Chồng tôi – “em chã”
Hoa phát điên khi suốt ngày mẹ chồng thì: Con đang ở đâu? Làm gì? Mấy giờ về? Đi đến đâu rồi… còn Minh thì răm rắp khai báo và miêu tả chi tiết địa điểm cho mẹ.
Hoa dùng dằng cau mặt rồi hét lớn: “ Sao anh cứ bám lấy váy mẹ thế nhỉ? Em quá chán vì suốt ngày anh cứ lặp đi lặp lại cái điệp khúc mẹ anh, mẹ anh lắm rồi. Nếu anh không thể rời được mẹ, anh còn lấy em về làm cái gì? Em thật hết chịu nổi anh rồi…”.
Nói một hơi dài, Hoa lên xe, phóng thẳng ra ngoài đường. Chưa bao giờ cô thấy bất lực và chán nản với thói “em chã” của chồng đến vậy. Suốt 4 năm cưới nhau, bao nhiêu ấm ức dồn nén, bao nhiêu tủi hờn, cô độc, Hoa dốc sạch ra ngoài mặc kệ Minh, khuôn mặt thuỗm ra vì không hiểu.
Từ ngày còn yêu nhau, Hoa đã lờ mờ nhận ra rằng người yêu mình “dựa bóng” mẹ rất nhiều. Mỗi lần đi chơi, hẹn hò với Hoa, Minh không bao giờ chủ động. Chỉ đến khi Hoa gọi điện thì Minh mới ấp úng: “Anh hỏi mẹ đã nhé” hoặc “anh tham khảo ý kiến mẹ rồi trả lời anh”… 27 tuổi đầu, Minh chưa bao giờ tự ý thức để làm việc gì đó một mình. Hoa nhiều phen nghẹn đắng cổ khi mua cho Minh bất cứ thứ gì Minh đều không dùng chỉ với một lý do: “Mẹ bảo anh không nên tùy tiện dùng đồ của người khác tặng”…
Vì yêu Minh đủ lâu để không thể từ bỏ mà đến với người khác, Hoa kiên nhẫn với ý nghĩ: “Lấy vợ, có gia đình rồi anh ấy sẽ khác. Mẹ anh ấy cũng sẽ không quá sát sao khi mình là dâu con trong nhà rồi. Chẳng qua do quen với lối sống được mẹ nuông chiều nên anh mới thế…”. Lý do bao biện và cũng là an ủi cho mình cỡ nào thì cuối cùng Hoa cũng nhận ra bản tính của chồng mình không thể thay đổi. Dạo mới cưới nhau, hai vợ chồng son rủ nhau đi chơi thì Minh liên tục nhận được những cuộc điện thoại kiểm tra và phải báo cáo liên tục địa điểm hai đứa di chuyển cho mẹ chồng.
Hoa phát điên khi suốt ngày mẹ chồng thì: Con đang ở đâu? Làm gì? Mấy giờ về? Đi đến đâu rồi… còn Minh thì răm rắp khai báo và miêu tả chi tiết địa điểm cho mẹ và không quên mè nheo mẹ như một đứa trẻ. Lắm khi, mỗi lần nghe tiếng chuông điện thoại là Hoa phát rùng mình. Thành ra mỗi khi hai vợ chồng đáng lẽ phải có thời gian thoải mái ở bên ngoài thì chồng Hoa suốt ngày lấy điện thoại ra, cất điện thoại vào, nói, nói và nói.
Video đang HOT
Chưa bao giờ cô thấy bất lực và chán nản với thói “em chã” của chồng đến vậy… (Ảnh minh họa)
Không những thế, để ngày kỉ niệm ngày cưới, Hoa mua tặng chồng một chiếc áo sơ mi, một đôi giầy, nhận quà từ tay vợ, Minh hờ hững cầm sang phòng mẹ rồi quay về mặt rất hớn hở: “Mẹ bảo em đi trả đồ đi. Mẹ bảo anh mặc cái áo màu này không hợp còn đôi giầy mẹ bảo dáng thô…”. Nghe chồng phũ phàng nghe mẹ gạt phắt quà của mình, Hoa giận tím mặt, giật phắt mấy túi đồ trên tay Minh, ném vào cốp xe.
