Chồng tôi bỏ 1 tỷ xây nhà cho bố mẹ nhưng ông bà vẫn không quý anh
Mỗi năm chồng tôi bỏ ra khá nhiều tiền để chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ, thế nhưng chẳng hiểu sao cứ về đến nhà là anh lại tìm đủ mọi lý do để gây chuyện với ông bà. Chính vì thế anh không được lòng mọi người trong gia đình.
Ảnh minh họa
Từ ngày có điều kiện kinh tế, chồng tôi đầu tư khá nhiều tiền cho ông bà nội. 2 năm trước, chồng tôi bỏ ra 1 tỷ xây nhà cho bố mẹ. Tháng nào anh ấy cũng chuyển khoản biếu ông bà mỗi người 3 triệu để chi tiêu sinh hoạt.
Sợ bố mẹ có tiền không dám chi tiêu, chồng tôi còn mua nhiều đồ bổ, thuốc tốt cho ông bà. Với cách chăm sóc bố mẹ tận tình như thế, tôi không chê trách anh điểm nào, chỉ có mỗi cách ăn nói của chồng với ông bà nội là có vấn đề.
2 người em của chồng tôi điều kiện không có nên chẳng bao giờ biếu bố mẹ được cái gì nhưng ông bà rất quý mến họ. Bởi các em nói chuyện rất nhẹ nhàng khéo léo với bố mẹ. Mỗi khi ông bà cần giúp đỡ gì chỉ dám gọi các em mà không dám nhờ vả chồng tôi.
Chồng tôi đối xử với mọi người xung quanh rất từ tốn tử tế nhưng chẳng hiểu sao cứ về đến nhà là anh lại gây chuyện với bố mẹ. Lần nào về quê chơi anh ấy cũng kiểm tra tủ lạnh đầu tiên, thấy đồ ăn cũ rau hỏng anh mang bỏ đi và lớn tiếng trách bố mẹ tiết kiệm quá đáng làm hại sức khỏe.
Bố mẹ già rồi không có việc làm, chỉ ngồi nhà xem tivi chồng tôi cũng khó chịu, luôn miệng trách ông bà lười vận động, ngồi 1 chỗ phì người ra rồi mắc nhiều bệnh lại khổ các con.
Video đang HOT
Mấy hôm trước, gia đình tôi về quê chơi, trong lúc chuẩn bị ăn, mẹ chồng bê bát thức ăn và bị trượt ngã. Mọi người hốt hoảng vội chạy đến đỡ mẹ, còn chồng tôi ngồi 1 chỗ lớn tiếng trách mẹ hậu đậu, già rồi không làm được thì sai con cháu, ngã rồi khổ cái thân.
Cậu em út bức xúc nói lại chồng tôi: “Sao lần nào anh về cũng gây chuyện với bố mẹ vậy? Ông bà làm gì anh cũng không vừa lòng là sao? Anh đừng cậy mang tiền về là muốn nói thế nào cũng được. Những câu nói của anh làm bố mẹ bị tổn thương lắm anh có biết không?”.
Chồng tôi không nhìn thấy cái sai của bản thân, vẫn cho những lời góp ý là đúng và muốn tốt cho ông bà nên anh lớn giọng quát mắng em út. Sau đó anh kéo vợ con ra xe trở lại thành phố.
Những lời chồng tôi nói cũng là vì muốn tốt cho bố mẹ nhưng anh ấy không biết cách nói khôn khéo, người ngoài nhìn vào lại nghĩ anh là đứa con bất hiếu hỗn hào. Tôi rất muốn chồng điều chỉnh cách ăn nói cư xử với bố mẹ mà không biết khuyên bảo thế nào nữa?
Đưa 2 điều kiện khi mẹ chồng vay vàng cưới, tôi sốc vì thái độ sau đó
Mẹ chồng thay đổi hoàn toàn thái độ ngay khi cầm được số vàng để đem đi bán. Tôi không khỏi sốc vì bị mang tiếng xấu khắp nơi.
Sau đám cưới cách đây nửa năm, vợ chồng tôi được trao gần 10 cây vàng. Số tài sản lớn này đến từ điều kiện kinh tế của gia đình hai bên khá giả.
Mẹ chồng tôi kinh doanh từ năm 18 tuổi nên bà tính toán rất kỹ mọi thứ. Sau khi cưới, mẹ chồng ngỏ ý muốn giữ hộ số vàng vì sợ chúng tôi còn trẻ, không biết làm ăn, dễ bán khi chưa được giá.
Thái độ của mẹ chồng thay đổi sau khi đã cầm được số vàng (Ảnh minh họa: IT).
