Chồng trẻ cầu cứu khắp nơi vì vợ mất tích nơi xứ người
Không lâu sau ngày cưới, đôi vợ chồng ở Nghệ An có với nhau đứa con nhỏ, bất hạnh thay, đứa bé cũng chỉ ở bên cha mẹ được vài ngày.
Để quên đi nỗi đau mất con và tích góp tiền bạc, hai vợ chồng quyết định sang Trung Quốc làm thuê. Tuy nhiên, làm việc chưa đầy 1 tháng, người vợ bỗng “ mất tích” bí ẩn. Nghi ngờ vợ mình bị kẻ xấu bắt cóc, mấy tháng qua người chồng đã về nước, làm đơn cầu cứu khắp nơi.
Chị Hoài thời điểm chưa mất tích. (ảnh do nhân vật cung cấp)
Những nghi vấn của vụ “mất tích” bí ẩn
Gần 4 tháng nay cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Công Lợi (SN 1994, ngụ tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) hoàn toàn bị đảo lộn sau vụ mất tích bí ẩn của người vợ tên là Nguyễn Thị Hoài (SN 1998). Nóng lòng và lo lắng cho vợ, anh Lợi cùng gia đình đã làm đơn cầu cứu khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì.
Theo chia sẻ của anh Lợi, hai vợ chồng lấy nhau vào đầu năm 2017. Gần một 1 sau ngày cưới, chị Hoài sinh đứa con đầu lòng, nhưng không may đứa trẻ ấy đã tử vong sau mấy ngày chào đời. Nhìn vợ buồn phiền, anh Lợi luôn cố gắng động viên để vượt qua nỗi đau mất con. Một thời gian sau, nhận thấy cuộc sống ở quê nhà khó làm ăn nên vợ chồng anh Lợi quyết định sang Trung Quốc làm thuê. Ngày 6/4/2019, đôi vợ chồng này khăn gói đồ đạc để bắt đầu chuyến hành trình làm ăn nơi xứ người.
“Tại Trung Quốc, vợ chồng em được nhận vào xưởng làm dép ở huyện Mùi Lộ, tỉnh Quảng Đông. Hai vợ chồng được ông chủ sắp xếp nơi ở với một số lao động Việt Nam. Công việc khá vất vả nên em thường động viên vợ cùng cố gắng. Thế nhưng, khi chưa kịp nhận tháng lương đầu tiên thì vợ của em mất tích”, anh Lợi kể lại. Theo đơn trình báo của anh Lợi, đêm 2/5/2019, vợ anh được cô gái cùng phòng tên Bình (quê huyện Tân Kỳ, Nghệ An) rủ đi mua đồ ăn.
Tuy nhiên, 3 giờ sau khi vợ ra ngoài mà vẫn chưa thấy về khiến anh lo lắng. Lúc này vì điện thoại hai vợ chồng dùng chung thì anh Lợi đang cầm nên không biết liên hệ với chị Hoài kiểu gì. Kiểm tra ví tiền, giấy tờ tùy thân của vợ vẫn đang ở phòng trọ. Hoảng hốt, anh Lợi liền nhờ bạn bè tỏa ra đi tìm. Sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm, họ đã thấy chị Bình.
Video đang HOT
Lúc đầu, Bình trả lời vòng vo những câu hỏi của mọi người. Chỉ đến khi anh Lợi dọa đưa lên công an thì Bình mới khai sự thật. Theo lời kể của người phụ nữ tên Bình, anh Lợi mới biết vào thời điểm chị Hoài đi mua đồ có gặp một đối tượng tên Lê Mạnh Chính (tên thường gọi là Hùng “xoắn”, quê ở tỉnh Hải Dương). Người này từng có thời gian làm việc tại xưởng sản xuất dép nhưng do nghiện ma túy nên đã bị ông chủ đuổi đi.
