Chồng tốt nhưng tôi phải cắn răng sống qua ngày vì bố mẹ chồng
Suốt thời gian dài, tôi trải qua cuộc sống đầy áp lực về mặt tâm lý, dù được chồng thương yêu.
Từ khi kết hôn, vợ chồng tôi sống chung với bên nội. Thời còn yêu nhau, tôi không có thời gian tiếp xúc với bố mẹ chồng nhiều vì khoảng cách xa. Lúc đó, hai đứa đang sống ở thành phố.
Sau khi kết hôn, chồng tôi muốn về quê lập nghiệp nên tôi theo anh. Thời gian đầu, để quen với cuộc sống ở quê, tôi phải thích nghi nhiều.
Gia đình chồng tôi sống ở xã, dân cư thưa thớt nên ban đầu tôi không quen. Trước đó, chúng tôi đang ở thành phố đông đúc, nhộn nhịp, hối hả. Cuộc sống ở quê chậm hơn khiến tôi phải tự cố gắng để thay đổi.
Có lẽ, việc sống chung với bố mẹ chồng không phải ai cũng thích. Tuy vậy, tôi không có sự lựa chọn nào khác vì kinh tế eo hẹp chưa đủ để mua đất, xây nhà. Trong khi đó, gia đình hai bên không đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ.
Tôi mệt mỏi vì sống trong cảnh cãi nhau như cơm bữa của bố mẹ chồng (Ảnh minh họa: IT).
Video đang HOT
Lúc mới cưới, tôi háo hức và hy vọng về cuộc sống hôn nhân màu hồng. Chồng tôi thương vợ, có ý chí làm ăn. Tôi hoàn toàn tin tưởng và an tâm về cuộc sống của hai đứa.
Nỗi khổ tâm của tôi lại do bố mẹ chồng gây ra. Khi về sống chung, chị dâu cả kiên quyết đòi ra ở riêng. Thời điểm đó, chị dâu cả bày tỏ, muốn vợ chồng tôi có cuộc sống thoải mái, nhà cửa rộng rãi hơn.
Tuy nhiên bây giờ, tôi mới hiểu phần nào lý do chị dâu nhất định chuyển sang ở nhà trọ mà không muốn sống chung. Cho dù bên ngoài giữa chị dâu và bố mẹ chồng không có bất cứ mâu thuẫn nào.
Bố mẹ chồng tôi vốn khắc khẩu từ xưa. Ông bà đến với nhau không phải bằng tình yêu mà nhờ mai mối. Cho nên, thời gian hạnh phúc không kéo dài được bao lâu.
Mặc dù có với nhau 3 đứa con, chuyện cãi vã xảy ra như cơm bữa. Khi mới cưới, tôi nghĩ chuyện cãi nhau của ông bà chỉ là xích mích đơn giản hàng ngày. Tuy nhiên, chuyện này kéo dài, dai dẳng từ tuần này sang tuần khác.
Không hiếm những lần gia đình quây quần ăn cơm, chỉ vì vài chuyện nhỏ nhặt, ông bà cãi nhau khiến không khí không còn được vui vẻ. Chồng tôi biết vợ chán nản khi nhìn thấy cảnh đó, anh động viên rất nhiều nhưng trong lòng tôi cảm thấy áp lực.
Thời gian cưới nhau đến nay đã 3 năm, số ngày bố mẹ chồng tôi không cãi nhau có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi khi cãi nhau, ông bà dùng hết mọi lời lẽ, không còn dành sự tôn trọng cho nhau.
Sống trong tình cảnh như vậy, vợ chồng tôi có quan tâm nhau đến mấy cũng khó cảm nhận được niềm hạnh phúc. Tôi là con dâu nhưng thêm nhiệm vụ động viên tinh thần cho mẹ chồng.
Nhiều lần trong khi chồng đi làm, tôi ở nhà như người giảng hòa cho hai bên. Dường như bố mẹ chồng tôi không còn nể nang, ái ngại về chuyện cãi nhau trước mặt con dâu.
Nhìn người ta ước mơ nhà sang, xe đẹp, cuộc sống giàu có, tôi chỉ mong một tuần bình yên, bố mẹ chồng không cãi nhau sao khó quá. Tôi muốn chuyển ra ngoài sống nhưng chồng không đồng tình vì kinh tế eo hẹp.
