Chồng tôi gom hết tiền nộp cho bố mẹ đẻ
Từ ngày có con, anh cũng không hề thay đổi cách chi tiêu và tiết kiệm tiền. Anh chẳng phụ tôi một đồng nào để nộp tiền học cho con.
Hồi mới quen nhau, anh cũng thẳng thắn nói với tôi là bố mẹ chỉ có mỗi mình anh, chắc chắn sau này nếu lấy nhau tôi sẽ phải sống chung cùng bố mẹ chồng. Tôi cũng không đến nỗi sợ làm dâu bởi bố mẹ anh là giáo viên, sống thanh đạm và quan trọng là rất hiền lành.
Thế nhưng ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Làm dâu dù sống cùng bố mẹ chồng hiền lành thì cũng có những nỗi khổ riêng.
Sau 1 tháng cưới xin, làm quen với nhà chồng, tôi nghe chồng bảo là tiền lương của anh được khoảng 15 triệu sẽ để bố mẹ giữ, vì từ trước tới nay anh đều như vậy. Còn tiền lương của tôi thì tích góp để riêng ra cho 2 vợ chồng. Bố mẹ anh không bắt chúng tôi đóng chi phí nào. Nhưng lương của tôi cũng chỉ được 5 triệu thôi. Lúc đó mới lấy chồng, nhà chỉ có 4 người lớn, nên tôi thấy chồng bảo vậy cũng đồng ý. Tôi đâu ngờ chỉ vì tính toán dại dột của tôi mà đến giờ tôi phải chịu khổ một mình.
Sau 10 năm chung sống, lương của anh đã tăng lên thành 25 triệu, lương tôi chỉ được 8 triệu đồng. Anh vẫn giữ thói quen nộp hết lương cho bố mẹ, chỉ để tiền thưởng để chi tiêu cho riêng mình. Còn tôi vẫn cứ phải xoay xở lo lắng trong khoản tiền lương ít ỏi của mình. Ngày trước chỉ có 2 vợ chồng son thì không lấy làm khó khăn gì. Nhưng hiện giờ chúng tôi có với nhau 2 đứa con, lại đang tuổi ăn học nữa. Từ ngày có con, anh cũng không hề thay đổi cách chi tiêu và tiết kiệm tiền. Anh chẳng phụ tôi một đồng nào để nộp tiền học cho con. Có lần tôi quay cuồng với khoản mua sắm và đóng góp đầu năm cho 2 con, gợi ý chồng hỗ trợ thì anh nhăn nhó: “Tiền lương anh đưa hết cho mẹ rồi”.
Quả thật sống chung với bố mẹ chồng, mẹ chồng quán xuyến mọi chi tiêu, từ đi chợ, điện nước hàng tháng, đến mua sắm những món đồ lớn như tivi, tủ lạnh. Vì thế, đôi khi tôi cũng rất ngại. Nhưng quả thật có nuôi con mới biết tiền nong tốn kém như thế nào. Dù con tôi học trường công, một tháng đóng tiền chỉ 1 triệu đồng cho mỗi bé. Thế nhưng đâu chỉ học ở trường, bé nhà tôi còn học ở trung tâm tiếng Anh, học vẽ, học đàn… Bao nhiêu khoản tiền cứ đến tháng lại dồn dập gõ cửa.
Thế nhưng chồng tôi tuyệt đối không cho tôi động đến lương của anh. Chỉ khi nào có được khoản tiền thưởng anh mới phụ giúp tôi lo cho các con. Nếu tôi than vãn tiền học của con nhiều quá thì anh bảo vợ chồng nên kiếm thêm việc để làm chứ đừng đòi hỏi gì ở ông bà. Nếu không đủ tiền nộp học thì cho con nghỉ bớt đi.
Chi tiêu bình thường cho các con đã vất vả. Thỉnh thoảng có việc gì đột xuất hay lúc con ốm đau đi viện là tôi lại phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Tôi bàn với chồng thỏa thuận lại việc đóng góp cho bố mẹ, bớt ra một phần để tiết kiệm, phòng lúc ốm đau thì anh gạt đi. Anh cho rằng bố mẹ đã tiết kiệm hộ vợ chồng tôi rồi, sau này các cụ mất đi thì tài sản cũng để hết cho con cháu chứ có đưa đi được đâu.
Video đang HOT
Tôi cũng chẳng biết nói sao với chồng nữa. Con cái đến tuổi ăn học mà không lo được cho con thì chờ đến sau này để làm gì. Chả lẽ anh đẻ con mà không biết đường lo cho con. Tôi đâu phải là người phụ nữ ăn tiêu hoang phí gì cho cam, chỉ là không muốn con thua bạn thua bè mà thôi.
Từ ngày có con, tôi thậm chí không dám gặp mặt bạn bè. Bởi nguyên tiền cà phê, quán xá cũng mất đứt của con mấy buổi học thêm rồi. Tôi sống khép kín mình chả dám liên lạc với ai.