Tuy nhiên, do quen biết với một số công nhân nơi đây nên thỉnh thoảng Chính vẫn hay đến chơi. “Khi gặp vợ tôi cùng Bình, thì Chính đã rủ cả 2 lên một chiếc xe ô tô. Tuy nhiên khi vừa bước lên thì Chính xô Bình xuống, vợ tôi bị 2 người đàn ông bịt mặt ngồi trong xe giữ lại”, anh Lợi thuật lại lời của Bình.
Nghi vợ mình bị bắt cóc, anh Lợi cố gắng tiếp xúc với một người tên Sơn, hiện đang ở Trung Quốc. Người này cho biết nơi giam giữ chị Hoài, muốn cứu vợ ra, anh Lợi phải đưa 50.000 nhân dân tệ (tương đương gần 155 triệu đồng).
Lo lắng cho tính mạng của vợ, anh Lợi đã đưa trước cho Sơn 1.500 NDT (khoảng 4,5 triệu đồng) để lo tiền đi lại. Sau đó, anh gọi điện về cho người thân ở quê nhà nhờ vay mượn, gửi sang 148 triệu đồng. Số tiền này anh Lợi định sẽ chuyển cho nhóm bắt cóc khi gặp và đưa được vợ về.
Tuy nhiên, theo lời anh Lợi do không chuyển tiền trước, Sơn đã đổi ý và bảo nhóm bắt cóc không đồng ý thả người. Từ đó anh và gia đình không có bất kỳ tin tức gì về chị Hoài. Sau khi không chuộc được vợ, anh Lợi đã trình báo với công an Trung Quốc nơi mình sinh sống và làm việc. Cơ quan chức năng nước sở tại đã lập biên bản về sự trình báo của anh Lợi. Cũng sau sự việc này, do bị liên lụy nên chủ xưởng sản xuất dép đã đuổi việc anh Lợi.
Mòn mỏi ngóng tin vợ
“Mất vợ”, không có nơi nương tựa, anh Lợi đành trở về Việt Nam, từ đó anh và gia đình đã làm đơn trình báo cơ quan công an các cấp. Ông Nguyễn Văn Duẫn (Trưởng Công an xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn) cho biết đã nắm được thông tin trình báo vợ mất tích ở Trung Quốc của anh Nguyễn Công Lợi. Theo ông Duẫn, có thể do vợ chồng anh Lợi đi xuất khẩu lao động theo đường tiểu ngạch (tức là đi làm “chui”) nên chưa được Công an tỉnh Quảng Đông giúp đỡ.
“Hiện đơn nhờ giúp đỡ tìm vợ của anh Lợi đã được chuyển lên cơ quan công an cấp cao để điều tra, xử lý”, ông Duẫn thông tin. Trong khi đó, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã nhận được đơn trình báo của anh Nguyễn Công Lợi và đã gửi công văn ra Bộ Công an xin phối hợp với Công an Trung Quốc để làm rõ sự việc.
Từ ngày vợ biệt tích, cuộc sống của anh Lợi và gia đình bị đảo lộn hoàn toàn. Người đàn ông trẻ chẳng còn tâm trí để làm việc gì. Anh tâm sự: “Tôi buồn chán lắm, lo lắng cho vợ nhưng không biết làm thế nào. Nhiều đêm không tài nào chợp mắt được, tâm trí cứ suy nghĩ về vợ. Không biết giờ này cô ấy đang ở đâu, có bị ai hành hạ, đánh đập không”.
Với linh tính của một người chồng, anh Lợi nghi ngờ vợ mình đã bị bắt cóc chứ không có chuyện tự bỏ đi. Bởi, trước khi xảy ra sự việc, hai vợ chồng không hề có xích mích gì. Người vợ lúc ra khỏi nhà chỉ mặc bộ quần áo lửng, không mang theo bất kỳ tiền bạc, hay tư trang gì.
“Vì hàng ngày đi làm về mệt nên mỗi tối hai vợ chồng chỉ ở nhà, nói chuyện với nhau hoặc gọi điện thoại cho người thân ở quê nhà. Do mới sang bên đó nên chúng tôi không quen biết ai ngoài một vài người đồng hương làm cùng công ty.
