. Đã vậy vợ tất bật làm thêm, chồng thì hài lòng dậm chân tại chỗ.
Sau đó, Minh gọi cho em gái nói thật về tình hình kinh tế nên không thể giúp cô số tiền lớn như vậy. Anh chàng cũng mua tặng cho vợ một đôi giày mà cô ấy thích đã lâu để làm lành.
Phụ nữ là như vậy, họ sẵn sàng hi sinh thầm lặng và cố gắng gấp trăm ngàn lần để cuộc sống tốt đẹp hơn, mong rằng những người đàn ông sẽ hiểu hơn và san sẻ với bạn đời của mình để xây dựng hôn nhân viên mãn.
Lời thú thật của người đàn ông trộm tiền của mình
Đúng như em nghĩ, chẳng cô gái nào thời buổi này chấp nhận "phòng nhì" với một gã đàn ông "nghèo" với cái ví lép xẹp như anh.
Em yên tâm nhé.
Anh biết em đang mất niềm tin ở nơi anh, vì chuyện tiền bạc thiếu nhất quán đến từ hai phía. Em khóc lóc, nghi kỵ anh làm chuyện mờ ám bên ngoài nên cần đến "quỹ đen". Thực ra anh chẳng có quỹ riêng nào ở đây hết, chỉ có những điều vượt quá tầm kiểm soát của bản thân, khiến anh không thể chứng minh tính minh bạch của câu chuyện.
Sau ngày cưới, mà mới hơn ba năm trước chứ mấy, em nói tiền nong hai vợ chồng "thu về một mối" thì mới dễ gói ghém. Quả thật, em là người phụ nữ mát tay, tiền vào tay em biết cách sinh sôi nảy nở. Em mua bất động sản, mua thứ nọ thứ kia để dành, khiến vợ chồng không phải lấn cấn nhiều về tương lai khi con cái chào đời.
Nhưng em ơi, có lúc nào em hiểu cho tình thế của một người đàn ông phải ra ngoài giao tế với đủ mối quan hệ? Công việc kinh doanh của anh, giao tiếp với nhiều bạn bè. Dù không phải kiểu đàn ông đàn đúm, anh vẫn phải có những cuộc tụ tập ngoài giờ làm việc. Số tiền cố định em đưa anh hằng tháng, em nghĩ là dư dả lắm sao?
Ảnh minh họa
Tuy nhiên em khăng khăng cho rằng số tiền em đưa anh nhiêu đó là quá rộng rãi. Để rồi khi những hợp đồng đáng giá thu về, em - với tư cách là thư ký kiêm thủ quỹ của công ty gia đình - lại "thu về một mối".
Tiền đó anh biết, em sẽ làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Anh tin tưởng và hạnh phúc khi có một người vợ sắc sảo và đầu óc nhạy bén như em. Nhưng anh cũng đau đầu khi em "chắc lép" với lão chồng luôn yêu em.
Em nói đàn ông nhiều tiền trong tay chỉ hư người. Các cô ngoài kia chỉ nhăm nhăm túi tiền của các ông, chứ có mấy ai chân thành và người vợ khôn ngoan phải biết cách làm cho chồng mình trở nên "khốn khó". Chỉ chừng bấy nhiêu thôi, thì họ chẳng cần cài định vị, cũng chắc mẩm rằng lão chồng mình chẳng có "ma nào dòm tới".
Em đã đạt được mục đích rồi đấy. Vì với số tiền em "bố thí" cho anh hằng tháng chừng ấy, anh xoay xở khốn khổ vô cùng.
Nhiều khi muốn phóng khoáng với bạn bè, mà... bí quá. Rồi dạo gần đây dịch COVID-19 hoành hành, các hợp đồng làm ăn thu về khó khăn hơn. Em thẳng tay cắt giảm. Anh vùng lên đấu tranh, thì chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng:
"Dịch giã có đi đâu, tiếp xúc ngoại giao với ai. Tụi bạn gái em, có người chi cho chồng 100 ngàn đồng/ngày, mà có ông nào đòi hỏi gì đâu". Hóa ra sau lưng em còn một nhóm chị em bạn hữu, thống nhất và hỗ trợ nhau cách thức "quản chồng".
Anh thú thật với em, đã mở ví của em hai lần, "thủ" một số tiền trước khi bị em "bắt tại trận" để chi cho những điều anh thấy cần thiết.
Thời gian này anh ở nhà, cơm em "bao nuôi", quần áo em mua cho anh. Giờ em cứ "siết hầu bao" anh thật chặt vào. Anh biết anh sai khi không thú thật với em ngay từ đầu, để bản thân tự đưa mình vào thế "tình ngay lý gian" như vậy.
Nhưng đó là tất cả sự thật mà anh muốn nói. Đúng như em nghĩ, chẳng có cô gái nào thời buổi này chấp nhận "phòng nhì" với một gã đàn ông "nghèo" với cái ví lép xẹp như anh. Em yên tâm rồi nhé.
Nhìn thùng đồ mẹ chồng dưới quê gửi lên mà tôi ngao ngán tột cùng, còn ông xã lại nói một câu bẽ bàng Nếu quan điểm sống quá khác nhau thì chắc chúng tôi nên ly thân một thời gian thì hơn! Con người tôi hiện tại chỉ mang đầy nỗi bực tức và chán chường. Cuộc hôn nhân và những thành viên bên gia đình chồng khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Chẳng hiểu sao tôi có thể chịu đựng đến giờ phút này. Đợt...