Chồng tôi có hiếu đến mức… nhu nhược
Trách nhiệm, vai trò của người chồng trong việc “điều phối” mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu quả thật không hề nhẹ nhàng. Không ít người bị đẩy vào thế “bên hiếu – bên tình”.
Cân bằng các mối quan hệ trong gia đình là cả một nghệ thuật sống – Ảnh minh họa: từ Internet
Liệu có phải, khi chữ “hiếu” bị đẩy đến “cực đoan” thì người đàn ông trong mắt vợ sẽ hóa ra “nhu nhược” và dần dà làm rạn vỡ tổ ấm?
Tổ ấm thành tổ lạnh cũng vì anh nhu nhược
Thú thật, nhiều khi tôi cảm thấy chồng tôi có hiếu đến mức quá nhu nhược. Ngày mới quen nhau, tôi yêu anh vô cùng vì tôi thấy anh biết lo lắng cho em út, cho cha mẹ. Mới ra trường mà anh đã biết đưa em lên nuôi cho cả hai em ăn học, đỡ đần cha mẹ, không đi chơi, không cà phê thuốc lá như người ta.
Tôi nghĩ anh biết lo cho gia đình lấy anh về anh sẽ biết lo cho vợ con. Ngày mới lấy anh về bất cứ việc gì tôi cũng nghe lời anh, để cho anh là người ở giữa phân xử, để tôi khỏi phải mang tiếng này kia. Nhưng rồi anh chẳng làm gì cả, không bao giờ anh lên tiếng, mọi chuyện với anh là “một sự nhịn, chín sự lành”. Nhiều lúc tôi chỉ muốn kêu trời mà thôi.
Lành đâu không biết, chỉ biết ấm ức quá lâu ngày tôi cũng không chịu nổi, tôi đành lên tiếng, thế là con dâu mẹ chồng cãi nhau. Mà bà mẹ chồng tôi vô cùng đặc biệt, từ trước tới nay trong nhà chưa ai dám lên tiếng góp ý gì với bà hết, trái ý bà giận, bà bỏ ăn, bà đi khỏi nhà. Tôi có con muốn góp ý với bà mua đồ ăn đổi món cho cháu chứ ngày nào cũng ăn một thứ cháu nó ngán. Tôi kêu chồng nói, chồng không dám nói. Mà hễ tôi nói là bà bù lu bù loa lên bà giận, bà bảo chê bai, “Từ nay mày đi chợ, tao không đi nữa”…
Video đang HOT
Nói chung từ việc nhỏ lớn trong nhà đều phải nhất nhất theo ý bà, ai góp ý là bà giận hờn đủ thứ. Những lần đầu bà giận, bỏ ăn cơm, chồng tôi nói: “Thôi em xin lỗi mẹ một tiếng cho qua chuyện đi”. Tôi cũng không muốn chồng buồn nên cũng xin lỗi bà cho êm cửa êm nhà. Nhưng hết lần này đến lần khác thì tôi ngán tận cổ. Chúng tôi ra ở riêng cuộc sống có dễ thở hơn một chút nhưng chồng tôi thì vô cùng có hiếu, cha mẹ muốn sao cũng được, tôi không bằng lòng thì chỉ biết cãi nhau với chồng.
Anh cứ như thế đến một ngày tôi thấy chán nản, anh không còn là chỗ dựa tinh thần cho tôi, anh cũng phải là người đàn ông đúng nghĩa, trong mắt tôi bây giờ anh là kẻ nhu nhược đến tội nghiệp.
Giờ đây khi chúng tôi đã ở riêng nhưng hễ nghe ở đâu ai nói gì về việc tôi có ý than thở về gia đình chồng thì y như rằng ông bà sẽ kêu chồng tôi về chửi, có khi có một câu nói nhưng ông bà nhắc từ năm này qua tháng khác, hễ có chuyện lại lôi ra nói. Tôi nghe chồng kể lại sơ sơ đã thấy mệt mỏi đừng nói chi anh nghe hết lần này đến lần khác.
Tôi thấy người ta vì con thì cha mẹ bớt nói đi để cho con yên tâm làm ăn công tác, còn bố mẹ chồng tôi lúc nào cũng nói thương con nhưng lại trách móc con bất cứ lúc nào, lại còn thêm câu “bố mẹ chỉ thương cho mày thôi!”, làm như chồng sống với vợ là nó phải khổ sở lắm.
Chuyện của tôi mà biết viết văn, viết thành truyện ngắn thì cũng đau lòng độc giả lắm! Giờ đây tôi không còn tôn trọng anh như xưa. Tình cảm của tôi dành cho anh cũng chỉ là sự xót xa vì thấy lúc nào anh cũng phải khổ, khổ vì phải lo lắng làm ăn, khổ vì lâu lâu lại cãi nhau với vợ, khổ vì không biết lúc nào bố mẹ giận hờn, trách móc.
Tôi nhận thấy được sự bất an trong lòng chồng nhưng tôi không làm sao mà tìm lại được sự trân trọng như ngày xưa nữa. Thậm chí nhiều lúc tôi còn muốn ly dị cho thanh thản nhưng thương con, tôi lại thôi. Có thể anh cũng muốn ly dị như tôi để khỏi nghe bố mẹ trách móc con dâu nhưng vì thương con nên anh không đủ can đảm…
Theo VNE
Những cặp vợ chồng chia tay trong ngỡ ngàng
Trong mắt người xung quanh, họ là những cặp đôi hoàn hảo khi có tất cả những điều mà mọi người mơ ước: học vấn, địa vị, tiền bạc nhưng bất ngờ, họ lại tuyên bố chia tay.