Chả biết các gia đình khác con dâu chung sống với bố mẹ chồng như thế nào? Chứ nhìn cảnh gia đình tôi như thế này, đôi lúc tôi muốn cãi nhau với mẹ chồng quá! Tôi biết thế là không nên nhưng cứ nghĩ đến mỗi lần đi chơi con thích quyển sách cũng phải đắn đo tính toán là tôi thấy cực tủi thân!
Theo Phununews
Vợ mất, tôi phải giả gái làm mẹ của con gái
Không biết tôi phải giả gái nên con gái tôi thường hỏi: "Sao mẹ không có nhà vào buổi sáng" hay "Bố đi đâu vào buổi tối thế ạ, bố không ngủ hả mẹ?". Tôi nói dối con rằng ban ngày mẹ phải đi làm, còn buổi tối bố đi trực.
Cách đây 4 năm, vợ tôi qua đời vì một tai nạn giao thông khi con gái vừa tròn 3 tháng tuổi. Nỗi đau mất vợ in sâu vào trong tim tôi, tôi tự hứa với vợ sẽ chăm sóc cho con gái thật tốt. Lúc đó con còn quá nhỏ, chưa hiểu nỗi mất mát người thân là thế nào.
Khi vợ tôi mới mất, cuộc sống của tôi như đảo lộn. Mỗi tối là 1 cuộc chiến của hai cha con khi con cứ quấy khóc liên tục vì thiếu hơi ấm của mẹ. Mẹ tôi phải bỏ hết mọi việc ở quê ra chăm sóc cháu giúp tôi. Dù rất đau đớn vì sự ra đi đột ngột của vợ, dù rất mệt mỏi khi kiêm hết việc nhà lại kiêm việc làm mẹ của con nhưng tôi vẫn phải vực mình dậy để lo cho con nhiều hơn.
Đến khi con được 9 tháng tuổi, thì mẹ tôi phải về quê. Tôi phải cho chấu đi gửi trẻ. Hàng ngày, tôi chở con tới một nhà trẻ gần công ty, chiều lại bế con về. Mẹ khuyên tôi thuê cô trông trẻ tại nhà, nhưng tôi từ chối. Vợ tôi vừa mất, tôi không muốn có bước chân của bất kỳ một người phụ nữ nào bước vào căn nhà của vợ chồng tôi. Huống chi, tôi có thể chăm sóc con được. Bên cạnh đó, mỗi tuần tôi thường ghi lại rất nhiều khoảnh khắc của con vào một cuốn album nhật ký mà tôi viết cho vợ.
Thời gian vùn vụt trôi, đến khi con tôi biết đi và học nói, tôi mới nhận ra, con toàn bắt chước tôi từ dáng đi đến hành động nam tính, mạnh mẽ. Con thường nhảy xổ vào chỗ tôi làm việc để bấm chuột, đập phá bàn phím hoặc xé tung những con thú nhồi bông nhỏ. Con thường thể hiện bất mãn bằng cách la hét, hét đến mức khàn cổ như một thằng con trai.
Con cũng không thích mặc váy đầm, thường giằng xé váy áo vì nó cảm thấy vướng víu, khó chịu. Nhưng câu đầu tiên con nói không phải là ba hay bà, mà là mẹ. Điều này khiến tôi rất xúc động và ngạc nhiên. Bởi từ ngày vợ mất, lâu rồi không nghe thấy tiếng mẹ. Trừ khi thỉnh thoảng tôi gọi điện nói chuyện với mẹ đẻ hoặc mẹ vợ.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định sẽ đóng vai một người mẹ để dạy con dịu dàng và "nữ tính". Tôi học hỏi rất nhiều điều từ trên mạng. Tôi mua sách kỹ năng dạy con và đọc gần như thuộc lòng. Cuối cùng, tôi lục lại tủ đồ của vợ để tìm váy bầu và đặt mua một bộ tóc giả trên mạng.
Hàng ngày, mỗi khi ở nhà, tôi đều cạo râu, mặc váy, đội tóc giả, thậm chí tô chút son môi để trông giống phụ nữ nhất có thể. Mới đầu nhìn thấy tôi, con gái khóc thét lên vì tưởng người lạ. Tôi phải vừa ôm con vừa dỗ "Mẹ đây, mẹ đây mà, con ngoan nào". Một tuần sau, con mới chịu chấp nhận "người mẹ là tôi" xuất hiện buổi tối và biến mất vào buổi sáng sớm.
Vì buổi sáng tôi phải đi làm, nên trước khi ra cửa, tôi lại phải lén đi thay đồ nam. Bế con gửi nhà trẻ, buổi chiều trở về nhà, tôi lại trốn con đi thay đồ nữ. Sau đó nấu cơm, tắm cho con, cho con ăn, chơi với con rồi ru con ngủ. Mỗi khi đóng giả mẹ nó, tôi cố gắng nói nhẹ nhàng, cử chỉ thật dịu dàng để con học theo.
Trong khi ban ngày, tôi phải thể hiện thật mạnh mẽ để con phân biệt được sự khác nhau của bố và mẹ. Tôi kiên nhẫn mặc váy hoa để con không còn ghét những bộ váy nữa. Tôi mua rất nhiều búp bê, thỏ bông về và thường dạy con chơi với chúng, cưng nựng chúng như mẹ cưng con vậy.
