Chồng tôi dùng cuốn sổ bấy lâu tôi ghi chép để khống chế buộc tôi ở lại
Thấy cuốn sổ, mặt tôi tái đi. Không ngờ, chồng lại dùng cuốn sổ này để trói buộc tôi.
Người ta nói vợ chồng yêu nhau thì mới cưới và chung sống được với nhau. Nhưng vợ chồng tôi thì khác. Biết tôi có người yêu ở xa lại chỉ là một người công nhân nghèo, mẹ tôi đã khóc lóc ầm ĩ lên. Bà mắng tôi dại, bà cho ăn học đàng hoàng, không ngờ lại đi yêu một tên khố rách áo ôm. Sau đó, chính mẹ đã ép buộc tôi phải qua lại với T – chồng tôi bây giờ.
Dưới sức ép của mẹ, tôi đã phải chia tay người yêu và đến với T. T hoàn toàn ngược lại với người yêu cũ của tôi. T hống hách, hay khoe của, ăn nói hành xử kiểu kệch cỡm. Tôi không muốn làm vợ anh ta thì mẹ quát mắng.
Bà bảo gia đình T giàu có, anh ta đã hứa nếu trở thành con rể sẽ mua tặng bà một chiếc xe ô tô xịn. Bà còn bảo tôi nông cạn, lấy chồng giàu rồi sẽ vun đắp được hạnh phúc chứ lấy chồng nghèo thì hạnh phúc đến đâu cũng bị khó khăn làm tan nát. Tôi bật khóc, cay đắng khi nhận ra, mẹ không hề suy nghĩ cho hạnh phúc của tôi.
Ngày cưới, tôi thất thần, hoang mang tột độ. Vì trước đó, tôi đã lén gặp người yêu cũ vài lần và có quan hệ với nhau. Khi tiễn tôi lên xe hoa, mẹ ôm lấy tôi, vỗ về, bảo bà chỉ cố gắng để tôi có được cuộc sống tốt nhất. Tôi ngửa mặt lên trời cho nước mắt khỏi chảy xuống. Ngày cưới, tôi chẳng thể nở nổi một nụ cười, dù chỉ là gượng ép.
Mọi việc nhà đều do một tay tôi làm hết. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Những ngày sau đó, tôi luôn sống trong buồn chán. Đến khi biết mình có thai, tinh thần tôi mới khá lên được một chút. Nhưng sau khi nhìn thấy tuần tuổi của thai nhi thì tôi biết chắc đó là con của người yêu cũ. Điều này khiến tôi lại phải sống trong nơm nớp lo sợ.
Thời gian tôi mang thai, T chiều chuộng tôi lắm, còn thường xuyên hôn bụng tôi và bảo mong chờ đứa con này. Đến khi con ra đời, T cũng chiều con vô cùng. Con thích gì là T mua cái đó. Chính tôi cũng cảm thấy đứa bé đã khiến T thay đổi đi nhiều. Nhưng càng như vậy, tôi càng hoảng sợ nhiều hơn.
Cho đến một hôm, T nhất mực đòi ra ở riêng. Không chỉ tôi mà cả bố mẹ chồng đều rất bất ngờ. Nhưng trước sự kiên quyết của chồng tôi, mọi người buộc phải đồng ý. Chúng tôi mua căn hộ ở trung tâm thành phố nhưng chồng lại không chịu thuê người giúp việc. Mọi việc nhà đều do một tay tôi làm hết.
Hơn nữa, anh ta càng lúc càng lạnh nhạt với con. Nhìn con đòi bố, bố thì mải mê nằm chơi game, tôi xót xa cả lòng. Dù biết là tôi sai nhưng con cũng đâu có tội lỗi gì? Tôi chỉ không ngờ, chồng mình đã biết sự thật về con rồi.
T bảo nếu tôi dám rời khỏi nhà, anh ta sẽ công khai bí mật về thân thế của con tôi. (Ảnh minh họa)
Hôm đó, tôi tăng ca về nhà đã 9 giờ tối. Bước vào nhà, tôi càng bất ngờ hơn bởi chồng vẫn nằm chơi game, con thì chưa ăn, cơm chưa nấu. Bao nhiêu uất ức dồn nén bùng phát, tôi hùng hổ đòi bế con về nhà ngoại. Nào ngờ lúc đó, T cười lạnh nhạt rồi lấy ra cuốn sổ đen. Vừa thấy cuốn sổ, tôi đã tái mặt.
Cuốn sổ ấy là sổ chi tiêu mà tôi đã cất giữ bao lâu nay. Mỗi tháng, người yêu cũ đều gửi cho con tôi 2 triệu tiền trợ cấp dù tôi không hề đòi hỏi. Anh nói rằng đó là trách nhiệm của anh với con. Và tôi đều ghi lại tất cả rồi đem số tiền kia đi gửi ngân hàng theo kiểu tích lũy.
Tôi đứng sững, không hiểu nổi anh lấy cuốn sổ ấy từ khi nào vì tôi đã giấu nó tận đáy tủ quần áo rồi. Thấy tôi luống cuống, chồng tôi cười nhạt rồi bảo: “Không ngờ bao lâu nay tôi lại đi nuôi con tu hú. Thật là nhục nhã cho tôi mà. Giờ mà cô muốn bỏ đi thì đừng trách tôi để tất cả mọi người biết chuyện cô đã cắm sừng tôi trước ngày cưới như thế nào. Để cả họ nhà cô phải xấu hổ vì có một đứa con gái như cô”.
Từ hôm đó đến nay, tôi sống trong đau đớn, sợ hãi và dằn vặt. Tôi nên làm gì bây giờ? Rời bỏ hay cố gắng nhẫn nhịn để mọi chuyện được bình yên?