Gần 0 giờ, nghe chuông điện thoại reo, tôi bật dậy. Đầu kia là tiếng thút thít của chị Hương: "Xin lỗi, chị biết trễ lắm rồi nhưng không gọi cho em, chị không biết gọi ai. Anh chị sẽ ly hôn". Tôi nghe mà giật mình vì trong mắt tôi, vợ chồng chị là cặp đôi kiểu mẫu khiến nhiều người mơ ước.
Lỗi tại ai?
Vợ chồng chị Hương cùng là bác sĩ, từng đi tu nghiệp ở nước ngoài về. Anh Bình, chồng chị, là trưởng khoa của một bệnh viện ở quận Phú Nhuận; còn chị cũng là trưởng phòng khám tư tại quận 1, TP HCM. Chưa đầy 40 tuổi, anh chị đã có trong tay nhiều thứ mà mọi người mơ ước: tiền bạc, địa vị và một đứa con xinh xắn. Bất ngờ, Hương muốn ly hôn vì "anh chẳng còn quan tâm đến chị nữa".
Vì công việc nên cả hai rất bận rộn với lịch làm việc, trực bệnh viện, tiếp bệnh nhân, dự hội thảo, đi giảng, học nâng cao trình độ... Vì thế, bữa cơm gia đình rất hiếm diễn ra trong gia đình anh chị vì giờ giấc trái ngược nhau, ai tiện đâu ăn đó, con cái cũng ăn hàng quán cùng cha mẹ. Mọi chuyện vẫn êm đẹp cho đến khi Hương bị đau đầu gối, phải phẫu thuật.
"Ngày chị phẫu thuật, anh cũng đi trực ở bệnh viện, vào thăm một lát lại mất hút. Đến lúc chị được về nhà, anh qua phòng con ngủ cũng chẳng thăm hỏi xem vợ có hết đau chưa, ăn uống như thế nào? Thủ tục, viện phí, ăn uống... trong suốt thời gian phẫu thuật chị đều trông cậy vào bạn bè và mấy đứa cháu chứ anh cũng không quan tâm. Vậy thì vợ chồng sống với nhau làm gì hả em?" - giọng chị buồn buồn.
Tôi phải chờ sáng hôm sau để đến gặp anh Bình. Anh cũng buồn bã không kém. "Em biết tính Hương rồi, cái gì cũng tự quyết định theo ý mình. Anh sắp xếp gì, Hương có nghe theo đâu! Cả việc ly hôn, cô ấy cũng tự quyết chứ anh nào muốn".
Tôi ra về mà lòng nặng nề, tiếc nuối cho một cặp đôi hoàn hảo.
Thiếu sự kết nối
Bà Nguyễn Thị Tâm An, Chủ nhiệm CLB Xây dựng Gia đình hạnh phúc TP HCM, cho biết tỉ lệ ly hôn tại TP ngày càng tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn: xuất hiện người thứ 3, mâu thuẫn về tiền bạc, vợ chồng kiểm soát lẫn nhau, không còn quan tâm nhau, quan hệ vợ chồng "lệch pha", thay đổi địa vị, lối sống...
Đặc biệt, một nguyên nhân ly hôn khá phổ biến của nhiều gia đình hiện nay là thiếu sự kết nối giữa vợ và chồng. Đây không phải là vấn đề trò chuyện mà là sự thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Rất nhiều cặp vợ chồng cũng thường xuyên hàn huyên, trò chuyện nhưng không có sự kết nối.
Bà Tâm An kể bà từng tư vấn cho trường hợp chia tay của một "cặp đôi vàng" V. và T. (ở quận 3, TP HCM) một thời được mọi người ngưỡng mộ. T. và V. đều là trai tài, gái sắc, sinh ra trong gia đình giàu có. Họ học chung lớp, yêu nhau từ năm lớp 12 và là đôi bạn cùng tiến trong học hành. Cuộc tình của họ được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ, gia đình hai bên vun đắp.
Sau khi tốt nghiệp đại học, V. sang Anh học thạc sĩ báo chí 3 năm. V. vừa về nước thì T. cũng lên đường sang Úc du học ngành công nghệ thông tin. Sau khi T. về, họ cưới nhau. V. và T. được gia đình hai bên hỗ trợ mua nhà và họ sinh được cô công chúa xinh xắn. Ai nhìn vào gia đình họ cũng ngưỡng mộ vì sự đẹp đôi, tài sắc và hạnh phúc. Thật bất ngờ, họ lại thông báo đường ai nấy đi khi T. muốn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, V. cũng không muốn bỏ công việc giảng dạy tại trường đại học của mình. Họ chia tay vì chẳng ai muốn nhường ai.
"Lúc chúng tôi tuyên bố ly hôn, bạn bè và người thân đều sốc nặng vì nhìn bên ngoài, chúng tôi rất hạnh phúc, không hề cãi vã, cũng chẳng mâu thuẫn. Nhưng ai trong hoàn cảnh tôi mới hiểu, làm sao sống chung khi việc ai nấy làm, tiền của ai người đó giữ, tối về như "hai thằng đàn ông" nằm bên nhau" - chị Nguyễn Thị Hằng Nga - ngụ ở quận 9, TP HCM - tâm sự về cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Theo VNE
Làm mẹ đơn thân hạnh phúc hay đắng cay? Cuộc đời có lẽ đã lấy của cô ấy quá nhiều thứ, gắn vào cô ấy quá nhiều trách nhiệm, để rồi khi cô nhìn lại, trên con đường mình đi hoàn toàn thiếu vắng một người đàn ông. Cô đành chọn phương án "gửi gắm" một đứa con để an dưỡng tuổi già. Với những người phụ nữ độc lập và cá...