Vậy nên, vợ tôi chắc chắn không quen biết ai ở bên đó”, anh Lợi thông tin. Đã mấy tháng trôi qua, nhưng việc không có thông tin gì về người vợ càng khiến anh Lợi lo lắng. Trong nỗi buồn, người đàn ông này mong muốn cơ quan công an nhanh chóng, tích cực vào cuộc điều tra để “giải cứu” nếu chị Hoài bị bắt cóc.
Ngồi trong căn nhà nhỏ tại quê nhà, bà Nguyễn Thị Lành (mẹ của anh Lợi) than thở: “Tôi đã 72 tuổi, bị bệnh tim không biết sống chết ngày nào, chỉ thương vợ chồng chúng nó vất vả quá. Khi nghe con dâu bị bắt cóc, không đêm nào tôi ngủ yên, đổ bệnh nằm liệt giường. Giờ chỉ mong sao cơ quan công an vào cuộc tìm và giải cứu đưa cháu về nhà”.
Theo ông Nguyễn Văn Chỉnh (Phó Chủ tịch UBND xã Nam Lộc) cho biết, thời gian qua xã Nam Lộc có nhiều người xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hầu hết các trường hợp đều đi theo con đường chính ngạch nên gặp thuận lợi, kinh tế gia đình họ khá tốt.
Còn vợ chồng anh Lợi đi theo đường tiểu ngạch nên ban đầu địa phương không biết. Đến khi anh Lợi trình báo vợ mất tích, phía ủy ban xã mới nắm được thông tin. Ông Chỉnh chia sẻ thêm, thời gian qua, chính quyền luôn tuyên truyền, thông tin đến người dân đi xuất khẩu lao động thì nên đi theo con đường chính ngạch, để được hưởng những quyền lợi xứ người và đảm bảo an toàn cho mình.
Việc đi theo tiểu ngạch sẽ có những rủi ro xảy ra không ai lường trước. Câu chuyện của gia đình anh Lợi là một rủi ro. Mong rằng, chị Hoài được bình an và sớm trở về với gia đình.
Kim Long
Theo phapluatplus
Người vợ mất tích khi cùng chồng đi lao động ở Trung Quốc
Cùng chồng làm thuê ở Trung Quốc, chị Hoài bất ngờ mất tích nhiều tháng không liên lạc được.
Ngày 20/7, anh Nguyễn Công Lợi ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An), cho biết gia đình vẫn chưa có tin tức gì về người vợ mất tích ở Trung Quốc. Người đàn ông này mong muốn nhà chức trách vào cuộc điều tra, phối hợp tìm kiếm.
Công an xã Nam Lộc đã hướng dẫn gia đình làm các thủ tục kiến nghị lên cơ quan cấp cao hơn.
Chị Nguyễn Thị Hoài. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Trước đó, ngày 6/4, anh Lợi cùng vợ là chị Nguyễn Thị Hoài được một người quen giới thiệu sang Trung Quốc làm việc tại xưởng sản xuất giày dép ở huyện Mục Lụi, tỉnh Quảng Đông.
Ngày 2/5, sau khi tan ca, chị Hoài đi ăn cùng với một người bạn rồi mất tích. Nhiều ngày tìm vợ bất thành, anh Lợi đến công an sở tại trình báo sự việc.
Tuy nhiên, họ chỉ lập biên bản sự việc, đến nay vẫn chưa có tin tức. Hiện anh đã về Việt Nam, tiếp tục trình báo vụ việc lên cơ quan công an.
Theo Zing
Gia cảnh khó khăn của nam thanh niên bị nước cuốn tử vong khi đi qua đập tràn Nam thanh niên đi đánh cá khi qua tràn bị nước cuốn dẫn tới tử vong ở Thanh Hóa có gia cảnh rất khó khăn, 2 con nhỏ mới 13 và 11 tuổi trong khi bản thân bị bệnh đã 10 năm, hưởng chế độ bảo trợ xã hội, chỉ có người vợ làm thợ hồ nuôi cả gia đình. Chiều tối ngày...