Lấy nhau được năm năm, thế nhưng vợ chồng Phương dường như không bao giờ có được những giây phút riêng tư với nhau. Tuần trăng mật của hai vợ chồng son lúc nào cũng kè kè… mẹ chồng bên cạnh. Mỗi lần hai vợ chồng âu yếm nhau là mẹ chồng tìm mọi cách ngồi xen vào giữa. Phương tỏ ra tức giận thì chồng cười hềnh hệch: “Mẹ thương anh, cưng anh như cục vàng nên em đừng so đo làm gì”.
Nào Phương có dám và cũng không muốn so đo với mẹ chồng nhưng mỗi lần thấy chồng muốn mua một món đồ cá nhân nào đó lại cum cúp cầm tiền sang phòng mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ xem cái này có được không rồi mua cho con nhé!” thì Phương giận đến phát khóc. Hóa ra trong cái nhà này, Phương là khúc gỗ, là nắm đất vô tri chứ không phải là vợ của anh. Đụng một tí là mẹ chồng lại xuýt xoa: “Ôi con tôi! Khổ chưa!” hay “mẹ bảo con rồi đừng đụng vào việc gì cả Cứ để đấy cái Phương nó làm. Con biết gì đâu…”. Cứ thế tính “em chã” của chồng Phương ngày càng khiến cô khó chịu.
Đi làm về, anh chạy ùa vào phòng mẹ chào hỏi, nói chuyện đến hàng tiếng đồng hồ. Lắm hôm mẹ chồng có món gì ngon là lại thủ thỉ hai mẹ con đóng cửa phòng, mẹ bón, con ngoan ngoãn ăn và lau miệng, thậm chí xúc miệng cho thật sạch để khỏi bị vợ phát hiện mới trở về phòng.
Có những khi công việc dồn dập cộng thêm việc nhà khiến Phương mệt bã người mẹ chồng mặc kệ, còn chồng Phương vẫn thói quen hàng tiếng “vấn an” trong phòng mẹ chồng trong khi anh chỉ vừa sổ mũi, hắt hơi là mẹ anh chạy đôn chạy đáo như anh mắc phải bệnh khó chữa. Được thể, chồng Phương càng trở nên rề rề, uốn éo.
“Cứ tình trạng này có lẽ đến 70 tuổi thì chồng tôi vẫn &’em chã’ thế. Lúc này chưa có con thì còn thấy chịu đựng được nhưng không biết lúc có con rồi tôi có thể nín nhịn và chịu đựng thế này được nữa không?!”, chị Phương than thở.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lấy chồng đi con
Đã từ lâu tôi không dám về nhà vì sợ bị giục lấy chồng. 30 tuổi, tôi đã chán lắm rồi cái cảnh suốt ngày bị hỏi, bị giục, bị nhắc nhở chuyện lấy chồng...
Năm nay tôi vừa tròn 30, cái tuổi mà người xưa vẫn nói là "toan về già" nên bố mẹ, người thân, bạn bè đều tỏ ra hết sức lo lắng về cái sự "ế", "đi sớm về khuya một mình" của tôi. Nhưng thực sự tôi không biết mình kém duyên ở chỗ nào mà đến từng này tuổi, tôi vẫn cô đơn lẻ bóng một mình. Tôi sinh ra trong một gia đình cơ bản, bố mẹ đều là viên chức nhà nước đã nghỉ hưu, em gái thì đang học đại học. Về hình thức, trông tôi cũng không đến nỗi nào. Một vài chị bạn còn nhận xét trông tôi "nhỏ nhắn, dễ thương" nữa. Đã có một thời có rất nhiều chàng trai theo đuổi tán tỉnh và tôi cũng đã yêu vài lần nhưng rút cục chẳng đi đến đâu cả. Những anh chàng ấy hoặc đã lập gia đình hoặc đã có người yêu mới, giờ chỉ còn lại mình tôi vẫn cô độc.
