Chồng từ chối di tản, ở lại Vũ Hán cùng vợ con chống chọi virus corona
Anh Kim Min-jun – quốc tịch Hàn Quốc, từ chối hỗ trợ di tản của chính phủ Hàn Quốc để ở lại Vũ Hán cùng vợ con.
Hàn Quốc điều động máy bay sơ tán công dân khỏi Trung Quốc, tâm dịch bệnh viêm phổi do virus corona. Thế nhưng, theo các quy định của Trung Quốc, vợ của Kim Min-jun, không thể sơ tán khỏi Vũ Hán cùng với anh. Vì vậy, Kim Min-jun chấp nhận cùng vợ và cậu con trai ở lại Vũ Hán.
Kim Min-jun điều hành một nhà hàng Hàn Quốc ở Vũ Hán từ năm 2015. Gia đình anh trở lại “ổ dịch” virus corona đúng lúc chính phủ Trung Quốc ban bố lệnh phong tỏa thành phố vào ngày 23/01.
“Khi ở Hàn Quốc, chúng tôi thực sự đã nghĩ đến việc ở lại lâu hơn nhưng không biết dịch bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng như vậy. Hơn nữa, chúng tôi cũng có công việc kinh doanh ở Vũ Hán”, Kim Min-jun nói với Reuters.
Kim Min-jun – quốc tịch Hàn Quốc, từ chối hỗ trợ di tản của chính phủ Hàn Quốc để ở lại cùng vợ và con ở Vũ Hán (Ảnh: Yonhap)
Khi Hàn Quốc công bố kế hoạch sơ tán công dân nước này khỏi Vũ Hán, niềm vui đã nhường chỗ cho sự thất vọng khi Kim Min-Jun nhận ra rằng tất cả các thành viên trong gia đình anh ta không thể rời đi cùng nhau.
“Vợ bảo tôi đi cùng con trai nhưng tôi không thể, mà không biết việc phong tỏa này sẽ kết thúc như thế nào… Chúng tôi đã thất vọng nhưng điều này sẽ không tiếp diễn như thế này mãi”, Kim Min-Jun nói.
“Đối với con trai tôi, có lẽ nó tốt hơn khi chúng tôi ở đây vì nó quá nhỏ để trải qua các kế hoạch cách ly và thay đổi lịch trình đột ngột”.
Gia đình Kim Min-Jun ẩn náu trong nhà, sống sót nhờ thực phẩm dự trữ và tránh thế giới bên ngoài vì sợ rằng con trai họ có thể bị nhiễm bệnh. Kim Min-Jun sợ rằng họ có thể hết sữa bột cho em bé nếu lệnh phong tỏa kéo dài đến sau tháng Hai.
Video đang HOT
“Tôi sợ đi ra ngoài, không phải vì bản thân mà vì con tra. Tất cả các bệnh viện đều quá tải, không có cách nào để con tôi điều trị nếu nó lây bệnh từ tôi”, Kim Min-Jun lo lắng.
Hơn 700 người Hàn Quốc đã được sơ tán khỏi Vũ Hán trên hai chuyến bay vào tuần trước và sẽ phải cách ly ít nhất hai tuần tại các cơ sở do chính phủ điều hành.
Đối với ít nhất 120 cư dân Hàn Quốc khác ở Vũ Hán, những người có gia đình và các mối quan hệ khác, thật không dễ để rời đi, theo nhận định của Jeong Tae-il – người đứng đầu cộng đồng Hàn Quốc tại tỉnh Hồ Bắc.
KÔNG ANH (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này.
(Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị)
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán.
Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, "những sứ thần áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về "tâm dịch" Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri.com.vn
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Trung Quốc tự tin sẽ chiến thắng virus Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình...