Chồng thua lô đề cờ bạc, tôi có phải trả nợ thay?
Chồng tự ý vay nợ đánh bạc, tôi không biết về khoản nợ này nhưng bị hăm dọa rằng nếu ông ấy không có khả năng trả thì tôi phải trả. Tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp không?
Hỏi: Chồng tôi không có nghề nghiệp, thường rượu chè cờ bạc. Thỉnh thoảng khi thiếu tiền đánh bạc, ông ấy đi vay tiền của những người xung quanh. Gần đây, có một nhóm người hung dữ đến đòi tiền, chồng tôi nợ của họ 20 triệu đồng và đã quá hạn trả, nay họ yêu cầu phải trả trong 1 tuần. Tôi nói không biết về khoản nợ này của chồng, họ vẫn tiếp tục hăm dọa và bảo rằng nếu chồng tôi không có khả năng trả thì tôi phải trả thay. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi có phải thay chồng trả nợ không?
Nguyễn Thị Thanh (Đồng Nai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn,
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và trong các trường hợp sau (quy định tại điều 37, Luật Hôn nhân và Gia đình):
Video đang HOT
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Ngoài ra, điều 45, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
Như vậy, xét trong trường hợp này, chồng chị vay tiền với mục đích đánh bạc cho riêng ông ấy, hoặc vì mục đích nào đó mà chị không được biết nhưng không nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì không rơi vào các trường hợp được pháp luật quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Vì vậy, chị không phải liên đới để trả khoản nợ này cho chồng, ông ấy phải tự mình chịu trách nhiệm cho các khoản nợ này.
Việc nhóm người kia đe dọa, ép chị phải trả tiền thay cho chồng là hành vi vi phạm pháp luật nên chị có quyền yêu cầu cơ quan công an can thiệp.
Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hiền ( Đoàn luật sư TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Chồng đứng tên mua xe trả góp, vợ có phải trả nợ thay?
Chúng tôi mua xe, việc làm thủ tục vay, đứng tên mua đều do chồng tôi thực hiện, xe cũng thuộc sở hữu của anh ấy. Nếu không trả được hết nợ, tôi có phải thay chồng trả nợ không?
Hỏi: Vừa rồi chồng tôi mua trả góp một chiếc xe máy để gia đình thuận tiện đi lại. Việc làm thủ tục vay, đứng tên mua đều do chồng tôi thực hiện, xe cũng thuộc sở hữu của anh ấy . Nếu thời gian tới chồng tôi không đủ khả năng trả góp khoản nợ trên, tôi có phải thay chồng trả nợ không?
Thái Thị Kiều Trinh (Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Theo như chị trình bày, chiếc xe máy này được mua để giúp gia đình thuận tiện đi lại. Như vậy, nó được xem như phương tiện phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình chị. Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình 2014: "Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của luật này". Trong đó, điều 30 quy định về các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Nhu cầu thiết yếu của gia đình là các nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình (khoản 20 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình). Như vậy, trong trường hợp giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ do một bên thực hiện, phía bên kia dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ảnh minh họa
Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định rõ người nào có nghĩa vụ chứng minh giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng để bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ chồng, quyền lợi với bên thứ ba, tức là bên cho vợ chồng chị mua xe trả góp trước đây, thì cả hai vợ chồng chị đều có nghĩa vụ đối với giao dịch nêu trên vì nó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong gia đình.
Như vậy, chị có trách nhiệm liên đới với chồng để trả khoản nợ trên, đóng góp vào khoản tiền trả nợ tùy theo khả năng kinh tế của chị nhưng theo nguyên tắc sẽ chia đôi nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng)
Theo phunuonline.com.vn
Bố chồng cho đất, chúng tôi có dễ dàng nhận? Do được bố chồng thương, nên tết vừa rồi anh em về quê đầy đủ nên bố tôi thông báo với mọi người là sẽ cho chồng tôi một mảnh đất 50m2. Không biết nếu anh chị phản đối thì sẽ như thế nào. Hỏi: Mẹ chồng mất sớm, bố chồng rất thương vợ chồng tôi. Tết năm nay anh em về quê...