Tôi bỏ hết mọi sở thích sưu tầm các loại bóng chày, bóng ném, trò chơi game... trước kia, thay vào đó là trang hoàng nhà như vương quốc của một công chúa. Tôi thay thế những chai rượu trong tủ bằng búp bê đáng yêu. Tôi bỏ sở thích xem bóng đá rồi dành thời gian kiên nhẫn ngồi xem hoạt hình với con. Tôi muốn con không cảm thấy thiếu vắng mẹ hay bố.
Những ngày con bị ốm, tôi thất thểu trông con trong viện. Tôi rơi nước mắt khi con khóc gọi mẹ mà chỉ được gặp bố. Bà ngoại dỗ con cũng không nghe. Vì thế, tôi phải mang theo váy và tóc giả vào viện, chờ đến đêm khi những người khác ngủ thì mặc vào để dỗ con. Trong cơn sốt, con luôn ôm chặt tôi.
Ngày qua ngày, con tôi đã hơn 3 tuổi, bắt đầu hỏi tôi nhiều thứ. Và có rất nhiều câu con hỏi tôi không biết phải trả lời như thế nào như: "Sao mẹ không có nhà vào buổi sáng" hay "Bố đi đâu vào buổi tối thế ạ, bố không ngủ hả mẹ?". Tôi nói dối con rằng ban ngày mẹ phải đi làm, còn buổi tối thì bố đi trực. Vì thế mà bố mẹ không thể cùng lúc ở bên con được. Tôi hỏi con có buồn không? Con ngân ngấn nước mắt chực rơi nhưng vẫn lắc đầu nói không buồn.
Có lần con hỏi tôi: "Mẹ ơi, sao mẹ các bạn con không có lông chân mà chân mẹ lại có". Tôi không biết trả lời sao, đành mua tất đi vào mặc dù ngày hè nóng nực. Hay có lần ngủ quên, sáng ra chưa kịp trang hoàng lại thì con gái đã dậy trước, chỉ vào mớ tóc giả bên cạnh. Con nói "Mẹ rơi mất tóc rồi kìa!". Sau đó còn rất lịch sự đưa lại cho tôi khiến tôi dở khóc dở cười.
Giờ, bé đã hơn 4 tuổi, nghe được bạn khác nói mình không có mẹ. Con đánh nhau với bạn rồi tức tối nhờ cô giáo gọi điện bảo mẹ đến đón con. Nhận được điện thoại của cô giáo, tôi vội vã đến lớp. Con không nghe tôi, khóc váng lên nằng nặc đòi mẹ đến. Tôi dỗ dành mãi, cuối cùng phải nói dối con rằng mẹ đang chờ ở nhà, mai mẹ sẽ đưa con đến trường. Con mới chịu về.
Sáng hôm sau, tôi trang điểm giả gái làm mẹ con tôi, cố gắng làm mình giống nữ nhất có thể. Sau đó mặc một chiếc váy hoa mới mua, đội tóc giả. Ngắm đi ngắm lại trước gương và thầm hy vọng không có bất kỳ người quen nào nhận ra tôi.
Vì trang điểm giả gái nên tôi đeo khẩu trang và mắt kính, dẫn con đi thẳng vào lớp. Tôi biết xung quanh có rất nhiều phụ huynh và giáo viên nhìn theo, nhưng tôi bất chấp tất cả vì con. Tôi gật đầu chào cô giáo của con, nhưng không dám tháo khẩu trang và kính ra. Trong khi con rất vui, gọi oang oang các bạn trong lớp ra nhìn mặt mẹ nó.
Tôi còn nghe thấy tụi nhóc chế nhạo điều gì đó thì con tôi lập tức bênh vực "Mẹ tớ đẹp lắm!". Sau đó chúng bắt đầu cãi cọ và cô giáo phải ra can. Tôi vội vã rút lui khỏi hiện trường, chạy về nhà thay đồ rồi mới đi làm.
Từ ngày đó, tôi biết con gái đã lớn và nhận thức được rất nhiều điều. Tôi không biết mình có thể nói dối con đến bao giờ. Tôi rất lo một ngày nào đó con biết sự thật nó sẽ nghĩ rằng tôi là kẻ nói dối. Tôi nên làm như thế nào để nói cho con hiểu mẹ đã qua đời và hiện tại con chỉ có bố thôi?
Theo Nhipsongphunu
Đàn ông kết hôn, chỉ có thêm chứ không mất Phụ nữ kết hôn, lãi mỗi đứa con. Còn gần như mất đi mọi thứ: ba mẹ đẻ, thanh xuân, nhan sắc, sự tự do...và...quyền bình đẳng!! Còn đàn ông thì ngược lại... Đàn ông kết hôn Họ được còn cả ba mẹ gia đình, lại có thêm người vợ chăm lo phụ cho gia đình, sinh con đẻ cái cho mình, cùng...