Chồng không thích mẹ can thiệp quá sâu vào chuyện kinh tế của hai vợ chồng. Anh muốn chúng tôi được tự quyết định và hứa sẽ sử dụng hợp lý.
Dạo gần đây, anh trai chồng và chị dâu mong muốn bán căn chung cư cao cấp để chuyển sang biệt thự. Mặc dù điều kiện kinh tế không dư dả, chủ yếu dựa vào bố mẹ, vợ chồng anh trai vẫn thích tận hưởng cuộc sống sang trọng như người ta.
Sau khi bán căn chung cư được 4 tỷ đồng, tiền túi có thêm 2 tỷ đồng, anh chị vẫn còn thiếu tới 6 tỷ đồng.
Nếu là tôi, tôi sẽ không chọn cách sống như vậy. Giả sử thiếu 1-2 tỷ đồng còn cố gắng mua biệt thự, còn thiếu quá nhiều như vậy sẽ gánh trên vai áp lực trả nợ rất mệt mỏi.
Dạo gần đây, mẹ chồng đánh tiếng để vợ chồng tôi cho vay số vàng hai đứa được trao khi cưới, lấy tiền giúp anh trai và chị dâu.
Tôi khuyên mẹ chồng nên lấy vốn liếng của gia đình để giúp anh chị, nếu không thì chọn ở chung cư cho an phận. Số vàng đó nhìn giá trị khá lớn nhưng vợ chồng tôi còn phải lo nhiều việc, nhất là chăm sóc con.
Mẹ chồng thấy tôi không đồng ý cho vay nên tỏ vẻ không hài lòng. Bà bảo, anh em trong nhà phải xác định sướng khổ có nhau, lúc khó khăn giang tay hỗ trợ mới là phù hợp lẽ đời.
Mặc cho tôi không đồng ý, mẹ chồng vẫn đánh tiếng và dỗ ngon ngọt để tôi cho vay. Thậm chí, mẹ chồng còn gọi điện nhờ bố mẹ đẻ can thiệp. Không hiểu mẹ chồng nói thế nào mà nhà ngoại khuyên tôi cố gắng giúp vợ chồng anh chị.
Mẹ chồng còn đi nói xấu với họ hàng là tôi không tôn trọng gia đình chồng, sống ở nhà chồng mà không mong muốn vun vén. Bà còn tung tin là tôi sợ gia đình chồng ăn quỵt toàn bộ số vàng đó.
Thú thực, tôi chưa bao giờ nghĩ sâu xa như vậy. Tôi chỉ muốn hai vợ chồng có một phần tài sản nho nhỏ để lo cho cuộc sống, không phải phụ thuộc vào bố mẹ.
Sau khi chịu nhiều áp lực, tôi đồng ý cho mẹ chồng vay số vàng. Tuy vậy, tôi đưa ra hai điều kiện: Một là mẹ chồng ký giấy vay nợ một cách đầy đủ kèm người làm chứng, hai là trả đúng giá trị vàng trên thị trường, chứ không phải tính theo thời điểm lúc vay.
Lúc trả nợ, giá vàng có thể xuống thấp hơn lúc vay, cũng có thể giá vàng tăng cao, tôi và mẹ chồng phải chia sẻ rủi ro này.
Mẹ chồng đồng ý hai điều kiện và vui vẻ cầm số vàng đem đi bán. Thế nhưng, sóng gió vẫn chưa chấm dứt. Mẹ chồng nói với chồng là tôi quá quắt, chưa thấy con dâu nào như tôi.
Bà sẽ nhớ câu chuyện này đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay. Lỡ sau này, vợ chồng tôi gặp khó khăn, đừng nghĩ bà sẽ trao tiền giúp đỡ một cách dễ dàng.
Cách ứng xử của mẹ chồng sau khi đã vay được vàng làm tôi choáng váng. Tôi cảm giác đang làm ơn mắc oán cho người thân trong nhà.
Tôi không giận dỗi về lời mẹ chồng nói và coi như không biết. Tuy vậy, trong lòng tôi vẫn cảm giác ngổn ngang, chẳng lẽ tôi đưa ra hai điều kiện như vậy là sai?
Bố mẹ nuôi bạn trai tôi 3 năm, anh bỗng "trở mặt" khi biết sự thật này Bạn trai từng là người thuê trọ nhà tôi. Anh được bố mẹ tôi đối xử tốt, giảm tiền nhà và ăn uống không mất một khoản nào suốt 3 năm trời. Tôi vừa kết thúc mối tình kéo dài 3 năm với anh chàng thuê trọ được bố mẹ quý mến hết mực. Nếu như bố mẹ thất vọng thì tôi cảm...