Ngoài ra, anh ấy muốn phụng dưỡng bố mẹ. Bởi anh trai và chị dâu đã không còn ở đây, trách nhiệm chăm con do vợ chồng tôi đảm trách.
Tuy nhiên, tôi không thể sống mãi trong cảnh bố mẹ chồng coi nhau như kẻ thù. Vài năm nữa, con tôi lớn lên, nhìn cảnh tranh cãi và mắng nhau không tiếc lời, liệu tâm lý của bé có bị ảnh hưởng? Tôi cảm thấy bất lực khi phải đối mặt với cuộc sống không có niềm vui từ người thân.
Dẫn cháu đi chơi, bé nói một câu mà tôi sửng sốt
Tôi gọi điện cho bố mẹ, kể cho ông bà nghe những lời cháu nói. Ngay tối đó, bố mẹ tôi họp gia đình, hỏi rõ mọi chuyện.
2 năm trước, cuộc hôn nhân của chị gái tôi suýt tan vỡ. Anh rể tôi đa nghi, hay ghen tuông và cấm đoán vợ trò chuyện, tiếp xúc với đàn ông, kể cả đồng nghiệp. Chỉ vì nhìn thấy chị nói chuyện với một người tư vấn bán hàng mà anh ta nổi giận rồi đánh vợ. Bố mẹ tôi giận quá, ép chị viết đơn ly hôn. Nhưng anh rể đến nhà van xin tha thứ, còn tỏ vẻ hối lỗi nên mọi người cũng nguôi ngoai, cho anh ta thêm cơ hội hàn gắn hôn nhân.
Thời gian đầu trở về chung sống với nhau, tôi nghe chị gái nói chồng đã biết lỗi, sống hiền hòa, vui vẻ hơn với vợ con. Anh ta còn đưa mẹ con chị đi du lịch, mua quà tặng hay tổ chức tiệc sinh nhật cho vợ. Cả nhà đều mừng vì nghĩ rằng anh ta đã đổi tính đổi nết, nhận ra bài học lớn sau chuyện ngày trước.
Chủ nhật, tôi chở cháu trai 7 tuổi đi cà phê có khu trò chơi trẻ em. Thằng bé chơi rất vui, cả người đều ướt đẫm mồ hôi mới chịu ra ngồi uống nước. Tôi lau mặt mày, tóc tai cho cháu rồi buộc miệng hỏi bố không chở cháu đi chơi thường xuyên hay sao mà con lại vui đến vậy?
Thằng bé nói: "Bố mẹ con hay cãi nhau lắm. Bố còn đánh mẹ, lâu rồi bố mẹ không chở con đi chơi nữa".
Tôi sửng sốt với những gì cháu nói. Tôi gọi điện cho bố mẹ, kể cho ông bà nghe những lời cháu nói. Ngay tối đó, bố mẹ tôi họp gia đình, hỏi rõ mọi chuyện. Chị tôi buồn bã thừa nhận vợ chồng có mâu thuẫn, chồng có tát chị mấy lần. Anh rể thì câng mặt lên cãi, đổ lỗi cho vợ và còn đòi đánh con trước mặt bố mẹ vợ.
Lần này thì bố tôi không chấp nhận nổi người con rể vũ phu nên đuổi anh ta ra khỏi nhà, không cho bước chân vào cửa nữa. Vậy mà chị gái tôi lại đòi dẫn con trở về nhà với chồng vì không muốn gia đình đổ vỡ, con cái sống thiếu thốn tình thương. Bố mẹ cản không được, tôi cũng không cản nổi. Tôi bực mình vì chị mù quáng, chồng đã gia trưởng, vũ phu, tại sao chị còn cố bám víu vào. Chị nói nghĩ cho con, sợ thằng bé buồn bã sa sút. Tôi thấy thật ra là chị đang tự đày đọa chính bản thân và đánh mất tuổi thơ của con. Phải làm sao để chị tôi nhận ra điều này và ly hôn đây?
Trải nghiệm yêu anh chàng giàu có và sự thật về những "đám mây lệch tầng" Từ cảm giác hãnh diện tới chùn chân mỏi gối để thấy đời không như là mơ. Năm 22 tuổi, Ngọc hẹn hò với một người đàn ông đi làm trên... "một căn chung cư". Giống nhiều cô gái khác ở độ tuổi 22, Ngọc khi đó vừa tốt nghiệp đại học và chẳng có tiền. Cô mặc quần áo không thương hiệu,...