Chồng tôi nợ cá độ không thể trả nổi
Năm nay tôi 27 tuổi, đã có gia đình và tôi sắp sinh em bé đầu lòng vào tháng 8 này. Nhưng hiện tại tôi rất bối rối, không biết phải làm sao? Chồng tôi vì ham mê cá độ bóng đá, hiện tại nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả.
Gia đình đã khuyên bảo và giúp đỡ nhiều lần nhưng anh vẫn không thay đổi. Với một khoản nợ lớn như hiện nay thì anh không thể nào trả nổi, trong đó có cả tiền vay lãi cao. Do trước đây đã rất nhiều lần khuyên bảo nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật nấy, không thay đổi đươc nên tôi cũng không còn tâm trí hay thiết tha gì với cuộc hôn nhân này nữa. Nhưng nếu ly dị bây giờ thì con tôi sẽ ra sao? Lớn lên, nó sẽ không có cha. Má chồng tôi bảo “ráng chịu đựng một thời gian, chứ đừng ly dị vì đứa con”. Nhưng giúp chồng tôi giải quyết nợ nần thì bà không có khả năng.
Gia đình tôi vẫn không hề hay biết chuyện này vì tôi không dám nói. Bây giờ bản thân chồng tôi cũng chưa lo xong thì làm sao anh lo cho gia đình được? Nếu tiếp tục cuộc sống như vậy, tôi không biết tương lai sẽ đi về đâu? Nếu bây giờ ly dị thì tôi có phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ mà chồng tôi gây ra không vì những khoảng đó, tôi vốn không hề hay biết? Thật sự bây giờ tôi rất bối rối, không biết phải xử lý như thế nào? Mong các độc giả cho tôi một lời khuyên.
Video đang HOT
Theo VNE
77 triệu người Mỹ dính nợ xấu, khó đòi
Như một câu nói phổ biến trong kinh tế học: "Yêu nước là phải vay tiền." Nước Mỹ thấm nhuần triết lý này. Thực tế, vay tiền thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bán lẻ và là đòn bẩy cho sự phát triển của nhiều Quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay, người Mỹ có vẻ đang gặp vấn đề về nợ. Theo thống kê của Urban Institute, trung bình, cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị nợ xấu, tính vào dạng nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng chi trả. Tương đương với con số 77 triệu người Mỹ bị nợ xấu. Các con số thống kê thậm chí còn chưa bao giờ những khoản vay mua nhà, mà chỉ xoay quanh vay tiêu dùng hoặc các khoản phải trả như thẻ tín dụng, vay mua xe, hoá đơn y tế, nộp phạt giao thông ...
Các khoản nợ dao động từ 25 USD đến 125.000 USD, nhưng con số bình quân nằm ở mức 5.200 USD. Xét về mặt địa lý, không có nơi nào trên bản đồ nước Mỹ thoát được nợ xấu.
Tỷ lệ dân số mang nợ xấu theo từng tiểu bang
Tiểu bang Nevada, nơi có thành phố Las Vegas, thiên đường của sòng bạc, đang có tỷ lệ số dân nợ xấu cao nhất, lên đến 47% tổng dân số tiểu bang và số tiền nợ xấu trung bình mỗi người cũng dẫn đầu nước Mỹ, 7.198 USD. Những con số này có sự đóng góp rất lớn từ thành phố Las Vegas, nơi 49% dân số dính nợ xấu.
Ngược lại, tiểu bang North Dakota có tỷ lệ dân số mang nợ xấu thấp nhất, 19% và số dư nợ xấu bình quân thấp nhất, 3.547 USD.
Tính về khu vực, miền Nam có tỷ lệ dân số nợ xấu cao nhất, lến đến 44% tại một số vùng, trong khi khu vực Đông Bắc thấp nhất với 30%.
Tại Mỹ, đối với thẻ tín dụng, các khoản nợ không trả sau thời hạn 6 tháng sẽ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu. Đối với các khoản nợ khác như y tế, vi phạm giao thông sẽ có thời hạn liệt kê nợ xấu khác nhau, tuỳ vào khu vực.
Sau khi bị liệt kê vào nhóm nợ xấu, các khoản nợ này có thể được ngân hàng hoặc chủ nợ khoá tài khoản, và bán cho các công ty mua nợ/đòi nợ.
Theo ANTD
Chính thức cho phá sản ngân hàng yếu kém Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước. Với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6,...