Tôi chết lặng khi vô tình biết bí mật của bố mẹ về người anh nuôi
Tôi thấy cách mẹ đối xử với anh nuôi chẳng khác gì con đẻ, thậm chí còn tốt hơn cả tôi. Nhưng đến khi bí mật bị lộ, tôi càng bàng hoàng, sửng sốt.
Tôi không biết bố mẹ nhận nuôi anh từ khi nào, chỉ biết khi tôi lớn lên thì đã có anh bên cạnh rồi. Bố mẹ tôi cũng chẳng sinh thêm con, chỉ nuôi mỗi anh em tôi và chăm sóc, bảo vệ rất chu đáo. Nhưng giới hạn của chúng tôi cũng được phân chia rất rõ. Tôi vẫn nhớ như in cái cách mà bố luôn bảo với tôi rằng đấy không phải anh ruột tôi, chỉ là anh nuôi, là một đứa trẻ tội nghiệp được bố mẹ nhận nuôi mà thôi. Và đứa trẻ ấy không có cha mẹ ruột. Bố nói một cách hằn học, còn mẹ lặng thinh ngồi bên cạnh.
Càng trưởng thành, tôi càng cảm thấy cách bố mẹ đối xử với chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Mẹ luôn bảo vệ, cưng chiều anh hơn tôi. Còn bố thì ngược lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng chắc mẹ thấy thương anh vì hoàn cảnh anh đặc biệt, tội nghiệp. Còn bố là đàn ông, bố thương con gái hơn cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ là càng lúc, mẹ càng phân biệt đối xử hơn. Bà lúc nào cũng lo nghĩ cho con trai nuôi thay vì con ruột. Anh tôi đậu đại học, mẹ đi lên tận thành phố, tìm chỗ trọ, mua đầy đủ vật dụng cần thiết cho anh. Tôi còn thấy mẹ lấy tiền giấu giếm bố mua cho anh cái xe tay ga cho bằng bạn bằng bè. Mỗi tuần, anh về chơi, mẹ cũng chẳng cho anh đụng vào công việc nhà mà luôn bắt tôi làm hết. Bố mẹ nhiều lần cãi nhau vì điều đó.
Trong khi đó, tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. (Ảnh minh họa)
Anh nuôi cũng biết thân biết phận lắm. Anh không bao giờ vòi vĩnh bất cứ thứ gì. Thậm chí anh còn có cuốn sổ, ghi chép tỉ mỉ những khoản tiền mà bố mẹ bỏ ra cho anh. Anh nói rằng sau này đi làm kiếm tiền sẽ trả dần dần số tiền ấy.
Dù đang học năm 4, anh vẫn đi làm thêm, kiếm tiền tự trang trải cuộc sống và gửi cho tôi một triệu tiêu vặt. Anh nói với anh, tôi chính là ruột thịt, là người thân thiết, là em gái ruột chứ không phải người dưng như bố tôi vẫn hay nhắc nhở. Tôi thương anh mình lắm. Anh trưởng thành quá khiến tôi chạnh lòng.
Nhưng tôi không thích cách mẹ giấu tiền gửi cho anh. Trong khi đó tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. Bà nói tôi tự đi làm thêm kiếm tiền như anh rồi muốn làm gì thì làm. Tôi xin chiếc xe ga, mẹ chỉ mua cho chiếc xe số. Bố tôi bực mình quá đem chiếc xe đi đổi lại, chấp nhận mất tiền oan. Cách mẹ đối xử với anh cứ như anh là con ruột, còn tôi mới là con nuôi vậy.
Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa? (Ảnh minh họa)
Cho đến đêm qua, nửa đêm khát nước, tôi xuống tầng dưới uống nước thì vô tình nghe cuộc nói chuyện khá gay gắt giữa mẹ và bố. Bố giận dữ bảo mẹ để anh nuôi ra trường rồi tự thuê nhà ở riêng, ông không muốn thấy anh nữa. "Cứ thấy nó càng lớn càng giống gã đàn ông đó, tôi không chịu được". Bố to tiếng. Mẹ tôi khóc sụt sùi, trách bố không chịu bỏ qua lỗi lầm cũ của mẹ, dằn vặt mẹ suốt mấy chục năm qua. Bố tôi cay cú hỏi vặn lại mẹ cách bà đối xử giữa tôi với con riêng của mình, có thấy quá phân biệt không?
Tôi điếng người. Gì thế này? Vậy là anh nuôi không phải con nuôi, không phải đứa trẻ nào bị bỏ rơi, mà là con riêng của mẹ. Và bố đã chấp nhận điều đó, nuôi dưỡng anh suốt 22 năm qua.
Tôi về phòng, trong đầu rối bời. Không biết anh tôi có biết chuyện này hay không? Tự dưng tôi lại thấy thương anh nhiều hơn. Tôi cũng thương bố. Còn mẹ, tôi vừa thương vừa giận. Nếu bà đối xử công bằng hơn với tôi, có lẽ bố đã không gay gắt với anh. Và một phần, có lẽ nỗi đau bị phản bội vẫn còn nhói đau trong tim ông suốt mấy chục năm qua. Trong chuyện này, ai mới là người có lỗi? Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa?
Khổ không than, sướng không khoe, mất không tiếc, nguy không loạn: Đạt được cảnh giới này rồi mới nghĩ đến việc thành công! Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn. Đừng khiến bản thân trở nên đáng thương trong lòng người khác, cũng đừng tự hại mình trở thành hạt cát trong mắt người ta! Nhắc đến hai chữ "đời người", đó chính là tóm gọn của quá trình từ ngây thơ đến trưởng thành, từ thiếu kiến thức đến giàu...