Về công việc, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức của một cơ quan nhà nước. Tuy đồng lương ít ỏi nhưng tôi cũng chịu khó làm thêm nên thu nhập cũng không đến nỗi nào. Vì thế không thể nói do tôi xấu xí hay kém cỏi mà không lấy được chồng.
Lần nào về quê bố mẹ cũng lôi chuyện chồng con của tôi ra nói, tôi mệt mỏi và cảm thấy rất áp lực. Chỉ mong sao mọi người quên đi đừng nhắc đến chuyện đó nữa thì tôi sẽ thấy thoải mái hơn nhiều. Bất cứ khi nào bố mẹ gọi điện hay lên chơi cũng nói là tôi đã đứng tuổi rồi, bố mẹ cũng già lắm rồi và mong có cháu bế, rồi các bạn của tôi ở quê cũng đã chồng con đâu ra đấy rồi.
Tôi đã 30, đâu còn trẻ trung nữa mà có quyền lựa chọn, "cân đo đong đếm" nữa... (Ảnh minh họa)
Đâu phải tôi không muốn kiếm cho mình một tấm chồng hay lãnh cảm với đàn ông. Khi ngấp nghé tuổi 30 tôi cũng cuống cuồng đi tìm cho mình một nửa trái tim nhưng rồi xót xa nhận ra rằng những người đàng hoàng, tử tế đã lập gia đình cả rồi. Chỉ còn mấy anh hoặc chỉ muốn chơi bời "tình một đêm", hoặc có khiếm khuyết gì đó về tính cách, hoặc đã một đời vợ. Để rồi ước vọng của tôi về một mái ấm gia đình cứ càng xa vời hơn. Tôi vẫn luôn mong chờ, một ngày nào đó sẽ tìm thấy một nửa kia đích thực của cuộc đời mình, nhưng càng chờ lại càng chẳng thấy.
Tôi cũng như bao người phụ nữ khác rất muốn có một người đàn ông mình yêu thương, chăm sóc và những đứa con bụ bẫm. Chẳng có người đàn bà nào lại muốn sống một mình suốt đời cả. Bạn bè của tôi, từ quen sơ sơ đến thân thiết, từ bạn bè thời phổ thông đến đại học, đều đã lần lượt đi lấy chồng. Mỗi lần đến thăm chúng nó, trông thấy những đứa trẻ bụ bẫm dễ thương đang bi bô tập nói, tự nhiên tôi cũng khao khát có một đứa con để ôm vào lòng mà nựng nịu.
Tôi đã chán lắm rồi cái cảnh suốt ngày bị hỏi, bị giục, bị nhắc nhở chuyện lấy chồng, cảm giác như có rất nhiều áp lực đang đè nặng lên mình. Tôi cũng muốn lắm chứ một người đàn ông tử tế để lấy làm chồng, nhưng tôi chưa gặp được người ấy thì biết làm sao. Hiện tại, tôi chẳng rung động trước ai cả, người tôi không thích thì cứ bám theo tôi nhằng nhẵng, người tôi cảm mến thì đã có vợ hoặc có người yêu. Không lẽ vì những áp lực vô hình mà tôi lại gật đầu bừa một người để lấy làm chồng? Hay là tôi cứ tiếp tục chờ đợi một nửa đích thực của đời mình? Nhưng biết chờ đến bao giờ, tôi đã 30, đâu còn trẻ trung nữa mà có quyền lựa chọn, "cân đo đong đếm" nữa...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hạnh phúc vụt bay Phải chăng cuộc đời luôn bất công như thế? Sao tôi lại mãi bị xui xẻo ám ảnh và không bao giờ có được hạnh phúc như bao người khác... Có những việc đối với rất nhiều người chỉ nhỏ nhoi và rất dễ dàng làm được, nhưng sao đối với tôi, chúng vô vàn khó khăn và quá sức. Mọi người đều...